Tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay có bảo đảm không cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy dộng vốn và cho vay. Điều này được phản ánh qua bảng số liệu sau tại QTD Mỹ Hòa:
Bảng 4.14: Tình hình huy động vốn ngắn hạn và sử dụng vốn ngắn hạn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm thực hiện Chênh lệch
2008/2007 2009/2008
2007 2008 2009 Tuyệt đối đối (%)Tương Tuyệt đối đối (%)Tương
Nguồn vốn ngắn hạn 100.429 159.782 175.757 59.353 59,10 15.975 9,10 - TGTKKKH 2.596 4.969 3.913 2.373 91,41 -1.056 -21,25 - TGTKCKH NH 97.833 154.813 171.844 56.980 58,24 17.031 11 Sử dụng vốn ngắn hạn (Dư nợ CVNH) 122.797 152.896 186.345 30.099 24,51 33.449 21,88 Phần dư NVNH -22.368 6.886 -10.588 29.254 130,79 -17.474 - 153,76
(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Qũy tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008 , 2009)
Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn tăng nhanh, việc huy động vốn ngắn hạn chưa gắn với việc sử dụng vốn. Qua các năm, phần dư nguồn vốn ngắn hạn đa phần âm, QTD phải chuyển hoán nguồn, dùng phần lớn các nguồn vốn khác để bù đắp.
Riêng năm 2008 phần dư nguồn vốn là 6.886 triệu đồng, tăng lên 29.254 triệu đồng, tỷ lệ tăng 130,79% so với năm 2007, nguyên nhân trực tiếp do nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn tăng 24,51%, trong khi nguồn vốn để cho vay ngắn hạn tăng 59,10% nhưng nguyên nhân sâu xa do năm 2008 lạm phát tăng mạnh, lãi suất huy động và cho vay tăng cao, giá trị đồng tiền bị mất, nhằm giữ giá trị của đồng tiền nên người dân đua nhau gởi tiền làm cho vốn huy động năm 2008 tăng mạnh dẫn đến tình trạng thừa vốn năm 2008.
Đến năm 2009 tình trạng thiếu vốn lại diễn ra, phần dư nợ nguồn vốn ngắn hạn là -10.588 triệu đồng, do nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn tăng 21,88% trong khi nguồn vốn ngắn hạn chỉ tăng 9,10%. Bên cạnh đó, năm 2009 tỷ lệ lạm phát đã được Nhà nước thắt chặt nên lãi suất không còn hấp dẫn khách hàng nữa và nhu cầu đầu tư, sử dụng vốn thì tăng lên làm cho phần dư nguồn vốn ngắn hạn giảm đáng kể 17.474 triệu đồng, tỷ lệ giảm 153,76% so với năm 2008. Như vậy, mặc dù nguồn có tăng nhưng về số lượng vẫn không đáp ứng được nhu cầu. QTD buộc phải dùng sử dụng nguồn vốn khác để cho vay, bù đắp thiếu hụt.
Tóm lại, việc huy động và sử dụng vốn của QTD chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Huy động vốn ngắn hạn tăng nhưng mức độ sử dụng vốn tăng không tương ứng. Điều này buộc QTD phải chuyển hoán một phần nguồn vốn khác để cho vay ngắn hạn. Xét trên phương diện chi phí thì QTD đã tiết kiệm được một lượng chi phí huy động vốn rất lớn từ việc sử dụng tốt nguồn vốn huy động ngắn hạn của mình. Nhưng nếu việc quản trị danh mục tài sản, nguồn vốn không tốt thì QTD phải đối đầu với nhiều loại rủi ro. Như vậy, hiệu quả công tác huy động vốn sẽ không cao.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