Trớc chơng trình thí điểm năm 2003, Tấm Cám đã đợc dạy học ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi và lớp 7 THCS. Từ 1995, SGK chỉnh lý không chọn học Tấm Cám nữa.
Tuỳ thuộc vào đối tợng và tâm lý đối tợng giảng dạy mà mỗi bậc học có phơng hớng khai thác, biện pháp giảng dạy khác nhau.
I.1. Đối với học sinh mẫu giáo 5-6 tuổi
Truyện cổ dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng có một tác dụng vô cùng to lớn trong việc đào tạo-giáo dục trẻ em. Nó góp phần phát triển năng lực, vốn ngôn ngữ và giáo dục nhân cách cho các em.
Trên thế giới, các nhà khoa học đã sớm nhận thức đợc giá trị quan trọng của truyện cổ dân gian trong việc bồi dỡng những tri thức đầu đời để trẻ em phát triển thành những con ngời toàn diện, hữu ích cho cộng đồng trong tơng lai.
Do vậy phơng pháp kể chuyện cổ tích cho trẻ mẫu giáo đã sớm đợc quan tâm và thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.
Theo Đinh Gia Khánh “Tấm Cám là truyện cổ tích rất hay nên trẻ em
Việt Nam rất yêu thích và muốn nghe kể mãi”. Phơng pháp kể truyện cổ tích (Kể diễn cảm, đàm thoại, vơn tới kể sáng tạo) là một trong những ph- ơng pháp quan trọng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Về năng lực trí tuệ, trẻ mẫu giáo đã bắt đầu biết phân biệt cái biểu đạt và cái đợc biểu đạt. Tính không bền chặt trong đặc trng t duy ngây thơ về hiện thực, thấm đẫm mầu sắc chủ quan, trực cảm ở trẻ mẫu giáo là tiền để để trẻ dễ hoà mình vào những ảo giác êm đẹp trong truyện cổ tích thần kì.
Đặc điểm quan trọng nhất trong tâm lý trẻ mẫu giáo là trí t ởng tợng. Tuổi mẫu giáo là mảnh đất phì nhiêu bồi đắp trí t ởng tợng của đời ngời. Có thể nói tởng tợng hoang đờng là giai đoạn đầu tiên và thấp nhất của tởng t- ợng. Đặc điểm của nó là thiên về những điều kì diệu khác th ờng: “Bản chất của tâm hồn trẻ em là a cái lộng lẫy phi thờng”.
Vì vậy “Sáng tác hoang đờng thích hợp với t duy trẻ em là những ngời cha quen với những chuyện tầm thờng của cuộc sống, cha đợc những kinh nghiệm cay đắng làm cho khôn ngoan và rất dễ tin vào đủ chuyện có thật. Đối với trẻ em, những gì làm xúc động mạnh mẽ là ph ơng tiện duy nhất để làm cho trí tởng tợng và tính nhạy cảm phải hoạt động” (M.Arnauđôp).
Do vậy trong các giờ học, các cô giáo đều chú ý đến việc phát huy trí tởng tợng phong phú ở các em.
Đặc điểm đáng quan tâm trong tiếp nhận văn học nghệ thuật của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là: Trẻ không phải là bạn đọc đích thực nên sự tiếp nhận phụ thuộc vào sự tiếp nhận của ngời khác (Tiếp nhận văn học diễn ra ở trẻ mẫu giáo cha phản ánh đầy đủ nội dung các giai đoạn cũng nh mức độ sâu sắc của quá trình tiếp nhận, mới chỉ giới hạn trong việc: “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”.
Xúc cảm với cái đẹp trong tác phẩm, mở rộng suy nghĩ tình cảm với văn học, hiểu cái hay cái đẹp của truyện cổ tích thần kì là biểu hiện quan trọng của sự sáng tạo văn học ở trẻ mà mỗi giáo viên cần phải đạt tới trong quá trình giảng dạy của mình.
