Đẩy mạnh công tác sắp xếp và đổi mới DNNN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần háo trên địa bàn TP Cần Thơ (Trang 70 - 72)

Sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN là một việc làm vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa có tính lâu dài là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp, các ngành, các DN và trước hết là của các cơ quan quản lý DN. Để thực hiện nhiệm vụ này một cách chủ động, cần phải có quy hoạch và kế hoạch tổ chức triển khai cụ thể.

Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII, Chính phủ đã ban hành nghị định số 44/1998/NĐ-CP về việc chuyển DNNN thành CTCP, nghị định số 103/1999/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN. Chỉ thị số 20/1998-CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh việc sắp xếp và đổi mới DNNN và nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX, trên cơ sở phương án sắp xếp, đổi mới DNNN đến năm 2010 của TP, cơ quan quản lý DNNN của TP cần phải quan tâm xây dựng quy hoạch và có kế hoạch sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN trên địa bàn theo hai hướng chủ yếu, đó là thay đổi hình thức sở hữu của các DNNN được chọn và cải tiến các DNNN còn lại. Trong hai biện pháp trên theo chúng tôi, hướng cần ưu tiên chủ yếu nhất là việc thay đổi hình thức sở hữu của DNNN bằng cách CPH, bán DN ...

Để thực hiện tốt công tác sắp xếp lại DNNN, TP Cần Thơ cần kiên quyết trong công tác chỉ đạo, đồng thời phải chủ động đưa ra các lộ trình thực hiện CPH và đa dạng hóa các hình thức sở hữu cho các DNNN thuộc đối tượng quản lý, kiên quyết thực hiện giải thể, phá sản đối với những DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán. Đồng thời tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo và thường xuyên kiểm điểm, xử lý dứt điểm các cá nhân đối với trường hợp triển khai chậm, không hoàn thành kế hoạch, cần có chính sách hỗ trợ kịp thời trước những khó khăn vướng mắc

nẩy sinh trong quá trình thực hiện. Song song đó, cần nâng cao hơn nữa năng lực pháp lý của hệ thống chính sách có liên quan đến hoạt động chuyển đổi sở hữu DNNN, cần sớm ban hành các văn bản có liên quan như: văn bản về cơ chế ưu đãi hợp lý và cơ chế xử lý nợ, để khuyến khích các DN thực hiện chuyển đổi sở hữu và niêm yết trên thị trường chứng khoán, cần có quy chế rõ ràng về quản lý phần vốn nhà nước tại các CTCP.

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành CPH DNNN, một trong những cản trở lớn nhất đó là trở ngại về tâm lý của các nhà lãnh đạo cũng như của các công nhân viên chức trong DN, vì sợ mất chức, mất việc làm. Bởi lẽ CPH DNNN sẽ đụng chạm tới vấn đề lợi ích của nhiều người, và sẽ làm thay đổi nếp nghĩ quen dựa vào nhà nước như trước đây. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giải thích để mọi người hiểu được cái lợi và cái thiệt khi thực hiện chủ trương CPH là đặc biệt quan trọng.

Đối với TP Cần Thơ, Số lượng DNNN có vốn dưới 1 tỷ đồng là rất lớn và theo chúng tôi những DN này đa phần không nên dùng biện pháp CPH, vì nó chỉ làm kéo dài thời thời gian và tốn kém chi phí một cách không cần thiết, mà nên bán cho những người trả giá cao nhất. Mặc dù việc đa dạng hoá các hình thức chuyển đổi sở hữu là cần thiết, nhưng cũng không nên sử dụng những biện pháp như khoán, cho thuê DN hay biện pháp rất thiếu thực tế là thuê giám đốc, vì những biện pháp này chỉ kéo dài thời gian sở hữu của Nhà nước, cũng như cản trở quá trình cải cách ở những DN này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần háo trên địa bàn TP Cần Thơ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)