Những mặt chưa được.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 75 - 79)

IV. Kết luận về thực trạng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu củavùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

2. Những mặt chưa được.

Bên cạnh những ưu điểm thì sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng bộc lộ không ít những hạn chế và điểm yếu kém. Có thể nêu ra một số điểm như sau:

- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp tuy đạt mức khá cao nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy được triệt để thế mạnh của vùng về nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất và đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Chưa tương xứng với vai trò là vùng có Thủ đô, trung tâm kinh tế thương mại và dịch vụ hàng đầu của cả nước.

- Cơ cấu sản phẩm trong các ngành công nghiệp chuyển dịch còn chậm theo hướng hiện đại hóa, tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao, giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa lớn còn nhỏ. Phát triển công nghiệp trong nước để bổ trở cho công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn yếu. Sản xuất nông nghiệp chưa chuyển đổi nhanh theo hướng tiếp cận ứng dụng công nghệ hiện đại, sản xuất nông phẩm xanh, sạch.

- Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài chưa mạnh, còn ít dự án có vốn đầu tư lớn để tạo đột phá và dự án có sản phẩm tỷ lệ nội địa hóa cao. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp còn khá thấp.

- Vùng là địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp Nhà nước, nhưng một số lớn trong đó hoạt động còn kém hiệu quả, không có lãi. Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý trên địa bàn năm 2005 là 23946 tỷ đ. (giá 94), tốc độ tăng bình quân 14,6%. Công nghiệp Trung ương tập trung chủ yếu ở Hà Nội (GTSX 11117 tỷ đồng), Hải Phòng (2681 tỷ), Quảng Ninh (5322 tỷ đ), Hải Dương (2676 tỷ đ.).

Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý trong vùng, năm 2005 đạt 6429 tỷ đồng (giá 94) chiếm 7% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng, tốc độ tăng chậm bình quân chỉ đạt 5,8% (2001- 2005). Hà Nội và Hải Phòng là hai thành phố có qui mô công nghiệp địa phương lớn nhất, giá trị sản xuất đạt 3842 tỷ đồng và 1678 tỷ đồng chiếm gần 86% so với toàn vùng.

- Phát triển xây dựng đô thị và khu công nghiệp trong vùng còn những điểm chưa hợp lý như chậm phát triển các đô thị vệ tinh và kết cấu hạ tầng đô thị làm thành phốHà Nội đang trong tình trạng quá tải về dân số, phát triển các khu công nghiệp quá gần nhau, bám sát mép đường một số trục giao thông huyết mạch đang làm cản trở đến lưu thông trên nhiều đoạn quốc lộ, điển hình như quốc lộ 5.

- Việc phát triển công nghiệp sẽ dẫn tới mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, đó là một thực tế đã được chứng minh ở nhiều nước phát triển đi trước. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng đang nằm trong quy luật này, mức độ ô nhiễm đang ngày càng gia tăng nhất là ô nhiễm nguồn nước do chất thải công nghiệp và đô thị. Tình trạng ô nhiễm đã lên mức báo động đỏ trên các sông như sông Cầu, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch. Môi trường không khí khói bụi ở mức đáng báo động.

- Đô thị hóa, công nghiệp hóa nhưng chưa giải quyết tốt các vấn đề đi kèm đó là thất nghiệp gia tăng, dân số tăng nhanh, giao thông đô thị chậm phát triển, kết cấu hạ tầng ngày càng thể hiện sự kém linh hoạt. Điều này làm giảm đi tính bền vững của sự phát triển.

Trong số các ngành công nghiệp chủ yếu đã nêu và phân tích ở trên có những ngành thể hiện chưa thực sự đúng với vai trò là một trong những ngành sẽ thúc đẩy sự phát triển. Các ngành này có không có được xu hướng phát triển mạnh mẽ, có thể thấy đó là ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành này hiện nay được chú trọng sẽ giải giúp lưu giữ những giá trị truyền thống, giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhàn rỗi, nhưng giá trị sản xuất của nó là không cao, từ đó mà đóng góp vào GDP là nhỏ bé, ngoài ra đi kèm theo phát triển tiểu thủ đó là phương thức sản xuất truyền thống sẽ gây tác động xấu tới môi trường, tăng thêm gánh nặng cho xã hội. Việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn nhiều giải pháp khác cũng rất hiệu quả; và ngành có sự thể hiện không mạnh ở cả năm tiêu chí của sự lựa chọn nên trong giai đoạn tới cần phải xem xét lại ngành tiểu thủ công nghiệp trong hệ thống các ngành công nghiệp chủ yếu, và chỉ nên phát triển ở mức độ vừa phải.

Ngành sản xuất và phân phối điện nước hiện nay cũng chưa đúng với vai trò là một ngành thúc đẩy phát triển khi mà giá trị sản xuất không cao, quá trình phân phối còn nhiều bất cập, lãng phí. Mặc dù phải là ngành đi trước, sự phát triển của ngành này sẽ đảm bảo cho quá trình, vận hành cho phát triển của các ngành khác cũng như sự phát triển của toàn xã hội nhưng ngành sản xuất phân phối điện nước chưa làm được. Tình trạng thiếu nước, mất điện vẫn thường xuyên xảy ra trong vùng gây gián đoạn sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, đời sống dân cư. Với quá trình phát triển ngày càng nhanh của cả đất nước cũng như của cả vùng thì nhu cầu sử dụng điện – nước sẽ là rất lơn, nều ngành trong giai đoạn tới không có những điều chỉnh thích hợp thì sẽ trực tiếp cản trở sự phát triển.

Ngành khai thác trong vùng đã trải qua một thời gian phát triển khá dài với đặc thù khai thác khó có khả năng tái tạo nguồn tài nguyên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được phát hiện và đi vào khai thác, nên hiện tại việc tìm ra các nguồn mới là rất ít. Điều này cũng làm cho năng lực cạnh tranh của ngành thấp. Ngành nếu chỉ dừng lại ở mức độ khai thác và tiêu dùng, xuất khẩu sản phẩm thô thì sẽ là một sự lãng phí rất lớn giá trị của nguồn tài

nguyên, những để xây dựng một công nghệ chế biến sản phẩm thô thì lại đòi hỏi phải có lượng vốn lớn, cũng như thời gian xây dựng dài và những yếu tố khác, sợ rằng xây xong công nghệ chế biến sẽ hết tài nguyên. Nên trong thời gian tới ngành cần phải có sự điều chỉnh, tính toán lại những bước đi cho hợp lý, và xem xét việc đưa vào danh sách cách ngành công nghiệp chủ yếu, tập trung cho phát triển làm động lực.

Việc phân bố theo địa phương của các ngành công nghiệp chủ yếu hiện nay thể hiện tính liên kết yếu của các ngành cũng như tính liên kết yếu của các địa phương. Đó là sự tập trung khá nhiều ngành tại một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh làm những địa phương này phát triển kinh tế nhanh nhưng vấp phải những vấn đề do sự phát triển gây ra, trong khi đó lại ít như ở Bắc Ninh, Hưng Yên, làm các địa phương này ít có động lực phát triển hơn mặc dù điều kiện chưa được khai thác hết. Đó là việc có ngành dàn trải ở hầu hết các địa phương như công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may - da giầy, làm cho việc quản lý ngành yếu. Các địa phương hiện nay phát triện còn chưa đặt mục tiêu toàn vùng lên cao nên tính liên kết vùng còn yếu, từ đó thiếu khả năng giải quyết các vấn đề chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w