Giai đoạn 2006-2008

Một phần của tài liệu 227693 (Trang 41 - 68)

Đây là giai đoạn đầy biến động của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế của Việt Nam với 2 sự kiện chính là: Việt Nam gia nhập WTO(tháng 11 năm 2007) và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 .

Năm 2007-2008, xuất khẩu tăng trưởng cao cả về thị trường, lượng hàng hoá, kim ngạch và giá cả. Theo các cam kết của WTO về mở cửa thị trường, hoạt động xuất khẩu theo hướng tăng chất lượng, ổn định giá, thực hiện đúng hợp đồng... để tăng sức cạnh tranh trên thị trường truyền thống đồng thời mở rộng thị trường mới, mặt hàng mới đi đôi với các chính sách xoá dần sự bảo hộ của Nhà nước trên một số mặt hàng.

Năm 2008, trước những tác động của tình trạng lạm phát và cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới đã gây những ảnh hưởng bất lợi đối với nền ngoại thương VN, song nhìn chung, tình hình ngoại thương VN năm 2008 vẫn giữ được xu thế phát triển tốt. Chính phủ VN đã áp dụng những biện pháp có hiệu quả , tiến hành kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong suốt năm. Theo con số của Tổng cục thống kê VN, căn cứ theo tỷ giá của năm 1994, GDP của năm 2008 đã tăng 6,23%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lần lượt tăng 28,3% và 29,5.

4.2.3.1. Giá trị và tốc độ tăng trưởng của xuất nhập khẩu từ 2006 đến 2008 a) Năm 2006:

Theo Bộ Thương mại :số liệu thống kê sơ bộ xuất nhập khẩu tháng 12 và cả năm 2006. : trong tháng cuối cùng của năm, xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng và đạt 3,5 tỷ

USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2006 đã đạt 39,6 tỷ USD, vượt 4,9% so với kế hoạch và tăng 22,1% so với năm 2005.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập khẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu (các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%).

b) Năm 2007

Sau khi vào WTO, thực hiện các cam kết quốc tế, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng cả về quy mô, đối tác, hàng hoá, dịch vụ. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2007 đạt 109,2 tỉ USD, tăng 48,2% so năm 2006

Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,7 tỉ USD, tăng 39,6%

Năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng chung(Khu vực kinh tế trong nước năm 2007 tăng 22,2% và chiếm 42%), chứng tỏ khu vực này đã tận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành viên WTO. Nếu không kể dầu thô bị sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nước.

=>Điều đó cho thấy, khu vực FDI đã tận dụng tốt hơn cơ hội WTO.

c) Năm 2008

Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2008 đạt 143,1 tỉ USD 31,0% so năm 2007.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 62,7 tỉ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đạt 80,7 tỉ USD, tăng 28% so năm 2007

4.2.3.2. Các mặt hàng xuất-nhập khẩu chủ yếu

Xuất khẩu

Bảng 10: Xuất khẩu hàng hoá năm 2006-2008

Đơn vị tính: Nghìn tấn- triệu USD

năm 2006 năm 2007 năm 2008

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

TỔNG TRỊ GIÁ 39605 48387 62906

Khu vực kinh tế trong

nước 16740 20555 28001

Khu vực có vốn đầu tư NN 22865 27832 34905

Dầu thô 8323 8477 10450

Hàng hoá khác 14542 19355 24455

Dầu thô 16618 8323 15081 8477 13908 10450 Than đá 29783 927 32535 1018 19699 1444 Dệt, may 5802 7784 9108 Giày dép 3555 3963 4697 Điện tử, máy tính 1770 2178 2703 Sản phẩm đá quý và KL quý 169 201 767

Dây điện và cáp điện 701 884 1014

Sản phẩm nhựa 478 725 930 Xe đạp và phụ tùng xe đạp 110 79 91 Gạo 4749 1306 4500 1454 4720 2902 Cà phê 897 1101 1194 1854 1004 2022 Rau quả 263 299 396 Cao su 697 1273 719 1400 645 1597 Hạt tiêu 116 190 86 282 90 313 Hạt điều 127 505 153 649 165 920 Sản phẩm gỗ 1904 2364 2779 Thủy sản 3364 3792 4562 (Nguồn: tổng cục thống kê) a) Năm 2006:

Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong 16,7 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm trước, đóng góp 39,8% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô 14,5 tỷ USD, tăng 30,1%, đóng góp 46,9% và dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng 12,9%, đóng góp 13,3%.

Mặt hàng xuất khẩu : Trong hơn 20 nhóm hàng hoá xuất khẩu chính được thống kê xuất khẩu thì có tới 13 nhóm hàng hoá vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm.

+ Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều đạt mức tăng trưởng tốt. Đến nay đã có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Cụ thể:dầu thô đạt 8,323 tỷ USD. Các mặt hàng chủ lực truyền thống như: dệt may đạt 5,82 tỷ USD, giày dép 3,555 tỷ USD, thủy sản 3,364 tỷ USD, sản phẩm gỗ 1,94 tỷ USD, linh kiện điện tử và máy tính 1,77 tỷ USD, gạo 1,3 tỷ USD. Các nhóm hàng mới là cà phê 1,101 tỷ USD, cao su 1,273 tỷ USD.

