Những bài học kinh nghiệp cho doanh nghiệp Việt Nam khi xây

Một phần của tài liệu 610 Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 85)

chiến lược marketing xuất khẩu

3.1.1. Đánh giá hoạt đông marketing xuấ khẩu của Việt Nam trong những năm qua

Như chúng ta đã thấy, vai trò của marketing xuất khẩu ngày càng được khẳng định như là một công cụ cạnh tranh không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Thông thường khi các thương hiệu nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam, đối với họ việc nầy được xem như là việc phát triển thêm một thị trường mới bên cạnh những thị trường mà họ đã sẵn có trong khu vực.Điều này cho thấy họ không xuất phát như là một doanh nghiệp mới bắt đầu phát triển kinh doanh, xây dựng một thương hiệu mới như đa số các doanh nghiệp của Việt Nam.

Một điểm khác biệt cơ bản khác giữa các doanh nghiệp nước ngoài so với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam là các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam với một chiến lược trung, dài hạn. Ngay từ khi bắt đầu họ đã sẵng sàng bỏ ra một ngân sách đầu tư cần thiết, và thậm chí sẵn sàng chấp nhận lỗ lã từ 4- 5 năm đầu tiên để thâm nhập thị trường và chiếm thị phần đa số trong thị trường Việt Nam. Trong khi đó thì các doanh nghiệp Việt Nam thường bị coi là thiếu tầm nhìn chiến lược, bị hạn chế bởi khả năng quản trị và trình độ chuyên môn, họ luôn không đủ sự tự tin và trình độ chuyên môn để đánh giá xu hướng, cũng như tiềm năng của thị trường để mà có thể vạch ra một chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp của mình.

Thêm vào đó là khả năng tài chính hạn hẹp cũng là một trong những điểm hạn chế cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Điểm hạn chế này chính là sức ép làm cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động với mục tiêu trước mắt là có thể tồn tại trong giai đoạn trước mắt hơn là nhắm đến phát triển bền vững lâu dài trong tương lai.

Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài thường đưa sang Việt Nam những nhân viên có bề dày kinh nghiệm từ các thị trường gần gũi với Việt Nam như Philippines, Thái Lan, Indonesia và họ tuyển dụng những nhân viên địa phương am hiểu thị trường địa phương để phối hợp với những nhân viên nước ngoài có trình độ chuyên môn cao.

Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam thì ngược lại thường chỉ có thể sử dụng nguồn nhân lực có sẵn từ địa phương, nguồn nhân lực vốn thích hợp và quen thuộc với nền kinh tế bao cấp hơn là thị trường cạnh tranh tự do.Như vậy, có thể thấy rằng điểm xuất phát của các doanh nghiệp nước ta rất là thấp về tất cả,do vậy, cuộc cạnh tranh sẽ có rất nhiều những khó khăn và vất vả

Một phần của tài liệu 610 Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w