KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HOA KỲ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 92 - 95)

III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN

KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HOA KỲ

KỲ

Vào thời điểm năm 2000 mặc dù Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với trên 100 quốc gia và khu vực lãnh thổ nhưng hiệp định thương mại Việt - Mỹ được đánh giá có một vai trò rất quan trọng đặc biệt đối với hai nước và nó phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của hai quốc gia. Đánh giá đúng tầm quan trọng này nên sau một thời gian dài với sự nỗ lực đàm phán của chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ, ngày 13 tháng 7 năm 2000 hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được đại diện của hai chính phủ ký kết. Nó được xem là một văn bản đồ sộ và toàn diện nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực thương mại mà chính phủ Việt Nam ký với một chính phủ nước ngoài. Ngoài ra hiệp định này được đàm phán dựa trên các chuẩn mực của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) dành cho các nước đang phát triển, việc được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) của Hoa Kỳ … nhằm tạo động lực kích thích nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng chuyển đổi và hoàn thiện để đẩy nhanh tiến trình hội nhập tạo điều kiện đưa đất nước phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó vấn đề càng đặc biệt hơn khi lịch sử quan hệ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều phức tạp và điểm nhạy cảm về chính trị và chính kiến.

Hiệp định này chứa đựng 4 nội dung cơ bản: Thương mại hàng hóa; bản quyền và tài sản trí tuệ; thương mại dịch vụ; và hoạt động đầu tư. Hiệp định này có 8 phụ lục khác nhau và rất chi tiết về tất cả các lĩnh vực: các loại sản phẩm và dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, các loại hàng hóa hạn chế hay cấm xuất nhập khẩu, thuế quan xuất nhập khẩu,….

Một số nội dung chính của hiệp định hiệp định thương mại:

Về thương mại hàng hóa:

- Ngay lập tức và vô điều kiện, hai bên Mỹ và Việt Nam dành cho nhau quy chế tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với nhau.

- Trong quan hệ thương mại hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam có quyền tham gia ngay lập tức phân phối hàng hóa tại Mỹ nếu có khả năng. Còn các doanh nghiệp Mỹ theo lộ trình về thời gian có quyền tổ chức phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

- Hàng hóa của Hoa Kỳ đưa vào Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết.

Mức thuế xuất nhập khẩu của Mỹ ở một số mặt hàng năm 2000.

Mặt hàng

Thuế nhập khẩu chưa được hưởng

MFN Thuế suất Thuế suất MFN I. THỦY SẢN 1. Tôm các loại 2. Cá (thùng đóng dưới 6,8kg) 20% 25% 5% 3% II. GIÀY DÉP 1. Giày đánh gôn 2. Giày vải 20% 35% 8,5% 5,1% III. ĐỒ CHƠI TRẺ EM Thú nhồi bông 70% 0% ……… ……… ………

Nguồn: Amcham 9/2000 và hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

Về bản quyền và tài sản trí tuệ:

- Về bản quyền, hai bên cam kết thực hiện hiệp định về sở hữu trí tuệ đã ký trước đó.

- Về tài sản trí tuệ, hai bên đã thỏa thuận thực hiện đầy đủ các công ước đa phương về vấn đề này.

Về thương mại dịch vụ:

Hai nước sẽ mở cửa cho nhau: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tự do kinh doanh dịch vụ tại Mỹ và các doanh nghiệp Mỹ theo lộ trình được kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam.

Về hoạt động đầu tư: Hai bên cam kết dành thuận lợi cho các nhà đầu tư được hoạt

động kinh doanh đầu tư trên thị trường của nhau phù hợp với các thông lệ và quy định quốc tế: cam kết trong vòng 9 năm từng bước thực hiện việc đăng ký thay cho chế độ cấp phép đầu tư, tuy nhiên bảo lưu đãi ngộ quốc gia đối với một số lĩnh vực nhạy cảm như văn hóa, vận tải, khai thác khóang sản….

Bảng phụ lục số 4. * Tiếp nhận Tôm Chế biến Sàng lọc sơ bộ Sàng lọc tinh Tách phân đoạn bọt * Xả thải Nước Chất rắn * Sấy khô * Thu hồi sản phẩm Nước xoáy cuộn Hớt vàng Cống thoát Cống thoát * Vận chuyển * = CCP

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)