0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Quan sát sự thay đổi mực nước trong 12h.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM VÀ CẢI TIẾN CÁC THÍ NGHIỆM, PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SH10 THPT (Trang 52 -55 )

* Lưu ý:

- Chọn củ cà rốt có đường kính ≥30 mm, thuôn dài đều - Chọn dao nhỏ, phẳng để dễ cắt gọt.

- Trong quá trình tạo đáy cốc và mặt cốc, nên dùng dao vừa cắt vừa lăn tròn.

Một số hình ảnh đối chứng TN theo SGK và TN chuẩn:

Hình 29 . Cốc khoai tây không sử dụng dụng cụ tạo cốc

a) Cốc A b) Cốc B c) Cốc C

Hình 30. TN chuẩn: Sự thay đổi mực nước sau 12h ở cà rốt.

a) Cốc A b) Cốc B c) Cốc C

Hình 31. TN chuẩn: Sự thay đổi mực nước sau 12h ở củ cải.

- Qua hình ở trên ta thấy, nếu tiến hành TN theo SGK, trên đối tượng là khoai tây thì đa số các cốc tạo ra có kích thước không bằng nhau. Do đó làm ảnh hưởng đến các bước tiến hành TN tiếp theo.

- Thực hiện TN theo qui trình chuẩn tạo ra các cốc TN có kích thước tương đối đều nhau. Thời gian cho kết quả TN nhanh, có thể quan sát thấy sự thay đổi mực nước sau 12h.

- Sau 12h, mực nước các cốc thay đổi như sau:

+ Khoang ruột cốc A vẫn không có nước. Điều đó chứng tỏ sự thẩm thấu không xảy ra khi không có sự sai khác về nồng độ giữa 2 mặt của các mô sống.

+ Khoang ruột cốc B mực nước dâng cao lên đến tận miệng cốc. Điều này được giải thích là do màng tế bào sống là màng có tính thấm chọn lọc, chỉ cho nước đi qua một chiều do đó nước chui qua củ khoai rồi vào trong ruột củ khoai bằng cách thẩm thấu làm dung dịch đường dâng cao trong khoang cốc B.

+ Đun sôi cốc C trong 5 phút đã làm chết các mô tế bào. Do đó, cốc C không còn tác động như một màng bán thấm có chọn lọc và hiện tượng thẩm thấu không diễn ra, chúng trở nên thấm một cách tự do. Nước đi vào trong khoang củ khoai và một lượng dung dịch đường bị khuếch tán ra ngoài. Kết quả là mực đường trong khoang cốc C bị hạ thấp.

Như vậy, so sánh kết quả TN theo SGK và TN theo qui trình chuẩn và đối chứng với cơ sở khoa học có thể thấy rằng, TN chuẩn cho kết quả phù hợp với cơ sở khoa học. Đồng thời, TN chuẩn có các bước tiến hành dễ làm hơn, thời gian thực hiên TN và thời gian cho kết quả đều ngắn hơn, kết quả TN lại rõ ràng và dễ quan sát.

Bài 27: Một số TN về enzim – SGK SH10 NC (Trang 89 – SGK SH10 NC)

2.4.6.1. Mục tiêu của TN

- Chứng minh được ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của enzim.

2.4.6.2. Cơ sở khoa học của TN

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM VÀ CẢI TIẾN CÁC THÍ NGHIỆM, PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SH10 THPT (Trang 52 -55 )

×