GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐOAN HÙNG

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNN&PTNT Đaon hùng (Trang 26 - 28)

NÔNG THÔN HUYỆN ĐOAN HÙNG

1. Sự ra đời và phát triển.

NHNo & PTNT Huyện Đoan Hùng được thành lập từ tháng 2/1981, tên ban đầu gọi là Ngân hàng nhà nước Huyện Đoan Hùng. Từ khi thành lập đến năm 1988, NHNo & PTNT Huyện Đoan Hùng chỉ là ngân hàng cơ sở đảm nhận nhiệm vụ huy động vốn chủ yếu bằng hình thức tiết kiệm và thực hiện chức năng cung ứng vốn tiền mặt cho toàn bộ cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị sản xuất trên địa bàn Huyện. Hoạt động ngân hàng thời kỳ này thực chất là thay ngân sách nhà nước cấp phát vốn tiền mặt cho các đơn vị theo kế hoạch, hoạt động tín dụng mang tính bao cấp, vốn cho vay không tính đến hiệu quả kinh tế. Như vậy, trong thời kỳ này ngân hàng Đoan Hùng cũng như mọi ngân hàng khác đều chưa thực sự là một ngân hàng thương mại theo đúng nghĩa của nó.

Từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chuyển dịch nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đồng thời tiến hành chuyển hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp (1988) với sự tách bạch về chức năng quản lý của ngân hàng nhà nước thì hệ thống ngân hàng thương mại mới thực sự ra đời. Sau đó với quyết định số 53/HĐBT - ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Đoan Hùng đổi tên là NHNo & PTNT Huyện Đoan Hùng. Với nhiệm vụ chủ yếu là một tổ chức chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, NHNo & PTNT Huyện Đoan Hùng đã thực sự chuyển mình. Ban đầu chỉ là những hình thức cho

vay đơn giản, cho vay theo từng món nhỏ lẻ, sau đó hình thức cho vay được đa dạng hơn. Từ lúc ngân hàng chỉ cho vay sau đó NHNo & PTNT Đoan Hùng thực hiện thêm các dịch vụ khác như chuyển tiền, thu hộ, bảo lãnh. NHNo & PTNT Huyện Đoan Hùng hiện nay đã trở thành một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng với tổng nhân sự là 3,5 người trên địa bàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn. Trụ sở chính đóng tại trung tâm Huyện thuộc địa bàn thị trấn Đoan Hùng. Trong đó có hai ngân hàng cấp 4 và một phòng kinh doanh tại trung tâm ngân hàng huyện, địa bàn hoạt động 13/27 xã. Chi nhánh ngân hàng cấp 4 Tây cốc, trụ sở đóng tại xã Tây Cốc, địa bàn hoạt động 8/27 xã. Chi nhánh ngân hàng chân ruộng, trụ sở đóng tại xã Chân Mộng, địa bàn hoạt động 6/27 xã. Đó là ba đơn vị kinh doanh trực tiếp nhận khoán với ngân hàng huyện với nhiệm vụ vừa thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Thực hiện các nghiệp vụ mà ngân hàng huyện cho phép như nhận tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế. Cho vay - thu nợ - thu lãi đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân theo quyền hạn và mức phán quyết của NHNo Việt Nam. Cho vay hộ nghèo thông qua nguồn vốn từ ngân hàng người nghèo.

* Về tổ chức bộ máy:

- Ban giám đốc điều hành: gồm có 3 thành viên, 1 giám đốc và 2 Phó giám đốc giúp việc.

- Phòng hành chính nhân sự: có 10 thành viên, 1 trưởng phòng và 2 phó trưởng phòng cùng 7 nhân viên nghiệp vụ.

- Phòng kế toán ngân quĩ: Có 4 thành viên, 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và 2 nhân viên nghiệp vụ.

- Chi nhánh ngân hàng cấp 4 Tây cốc: có8 thành viên, 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 6 nhân viên nghiệp vụ.

- Chi nhánh ngân hàng cấp 4 Chân Mông: Có 6 thành viên, 1 giám đốc, 1 phó giám và 4 nhân viên nghiệp vụ.

Đó là hệ thống các phòng ban liên hệ một cách chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau tạo nên một mô hình hoạt động khá hiệu quả.

2. Phạm vi địa bàn và nội dung hoạt động.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNN&PTNT Đaon hùng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w