THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 246060 (Trang 47)

nhanh và vững chắc, giảm khoản cách với các nước đi trước.

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM phát triển tài sản thương hiệu, kể cả việc định giá tài sản thương hiệu với mục đích cổ phần hóa và nhượng bán. Trong khi tỷ trọng tài sản vô hình trong tổng tài sản doanh nghiệp ngày càng tăng theo trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam không kiên quyết với việc xây dựng tài sản vô hình. Các doanh nghiệp thường lúng túng khi định giá một tài sản vô hình nào đó. Trong các giao dịch mua bán, cổ phần hóa, các doanh nghiệp thường tính sót hay không đầy đủ giá trị tài sản vô hình.

Khi xác định giá trị doanh nghiệp của Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vào thời điểm 01 tháng 01 năm 2004, có hai công ty kiểm toán độc lập có uy tín vào kiểm toán trước khi xác định giá trị doanh nghiệp. Kết quả kiểm toán cho thấy, Vinaconex có tổng giá trị tài sản gần 3.700 tỷ đồng. Trong đó, giá trị tài sản vô hình là 6.6 tỷ đồng với lợi thế kinh doanh có giá trị 3.1 tỷ đồng. Tức là tại thời điểm trên, tài sản vô hình của doanh nghiệp chỉ chiếm khoản 0.18% giá trị doanh nghiệp.

Năm 2004, một số doanh nghiệp Nhà nước lớn có hoạt động tốt như Vinamilk, Vietcombank đã có kế hoạch cổ phần hoá, các doanh nghiệp này đều có thương hiệu và tên tuổi nổi tiếng, vì vậy tài sản vô hình có giá trị không kém tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Trong khi đó, vẫn chưa có phương pháp định giá thương hiệu nào có thể sử dụng để định giá và đưa vào tài sản doanh nghiệp. Vấn đề này cũng nan giải đối với các công ty lớn trong ngành bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn... Do đó còn nhiều tranh cãi xung quanh việc tìm ra phương pháp định giá tài sản vô hình phù hợp và tối ưu.

Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa, Vụ Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, “Rất khó xác định được chính xác giá trị của tài sản vô hình của doanh nghiệp. Làm sao chỉ dựa trên giá trị sổ sách mà xác định được giá trị thương hiệu của một ngân hàng hay một công ty bảo hiểm?”23.

Theo ông Kelvin Lee, giám đốc bộ phận tư vấn định giá và chiến lược, công ty Pricewaterhouse Coopers Việt Nam phát biểu: “Có những kỹ thuật đặc biệt để xác định được giá trị vô hình và điều quan trọng là cần chọn được phương pháp

23Theo bản tin Môi trường kinh doanh số 2(5) tháng 06/2004 – Khó khăn trong xác định giá trị tài sản vô hình

Một phần của tài liệu 246060 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)