Giải pháp hoàn thiện mô hình

Một phần của tài liệu 215 Một số giải pháp chuyển đổi tổng Công ty điện tử và Tin học Việt Nam sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con (Trang 76 - 79)

3.2.2.1 Sáp nhập, hợp nhất, kết nạp thành viên mới :

Qua người đại diện của mình, VEIC có thể tác động đến việc chấn chỉnh, sáp nhập và hợp nhất thậm chí giải thể nhằm tăng tiềm lực, kinh tế tài chính, tạo ra lợi thế trong môi trường cạnh tranh, khắc phục việc đầu tư lệch hướng, không hiệu quả. Như đã phân tích ở chương 2 toàn bộ TCT chỉ có 4 đơn vị kinh doanh tốt, còn lại là các đơn vị cần được chấn chỉnh.

Trong quá trình phát triển, do nhu cầu mở rộng hoạt động SXKD có thể đầu tư góp vốn chi phối hoặc mua lại những công ty khác và các công ty này trở thành CTC của VEIC.

Khách hàng, DN chấp nhận điều lệ hoạt động của VEIC có thể làm thành viên của VEIC. Các công ty này có thể tự nguyện góp vốn, thiết bị,… của mình vào CTMCTC của VEIC và đề nghị tăng cường cán bộ quản lý, định hướng phát triển của công ty họ trên nguyên tắc cùng có lợi.

3.2.2.2 Chuyển TCT thành CTM :

Để CTM hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực chiến lược cạnh tranh, quản lý tài chính, doanh thu, phát triển nguồn nhân lực,…, đòi hỏi bộ máy cán bộ quản lý của CTM phải có vai trò và kỹ năng mới từ cấp HĐQT đến nhân viên. Người quản lý phải thay đổi phong cách quản lý, phải linh hoạt, thích ứng để hoạt động SXKD hiệu quả trong môi trường biến động không ngừng.

Khi chuyển sang CTMCTC, các bộ phận của CTM có chức năng tham mưu và đồng thời tổ chức thực hiện. Như vậy, CTM phải xây dựng các bộ phận theo cơ chế giám sát bộ phận (GĐ nhân sự, GĐ tài chính,…) để vừa thực hiện chức năng

tham mưu vừa tự tổ chức thực hiện SXKD theo mô hình CTMCTC, CTM cần thành lập các bộ phận:

™ Bộ phận chiến lược: Một tổ chức cần phải có chiến lược, do vậy bộ phận chiến lược có vị trí rất quan trọng đối với CTMCTC của VEIC, chức năng chủ yếu của bộ phận này là tạo ra một định hướng thống nhất mà CTMCTC cần vươn tới. Khi chiến lược được hoạch định chu đáo thì càng đảm bảo giúp cho các kế hoạch là phù hợp và có hiệu quả nhất là các kế hoạch về tài chính.

™ Bộ phận nghiên cứu phát triển: Có vai trò rất quan trọng trong mô hình CTMCTC của VEIC nếu muốn phát triển bền vững. Bộ phận này được thiết lập cho các mục tiêu hỗ trợ cho các hoạt động SXKD hiện tại, tạo cơ hội cho các hoạt động SXKD mới, tạo ra những sản phẩm mới, khám phá công nghệ mới. CTM có thể góp vốn bằng những phát minh sáng chế hoặc chuyển giao công nghệ mới cho các CTC. Phòng nghiên cứu phát triển không chỉ mang lại lợi ích hữu hình mà còn cả giá trị vô hình cho CTM.

™ Bộ phận đầu tư tài chính: trong giai đoạn đầu chưa hình thành công ty tài chính, thì bộ phận đầu tư tài chính thực hiện chức năng như quyết định về chính sách đầu tư thông qua việc điều chỉnh danh mục đầu tư vào các CTC, CTLK như tăng giảm tỷ lệ vốn, đầu tư vào công ty mới hay thu hồi lại vốn,…, quyết định về chính sách tài trợ cần thực hiện các khoản đầu tư bằng lợi nhuận giữ lại hay phát hành thêm trái phiếu, cổ phiếu hay vay nợ; quyết định chính sách phân phối lợi nhuận như lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, chia cổ tức.

