Chi nhánh áp dụng mang tính chất tạm thời hay đó là giải pháp mang tính thời điểm để giải quyết nhu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn của Chi nhánh . Vốn vay chủ yếu là vay ngắn hạn với lãi suất cao hơn lãi suất huy động vốn nhưng thấp hơn phí sử dụng vốn của NHNo&PTNT Việt Nam . Vốn vay của Chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ và chỉ mang tính thời điểm không thường xuyên . Lợi thế của loại vốn này là chủ động trong cân đối nguồn vốn cho kinh doanh .
Có thể thấy mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn là mối quan hệ hữu cơ , tác động qua lại lẫn nhau . Tính vững chắc ổn định của nguồn vốn huy động không chỉ ở bản thân việc huy động vốn mà còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn . Nếu việc huy động và sử dụng vốn không tương xứng , sẽ dẫn đến phá thế ổn định của ngân hàng , các ngân hàng phải tăng hoặc giảm lãi suất một cách khiêm cưỡng sẽ gây trở ngại cho khách hàng và cho chính mình .
Vì vậy , việc thực hiện kế hoạch cân đối vốn kinh doanh , đảm bảo tính cân xứng giữa nguồn vốn - sử dụng vốn , đảm bảo khả năng thanh toán của trong hoạt động kinh doanh luôn là vấn đê đặt ra cho bất kỳ một ngân hàng nào .
Cấu trúc thời hạn tại thời điểm 31/11/2003 cho biết sử dụng vốn của Chi nhánh mang tính dài hạn . Trong tổng số dư nợ của Chi nhánh thì dư nợ trung và dài hạn đạt 408,8 tỷ đồng , tăng 226,5 tỷ đồng so với năm 2002 , chiếm 62,7 % tổng dư nợ.
Nếu phân chia nguồn vốn theo thời hạn :
- Tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn < 12 tháng đạt 1075 tỷ đồng chiếm 67,4% trong tổng tiền gửi .
- Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng đạt 730 tỷ đồng chiếm 32,6 %.
Về cơ cấu dư nợ tại thời điểm 31/11/2003 : Tổng dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng 36% so với tổng nguồn vốn huy động ; dư nợ ngắn hạn đạt 243 tỷ đồng , chiếm 37,3 % trong tổng dư nợ ; dư nợ trung và dài hạn đạt 408,4 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 62,7 % trong tổng dư nợ .
Nhìn vào kết quả trên ta thấy tính cân xứng giữa nguồn vốn - sử dụng vốn dài hạn của Chi nhánh còn chưa hợp lý vì các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm 62,7 % tổng dư nợ trong khi nguồn vốn huy động có kết cấu tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn khá lớn , nguồn vốn huy động dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ( 18,3 % trong tổng nguồn vốn huy động ) , điều này gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc cân đối nguồn vốn huy động - sử dụng vốn .
Ngoài ra , nếu xét cơ cấu vốn phân theo loại đồng tiền thì kế hoạch cân đối của Chi nhánh cũng chưa thật hợp lý : tiền gửi nội tệ là 1483 tỷ đồng , chiếm 82%
tổng nguồn . Tiền gửi ngoại tệ đạt 322 tỷ đồng chiếm 18 % tổng nguồn huy động.Nguồn vốn huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn , do đó Chi nhánh không tư cân đối được vốn để đầu tư cho vay đối với các dự án làm hạn chế năng lực cạnh tranh của Chi nhánh . Nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn ngắn hạn và từ các tổ chức kinh tế khác nên nguồn vốn cung cấp cho vay là nguồn mang tính ổn định không cao . Chính vì vậy mặc dù xu hướng là mở rộng cho vay trung và dài hạn nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên Chi nhánh lại phải thực hiện mở rộng cho vay ngắn hạn để cân đối thời hạn của nguồn.
Như vậy , trong thời gian tới Chi nhánh cần chú trọng hơn việc khai thác nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dài , xu hướng dài hơn của tiền gửi kỳ hạn làm cho tính cân xứng càng tốt hơn.
2.6. Chi phí nguồn vốn huy động và chênh lệch lãi suất
Chi phí nguồn vốn huy động
Lãi suất huy động liên tục có sự biến đổi , do đó chi phí huy động được điều chỉnh thường xuyên theo điều kiên thị trường và chiến lược của Chi nhánh . Trong mấy năm gần đây , lãi suất tiền gửi đặc biệt là VND giảm nhanh . Thêm vào đó , việc NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% xuống 7 % và sau đó là 5% đã giúp chi phí huy động trở nên rẻ hơn.
Chi phí tổng nguồn vốn
Trong chi phí tổng nguồn vốn thì chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động là một yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng lớn tới chất lượng , hiệu quả kinh doanh của ngân hàng , nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất . Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hoặc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng . Do đó xem xét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này được xem là việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động , là một nội dung quan trọng trong việc đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng . Trong thực tế , các ngân hàng thương mại đều đã quan tâm đến việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy
động thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào . Do trong thời gian qua , lãi suất bình quân huy động có xu hướng giảm nên chi phí bình quân cho lãi suất đầu vào cũng có xu hướng giảm . Bên cạnh việc thường xuyên tính toán chi phí cho từng nguồn vốn để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp , Chi nhánh cũng cần thường xuyên tính lãi suất bình quân của nguồn vốn để phục vụ cho công tác quản lý .
Chênh lệch lãi suất bình quân
Chênh lệch lãi suất bình quân giữa đầu vào và đầu ra đã xấu đi kể từ năm 1998 trở lại đây , NHNN đã năm lần hạ lãi suất cơ bản VND từ 0,75% xuống 0,6% . Cục dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất 11 lần , đưa lãi suất cơ bản USD giảm từ 6,5 % / năm xuống còn có 1,75%/ năm . Lãi suất trên thị trường quốc tế cũng như ở Việt Nam giảm dẫn đến rủi ro lớn về lãi suất, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động vốn bị thu hẹp. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, một khi tỷ suất lợi nhuận bình quân đã chi phối hầu hết các doanh nghiệp, họ đòi hỏi lãi suất cho vay của ngân hàng phải giảm thấp. Quy mô tổng tài sản và chênh lệch lãi suất giảm sẽ làm thu nhập ròng của ngân hàng giảm , ảnh hưởng trực tiếp đến doanh lợi của ngân hàng .
Đối với Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội, việc thực hiện mục tiêu chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào 0,4% là rất khó khăn , không thể thực hiện được.