+ Trong các mặt hàng xuất khẩu, so với năm 2005, cao su là mặt hàng có giá trị kim ngạch cao nhất, tăng 58,3%, tiếp đến là cà phê tăng 49%. Trong khi đó, than đá là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất về số lượng với mức tăng 65,6% khối lượng.

+ Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm nay tăng mạnh, do phát triển nông nghiệp đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao, trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất (+58,3%), cà phê tăng tới 49,9% (hoàn toàn do được lợi về giá). Tuy nhiên, một số mặt hàng lại có sự sụt giảm xuất khẩu đáng kể, trong đó mặt hàng gạo chỉ đạt 92% trị giá xuất khẩu so với kế hoạch. Nguyên nhân của tình trạng này là do dịch bệnh gây mất mùa ở Nam Bộ - nơi cung cấp lúa hàng hoá xuất khẩu lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, sụt giảm mạnh nhất phải kể đến mặt hàng lạc nhân, chỉ đạt 33,7% kế hoạch đề ra. Với tình trạng này, lạc nhân có thể bị rút ra khỏi danh sách các nhóm hàng chủ lực.

Bảng 11: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2006

Đơn vị tính : %

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nông, Lâm, Thuỷ sản 24,3 23,9 22,1 20,5 21,1 20,5

Nhiên liệu,khoáng sản 21,6 20,5 19,9 22,7 24,7 23,4

CN và TCMN 33,9 40,0 40,5 40,4 38,4 39,0

Hàng hoá khác 20,2 15,6 17,5 16,4 15,6 17,1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Thương mại 2005, 2006)

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2001-2006 nhóm hàng công nghiệp năng và khoáng sàn, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp , hàng nông lâm, thủy hải sản lần lượt là 18,4% ;22,2% và 15,2%. Như vậy nhóm hàng công nghiệp nhẹ vả tiểu thủ công nghiêp gia tăng nhanh về giá trị và chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu nước ta. Vai trò nhóm hàng nông lâm thủy hải sản giảm đáng kể.

Thị trường xuất khẩu :

Mỹ vẫn dẫn đầu với kim ngạch đạt gần 8 tỷ USD; thị trường châu Âu là 7,647 tỷ USD trong đó các nước EU chiếm 6,8 tỷ USD(cao nhất là Đức : 1,44 tỷ USD); Nhật Bản: 5,2 tỷ USD; Trung Quốc 3,2 tỷ USD; khối ASEAN đạt 6,56 tỷ USD(cao nhất là Singapore đạt 1,81 tỷ USD)

Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 đạt mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng với tốc độ cao ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả xuất khẩu dầu thô tăng 2,6%, do giá tăng).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu : Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là: Dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%, sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%, điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%, cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%, gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%, cao su cũng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%, than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%.

+ Dệt may : Việc bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ đầu năm 2007 và các biện pháp điều hành chủ động của nước ta phù hợp với bối cảnh bị Hoa Kỳ áp đặt Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam, đã làm cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất, doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng ký hợp đồng, nhờ vậy xuất khẩu dệt may vẫn tăng đều, trong đó riêng vào thị trường Hoa Kỳ tăng 27%. Đây là năm thứ hai liên tiếp, hàng dệt may đứng thứ nhì sau dầu thô, thậm chí đã có lúc “bỏ qua” dầu thô, đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu.

+ Sản phẩm gỗ : nhờ giải quyết được những khó khăn về nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm gỗ vào các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật đều tăng từ 12 đến 28% so với cùng kỳ năm 2006, đứng thứ 5 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đồ gỗ đã có mặt tại các thị trường của 120 nền kinh tế, vượt Thái Lan và In-đô-nê-xia để cùng với Ma-lai-xia đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng này ở Đông Nam Á.

+ Than đá :Xuất khẩu than đá vào các thị trường chính tăng 22%, nổi bật là Trung Quốc (chiếm 80% lượng than xuất khẩu), đây là mặt hàng đầu tiên về đích kế hoạch năm ngay từ 6 tháng đầu năm.

+ Gạo : Do mất cân đối gay gắt cung - cầu về gạo trên thị trường thế giới, trong khi chất lượng gạo của ta được cải thiện nhờ tiến bộ trong gieo trồng, bảo quản và xay sát, nên chỉ 11 tháng đầu năm đã đạt mục tiêu xuất khẩu năm. Lần đầu tiên gạo xuất khẩu của Việt Nam vươn lên ngang giá với gạo Thái Lan, thậm chí có chủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn. Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản - là những thị trường có yêu cầu khắt khe.