Do đặc điểm tâm lý của trẻ nh vậy nên trong các giờ dạy học Tấm
Cám ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, các giáo viên đều chú ý đến việc phát huy trí
tởng tợng, rèn luyện ngôn ngữ, thúc đẩy hoạt động tri giác thẩm mĩ ban đầu đối với văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng ở các em. Trong các tiết học giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe ; dạy trẻ kể lại truyện đã nghe, h - ớng dẫn trẻ đóng kịch dựa vào câu chuyện vừa học và đặc biệt là tập cho trẻ kể sáng tạo nhằm hớng tới sự tự sáng tạo của trẻ.
Trong quá trình kể có nghệ thuật truyện Tấm Cám cho trẻ, giáo
viên phân tích, cắt nghĩa nội dung chủ yếu của truyện, giúp trẻ nhớ đ ợc các môtíp chủ yếu, nhờ đó trẻ hiểu đợc các tình huống truyện đã dẫn đến những hành động, sự kiện của những nhân vật có liên quan với nhau trong xung đột có kịch tính. từ đó trẻ nắm vững đợc cốt truyện.
Những phơng pháp chủ yếu, thờng đợc giáo viên sử dụng giúp trẻ làm quen với truyện Tấm Cám là: phơng pháp kể chuyện diễn cảm hoặc có nghệ thuật, phơng pháp đàm thoại gợi mở, phơng pháp sử dụng hình tợng trực quan, phơng pháp hớng dẫn trẻ hoạt động văn học nghệ thuật. Các ph- ơng pháp này đợc vận dụng đồng bộ, linh hoạt trong quá trình giảng dạy
Tấm Cám cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Và hiệu qủa đạt đợc của nó tuỳ thuộc
vào kinh nghiệm và tài năng giảng dạy của giáo viên.
I.2. Đối với học sinh lớp 7-THCS
I.2.1. Khái quát chung
So với lứa tuổi học sinh mẫu giáo, tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 7 THCS (12-13 tuổi) đã thay đổi. Do vậy phơng hớng tác động trong giảng dạy Tấm Cám không thể giữ nguyên nh cũ đợc nữa.
Sự thay đổi tính chất và các hình thức hoạt động học tập cùng với óc tò mò, ham hiểu biết đòi hỏi hoạt động trí tuệ của học sinh THCS phát triển hơn các lứa tuổi trớc. Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp, phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tợng. Khối lợng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn.
ở lứa tuổi này trí nhớ đã thay đổi về chất. Học sinh THCS có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tợng.
Học sinh lớp 7 THCS vừa bớc sang thời kì thiếu niên, các em không còn là trẻ con, nhng cha hẳn là ngời lớn. Trí tởng tợng của các em vẫn rất phong phú và vẫn a “cái lộng lẫy phi thờng”. Điểm khác biệt trong hoạt động tiếp nhận của học sinh lớp 7 THCS so với lứa tuổi mẫu giáo: các em đã là bạn đọc trực tiếp của tác phẩm.
Các em không còn tiếp thụ tác phẩm gián tiếp qua hoạt động đọc và kể của giáo viên, mà tìm hiểu, khám phá tác phẩm bằng chính hoạt động của bản thân dới sự tổ chức, hớng dẫn của thầy cô.
Bởi vậy trong quá trình giảng dạy Tấm Cám ở lớp 7 THCS (trớc ch-
ơng trình SGK chỉnh lý năm 1995), thay cho hoạt động đọc, kể của giáo viên là việc giáo viên tổ chức, hớng dẫn học sinh đọc, kể cho phù hợp.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên dẫn dắt học sinh theo hình ảnh để phát huy trí tởng tợng, giúp học sinh nắm đợc cốt truyện, diễn biến, nhớ đợc chi tiết.