™ Bộ phận nhân sự: thực hiện chức năng quản trị nguồn nhân lực: thu hút, bố trí nguồn nhân lực và xây dựng tiêu chí định lượng để đánh giá năng lực, kết quả công việc của nhân viên, người quản lý, người đại diện vốn, áp dụng kết quả đánh giá làm cơ sở để trả lương, thưởng, đề bạt,…

Phải xác định nhiệm vụ chuyên môn hóa SXKD của từng CTC, mỗi CTC chỉ chuyên môn hóa SXKD ngành chủ lực, có doanh số chiếm tỷ trọng trên 50% doanh số của công ty. Việc chuyên môn hóa SXKD từng CTC phải phục vụ cho ngành kinh doanh chủ lực của CTMCTC của VEIC. Trên cơ sở chuyên môn hóa SXKD xác định định hướng đa dạng hóa SXKD của từng CTC. Đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa ngành nghề dựa trên cơ sở củng cố triển khai năng lực lõi và tay nghề chuyên môn của từng CTC. Đa dạng hóa SXKD phải nhằm mục đích phục vụ cho ngành chuyên môn hóa, SXKD đa dạng phải nhằm vào những lĩnh vực mà CTC đã có kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn nhất định. Như vậy, CTM cần phải có chiến lược kinh doanh, xác định rõ chuyên môn hóa và hướng kinh doanh đa ngành có tính nhất quán và hài hòa, trên cơ sở chiến lược riêng của từng CTC, có như vậy việc xác định chuyên môn hóa của từng CTC mới có khả thi cao.

3.2.2.4 Tạo mối liên kết giữa các CTC :

Ngoài mối liên kết về vốn, CTM cần tăng cường sự liên kết trong quá trình SXKD giữa các CTC với nhau. Việc liên kết giữa các CTC có thể là liên kết ngang, liên kết dọc và thể hiện qua quá trình sản xuất, cung ứng, tiêu thụ, nghiên cứu, thông tin, đào tạo,..

™ Liên kết ngang là liên kết giữa các CTC có một số chức năng nhiệm vụ SXKD giống nhau hay gần giống nhau.VEIC có nhiều sản phẩm dịch vụ gần giống nhau nên khả năng phối hợp giữa các CTC có nhiều thuận lợi. Trong thời gian tới CTMCTC của VEIC cần phối hợp nhau để sử dụng năng lực SXKD của nhau. Để thực hiện được liên kết này, CTM phải đứng ra tổ chức thực hiện mới có hiệu quả. Trong VEIC có nhiều đơn vị lắp ráp điện tử, ti vi, đầu máy, vi tính như Điện tử Tân bình, Điện tử Thủ Đức, Điện tử Biên hoà, Điện tử Hải phòng,…,nhưng các đơn vị này hầu như không có liên hệ ràng buộc gì về kinh tế ngoài mối liên hệ về hành chính là cùng là thành viên của VEIC.

™ Liên kết dọc là liên kết giữa các CTC không có cùng chức năng, nhiệm vụ SXKD, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Đây là mối liên hệ liên kết giữa công ty cung ứng nguyên liệu- sản xuất; SXKD – kho bãi-vận chuyển; sản xuất-tiêu thụ, SXKD– dịch vụ khác. Trong thời gian qua, xét trên góc độ phối hợp chung, VEIC chưa khai thác tốt mối liên kết này cũng như hợp tác trực tiếp hai bên, nhiều bên giữa các CTTV. Trong VEIC có nhiều tiềm năng thực hiện liên kết dọc như liên kết giữa đơn vị sản xuất linh kiện điện tử - đơn vị lắp ráp sản phẩm điện tử – đơn vị bán hàng điện tử – đơn vị bảo hành, đơn vị SXKD với trường học đào tạo, giữa các đơn vị kinh doanh ở các Miền, vị trí khác nhau (Bắc – Trung – Nam),.. Trong thời gian tới, CTM cần phải tổ chức chấn chỉnh và tạo mối liên kết mang tính hợp tác trong SXKD. Nếu liên kết dọc trong CTMCTC của VEIC được phát huy tốt sẽ khắc phục tình trạng manh mún; khai thác lợi thế phối hợp của một đơn vị kinh doanh lớn; nâng cao hiệu quả hoạt động của từng CTC và toàn CTMCTC của VEIC; hạn chế tác động xấu do biến động của thị trường. Để thực hiện được liên kết này, CTM phải đứng ra tổ chức thực hiện dựa trên quan hệ bình đẳng về kinh tế cùng hợp tác và cùng có lợi, nguyên tắc tự nguyện được tôn trọng mới có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu 215 Một số giải pháp chuyển đổi tổng Công ty điện tử và Tin học Việt Nam sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)