Nâng cao trách nhiệm và thẩm quyền của chủ đầu tư

Một phần của tài liệu 246074 (Trang 60 - 61)

d/ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,

3.1.5 Nâng cao trách nhiệm và thẩm quyền của chủ đầu tư

Cơ chế đầu tư hiện hành tách rời chủ đầu tư trong quá trình thực hiện

đầu tư với doanh nghiệp vận hành sản xuất kinh doanh sau khi công trình hoàn thành đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư quyết định việc lựa chọn các tổ chức trong nước, nước ngoài ký hợp đồng thiết kế, mua thiết bị, thi công..., khi công trình hoàn thành thì cơ quan có thẩm quyền lại chỉ định tổ chức khác vận hành công trình. Trường hợp chủ đầu tư làm ăn khuất tất thì giám đốc lãnh đủ

các việc nhập công nghệ sai, đầu tư tốn kém. Không thể duy trì mãi cơ chế

“quít làm cam chịu” này. Chủ đầu tư phải là doanh nghiệp quản lý và vận hành công trình sau khi đã hoàn thành xây dựng.

Chủ đầu tư quyết định việc thành lập, quy định chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ Ban quản lý dự án để thực hiện quản lý dự án. Đối với các dự án chuyên ngành (giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, bệnh viện,...), chủ đầu tư có thể thành lập các Ban quản lý dự án chuyên nghiệp hoặc thuê Tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thực hiện chức năng Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có đủ năng lực theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng và chi phí đầu tư; về những sai sót, thất thoát lãng phí trong quá trình quản lý thực hiện dự án; các tổ chức tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư theo nội dung hợp đồng ký kết giữa các bên.

Chủ đầu tư khi thực hiện các dự án sử dụng vốn nhà nước có thể thuê tư vấn đầu tư trong nước hoặc nước ngoài, các chuyên gia tư vấn độc lập để

thực hiện các dịch vụ tư vấn về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động đầu tư. Tư vấn đầu tư hoạt động phải bảo đảm tính độc lập; không thuộc cơ quan chủ đầu tư khi thực hiện dịch vụ tư vấn các dự án của chủđầu tư.

Một phần của tài liệu 246074 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)