Trong quá trình hớng dẫn học sinh học tác phẩm Tấm Cám ở lớp 7THCS, đã tồn tại những cách giảng dạy sau đây:
I.2.2. H ớng phân tích theo nhân vật
Nhiều năm trớc đây đã tồn tại cách dạy Tấm Cám (Có sự hớng dẫn cụ thể của sách giáo viên văn 7- Vũ Ngọc Khánh chủ biên- NXB Giáo dục- 1987) theo hớng phân tích nhân vật: Giáo viên “kẻ đôi bảng, một bên ghi các chi tiết về mẹ con Cám, phần đối diện ghi các chi tiết về Tấm”[16.36]. Những câu hỏi hớng dẫn sử dụng trong giờ giảng là những câu hỏi hết sức đơn giản, vụn vặt: “Tấm nói nhiều hay nói ít? Tấm chịu đựng hoàn cảnh nh thế nào?” [16.37], hay “ở đoạn cuối này, những nhân vật nào trong câu chuyện xuất hiện nhiều hơn” [16.39]... Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phân tích kết hợp đọc và kể.
Từ việc phân tích hai nhân vật đó qua các hành động, bài giảng đi đến kết luận: Tấm là một cô gái hiền lành, nết na, chăm chỉ, t ợng trng cho chính nghĩa; mụ dì ghẻ là ngời tham lam, gian ác, tiêu biểu cho gian tà; ngời chính nghĩa dù có gặp nhiều tại hoạ nhng đợc Bụt giúp nên cuối cùng đã thắng lợi và đợc hởng hạnh phúc, còn kẻ gian tà thì bị trừng trị thích đáng.
Trong quá trình phân tích trên, bài giảng nhiều lúc rơi vào tình trạng suy diễn nội dung, chẳng hạn: Khi đề ra câu hỏi hớng dẫn. “Cái chết của mẹ con Cám chỉ do sự trả thù của Tấm thôi hay còn có lý do nào khác nữa?”. Soạn giả sách đã đa ra gợi ý là: Do sự độc ác, ngu dốt, tham lam của chúng nữa: Do ham đẹp, Cám chết vì nớc sôi, do ham ăn, mẹ Cám lăn đùng vì thấy đầu con. Đây chính là một biểu hiện của bệnh “xã hội học dung tục” trong giảng văn mà hiện nay chúng ta đang kịch liệt phê phán và đang loại bỏ dần.
Nh vậy cách giảng dạy trên đây chẳng những hạn chế về nội dung mà còn hạn chế về phơng pháp. Theo Nguyễn Xuân Lạc thì cách phân tích này “không hề có bóng dáng phôncơlo, mầu sắc phôncơlo và vẻ đẹp riêng của tác phẩm phôncơlo và phân tích nh thế thì có khác gì cách phân tích một truyện hiện đại hiện nay” [18.76].
Cách phân tích này không cho học sinh thấy đợc đặc trng của truyện cổ tích thần kì. Các yếu tố thần kì không hề đợc làm rõ về biểu hiện cũng nh vai trò, tác dụng.Có đề cập đến yếu tố thần kì (bụt, con vật thần kì), song cách dạy lại nhấn mạnh, chú ý đến giọng điệu của các nhân vật ấy (thân thơng, trìu mến, thông cảm) và vì sao lực lợng này lại giúp Tấm. Có đề cập đến chi tiết hoá thân của Tấm song chỉ đề cập ở mặt “ các vật ấy sống và sống rất hồn nhiên, đờng hoàng, phơi phới để vạch mặt bọn gian ác” chứ không hề để ý đến ý nghĩa của các chi tiết ấy.
Dờng nh trong giờ dạy, giáo viên chỉ chú ý đến nội dung tác phẩm mà coi nhẹ phần nghệ thuật.Phơng pháp giảng dạy chủ yếu là giáo viên truyền thụ, học sinh máy móc ghi nhớ, không đợc rung động bằng chính trái tim mình. Kết quả của giờ học, học sinh nắm tác phẩm một cách hời hợt, thụ động và cha đợc phát huy vai trò chủ thể.