+ Cà phê: xuất khẩu cũng gặp thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến 1000 USD/tấn, nên đây là năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo

+ Thủy hải sản : Dù ảnh hưởng của bão lụt khiến đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, song trên toàn cục, bức tranh xuất khẩu thuỷ sản vẫn sáng sủa, vì đã tạo được chỗ đứng trên thị trường của EU, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... , có giá cao và năng lực chế biến tăng : cả năm 2007, xuất khẩu 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%,

+ Hạt điều : Xuất khẩu hạt điều tiếp tục khẳng định ngôi vị cao nhất, có mặt trên 40 thị trường, trong đó lượng cung vào Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản và Trung Đông đều tăng, riêng thị trường Hoa Kỳ tăng tới 33%, giá cũng tăng hơn khoảng 190 USD/tấn. Từ chỗ chúng ta chỉ chế biến từ hạt điều thô thu gom nội địa, nay phải nhập khẩu thêm hạt điều thô để chế xuất cho đủ công suất các dây chuyền chế biến và còn xuất khẩu cả công nghệ chế biến hạt điều, nên càng làm cho hình ảnh mặt hàng này thêm ấn tượng

+ Hạt tiêu: 100 nghìn tấn hạt tiêu xuất khẩu (chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu) đã duy trì vị trí số 1 của Việt Nam về xuất khẩu mặt hàng này

XK các mặt hàng có giá trị lớn, bằng công nghệ cao.:Lần đầu tiên VN đã XK được thiết bị lò hơi cho Tập đoàn TKZ của Nga để bạn lắp ráp nhà máy điện tại Ấn Độ. Công ty Dịch vụ cơ khí hàng hải hạ thuỷ tại cảng Vũng Tàu dàn khoan khai thác dầu khí XK sang Malayxia.

Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với năm trước. Năm 2007 có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó Mỹ 10 tỷ USD, tiếp đến là EU 8,7 tỷ USD; ASEAN 8 tỷ USD, Nhật Bản 5,5 tỷ USD và Trung Quốc 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong năm 2007 một số thị trường có xu hướng giảm như Ôx-trây-li-a, I-rắc.

c)Năm 2008

Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%.

Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng.

(Nguồn : Cafe F)

Những mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD những năm trước tiếp tục duy trì ở mức cao như dầu thô (10,5 tỷ USD), dệt may (9,1 tỷ, giày dép (4,7 tỷ USD), thủy sản (4,56 tỷ USD), gạo (2,9 tỷ USD), sản phẩm gỗ (2,78 tỷ USD), cà phê (2 tỷ USD), cao su (1,6 tỷ USD), than đá (1,44 tỷ USD). Đặc biệt trong năm nay có thêm mặt hàng dây điện và cáp điện đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (ước đạt 1,04 tỷ).

+ Dầu thô: xuất khẩu cả năm 2008 là 13,75 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2007. Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,36 triệu USD, tăng 22% so với năm 2007.

Tính đến hết tháng 12/2008, lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường là Ôxtrâylia: 4,16 triệu tấn, giảm 19,6%; Nhật Bản: 2,95 triệu tấn, tăng 72,4%; Singapore: 2,06 triệu tấn, giảm 29,5%; Hoa Kỳ: 1,46 triệu tấn, giảm 1%; Malaysia: 853 triệu tấn, tăng 2,7%; Trung Quốc: 604 triệu tấn, tăng 60,6% so với cùng kỳ 2007;…

+Than đá: tổng lượng than xuất khẩu của Việt Nam cả năm 2008 là 19,35 triệu tấn, giảm 39,4% so với năm 2007 và chỉ thực hiện được 96,8% so với kế hoạch năm. Giá bình quân tăng 129,2% nên kim ngạch xuất khẩu than cả năm 2008 đạt 1,39 tỷ USD tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2007.

Dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu than đá của Việt Nam trong năm 2008 là Trung Quốc với 14,61 triệu tấn, giảm 44,7% so với năm trước và chiếm 75,5% tổng lượng than xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là Nhật Bản với 1,93 triệu tấn,giảm 6,9%; Hàn Quốc là 974 nghìn tấn, tăng 25,6%; Philipin là 361 nghìn tấn, giảm 10,3%; …

+Hàng dệt may:Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 đạt 9,12 tỷ USD, tăng 17,7 % so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 96% kế hoach năm. Thị trường

nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa Kỳ với hơn 5,1 tỷ USD, chiếm gần 56% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Nhật Bản: 820 triệu USD, Đức: 395 triệu USD, Đài Loan: 293 triệu USD,...

+Giày dép: kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 hơn 4,77 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước và hoàn thành vượt 6% mức kế hoạch năm.

Hai đối tác lớn nhất nhập khẩu giày dép của Việt Nam trong 12 tháng năm 2008 vẫn là EU và Hoa Kỳ với trị giá và tốc độ tăng tương ứng là 2,51 tỷ USD, tăng 14,8% và 1,08 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ 2007

+Gạo:tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước và thực hiện được 105,4% kế hoạch năm. Giá bình quân xuất khẩu gạo cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283 USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so với cùng kỳ năm 2007.

Tính đến hết tháng 12 năm 2008, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á là 2,68 triệu tấn,

Một phần của tài liệu 227693 (Trang 41 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w