Tác động của thực tiễn QTNNL đến kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu 309 Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả hoạt động của các danh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM (Trang 67 - 68)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 3 thành phần của thực tiễn QTNNL có tác động đến kết quả kinh doanh là đào tạo, đánh giá nhân viên và đãi ngộ lương thưởng. Hai hoạt động có ảnh hưởng mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê đến kết quả kinh doanh là đào tạo (beta = 0.174) và đãi ngộ lương thưởng (beta = 0.172).

Thành phần cơ hội thăng tiến và ra quyết định không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh do nhân viên không được phép hay không có cơ hội tham gia vào các quyết định kinh doanh của DN. Điều này phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam là chủ doanh nghiệp, giám đốc toàn quyền quyết định, chưa chia sẻ quyền lực cho nhân viên. Nhân viên chưa có nhiều cơ hội để đưa ra các cải tiến cải thiện hoạt động kinh doanh; lãnh đạo DN cũng chưa khuyến khích nhân viên tham gia vào việc ra quyết định liên quan đến hoạt động chung. Trên thực tế, trong các DN tư nhân, các vị trí chủ chốt, quan trọng thường do người thân của chủ DN nắm giữ, nên DNVVN chưa tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên, cũng như nhân viên không thấy được cơ hội để thăng tiến, không hiểu rõ những điều

kiện để thăng tiến. Như vậy thì nhu cầu phát triển, thăng tiến của cá nhân và công ty chưa tương hợp nhau.

Kết quả so sánh ANOVA cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về thành phần Đào tạo theo loại hình sở hữu DN, chứng tỏ yếu tố đào tạo có tác động mạnh đến kết quả hoạt động của DNVVN. Ngoài ra, không tìm thấy sự khác biệt về tác động của thực tiễn QTNNL đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo quy mô lao động, quy mô vốn, theo loại hình sở hữu.

Một phần của tài liệu 309 Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả hoạt động của các danh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)