Ngoài hớng giảng dạy phân tích theo nhân vật còn có hớng giảng dạy phân tích theo chủ đề, theo mô típ.
I.2.3. H ớng phân tích theo chủ đề, theo mô típ
Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh phân tích tác phẩm theo những ý:
- Mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng.
- Những cuộc tái sinh.
- Sự báo thù.
Theo hớng phân tích này, giờ học đạt đợc u điểm là hớng dẫn học sinh nắm đợc những vấn đề nổi bật của truyện Tấm Cám. Những mô típ nổi
bật trong truyện sẽ đợc khắc sâu vào trí nhớ của các em.
Việc phân tích này thực chất là giảng dạy truyện theo diễn biến ba chặng lớn của cuộc đời cô Tấm:
Tấm – trớc khi bị dì ghẻ chặt cau giết chết Tấm – sự hoá thân sau khi chết.
Tấm – sự trả thù sau khi trở lại làm ngời
Hạn chế của cách phân tích này là đã phân tách quá nhỏ bố cục tác phẩm, gây ra sự rời rạc giữa các ý. Theo ý kiến của Đinh Gia Khánh và một số nhà nghiên cứu khác thì mâu thuẫn, xung đột trong Tấm Cám
không chỉ dừng lại ở mâu thuẫn dì ghẻ-con chồng, mà có cả mâu thuẫn chị em Tấm-Cám (nh tên truyện đã khái quát).
Do vậy, cách phân tích trên sẽ không nêu đợc đầy đủ các mâu thuẫn của truyện.
Hơn nữa “ những cuộc tái sinh “ và “sự báo thù “ có thể gộp lại thành một ý để nói về sức phản kháng đến cùng, sức đấu tranh ngày càng quyết liệt của Tấm.
Một điểm cần chú ý là: Việc sử dụng thuật ngữ “báo thù rất dễ nên gây sự ngộ nhận về động cơ của Tấm. Do vậy nên thay từ “báo thù” bằng từ “trừng phạt”.
Nh vậy tuỳ theo đối tợng giảng dạy mà việc dạy Tấm Cám có những cách thức, biện pháp tác động khác nhau. Tuy nhiên trong cách giảng dạy truyền thống, do cha nắm đợc bản chất và đặc trng của tác phẩm phôncơlo, do khả năng còn hạn chế, do “sức ỳ” của thói quen, ngại đổi mới cách phân tích, nên vẫn còn tồn tại những cách dạy xa cũ, dễ dãi, ít động não.
Trong cách giảng dạy Tấm Cám trớc đây, phổ biến nhất là hiện tợng dạy một truyện cổ tích không khác gì dạy một truyện hiện đại, cách dạy dễ dãi, đơn giản hoá tác phẩm: chia nhân vật của truyện thành hai tuyến chính nghĩa, gian tà rồi phân tích một cách sơ lợc, công thức theo lối xã hội học dung tục... Hay dạy học sinh chú ý vào ngôn từ, hình ảnh, khiến học sinh chỉ: “thấy cây mà không thấy rừng” hoặc là lại viện dẫn quá xa, luận bàn lan man ra ngoài tác phẩm. Cả hai cách này đều không tạo ra cảm nhận liền mạch, toàn khối để tìm ra vẻ đẹp đích thực của tác phẩm.
Cách giảng dạy trên tất yếu dẫn đến việc học sinh nắm không chắc tác phẩm, các em chỉ cảm nhận chung chung về chuyện nh những cảm nhận vẫn lu giữ từ thuở ấu thơ. (thậm chí có thể có em còn bị chệch h ớng trong cách hiểu).
Từ tình hình trên, có thể khẳng định rằng: muốn nâng cao chất l ợng dạy và học Tấm Cám trong trờng phổ thông, nhất thiết phải tiến hành đổi mới phơng hớng và biện pháp giảng dạy.