2.2.1. Địa điểm: tại Công ty may Thái Nguyên. Địa chỉ số 160, đường Minh cầu, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Công ty được thành lập theo Quyết định số 488/QĐ-UB ngày 22/11/1979 của UBND tỉnh Bắc Thái (cũ), nay là tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: tháng 12/2008 đến tháng 8/2009
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và chọn mẫu:
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, theo thiết kế cắt ngang.
2.3.2.Chọn mẫu và cỡ mẫu:
- Cách chọn mẫu: Chọn cỡ mẫu mô tả theo công thức, tính cỡ mẫu như sau:
n =Z 2 . pq +1
1−α/ 2
e2
Trong đó: chọn p=0,3 (Do đa số các bệnh thường gặp trong cộng đồng tại Thái Nguyên có tỷ lệ dao động xung quanh 30%)
Với p = 0,3 ta có: q = 1 - p = 1 - 0,3 = 0,7 Với d = 0,03, cỡ mẫu sẽ là 897.
Để đảm bảo cỡ mẫu do mất mẫu, bỏ cuộc đồng thời cũng thoả mãn các yêu cầu về vấn đề đạo đức nghiên cứu nên chúng tôi khám và điều tra toàn bộ công
nhân may (khoảng hơn 1000 người), sau đó đưa vào mẫu nghiên cứu, xử lý số liệu những đối tượng có tuổi nghề đủ 3 năm làm việc tại Công ty may. Mẫu cuối cùng đạt được là 968 công nhân.
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
- Trình độ học vấn:
+ Mù chữ: là những người không biết đọc, biết viết.
+ Biết đọc, biết viết là những người có học, chưa học hết lớp 4/10 hoặc 5/12. + Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12
+ Trung học cơ sở là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12 + Phổ thông trung học là những người đã học hết lớp 10/10 hoặc lớp 12/12 - Phân bố độ tuổi, nghề của công nhân may
- Thời gian làm việc trong ngày.
2.4.2. Các chỉ số về chứng, bệnh của công nhân may
Một số chứng, bệnh thường gặp ở công nhân may được khám và phân loại theo bảng phân loại quốc tế ICD-10 (1992), kết kợp với phân loại của Bộ Y tế. Toàn bộ các danh mục được xếp thành 21 chương. Các chứng, bệnh ký hiệu từ I đến XXI, mỗi chương bao gồm một hoặc nhiều hơn một chứng, bệnh hay nhóm chứng, bệnh.Trong nghiên cứu chúng tôi dùng cụm từ “ Chứng” hoặc “Bệnh” để chỉ bệnh hay chứng bệnh thuộc hệ thống cơ quan nhất định theo quy ước phân loại. Để dễ dàng cho việc sử lý số liệu, chúng tôi viết gọn lại: bệnh mắt, bệnh tuần hoàn,….
Một số bệnh sau đây được xem xét nhiều và kỹ hơn trong thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng:
- Bệnh thần kinh: Được xác định là các chứng bệnh thường gặp như: Đau đầu, mất ngủ...
- Bệnh tuần hoàn: được xác định là các bệnh thường gặp như: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…
- Bệnh hô hấp: được xác định là các bệnh thường gặp như: Viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, ung thư phổi…
- Bệnh tiêu hoá: được xác định là các bệnh thường gặp như: rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dầy - tá tràng…
- Bệnh về mắt: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể…
- Bệnh TMH: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm thanh quản…
- Bệnh ngoài da: được xác định là các bệnh thường gặp như: viêm da dị ứng, chàm...
2.4.3. Một số yếu tố liên quan đến các chứng, bệnh của công nhân may
- Tuổi đời của người lao động, chia ra 6 nhóm tuổi gồm: nhóm dưới 20 tuổi, nhóm từ 20-29 tuổi, nhóm từ 30-39 tuổi, nhóm từ 40-49 tuổi, nhóm từ 50-59 tuổi và nhóm từ 60 tuổi trở lên.
- Tuổi nghề, chia ra 5 nhóm gồm: nhóm dưới 5 năm, nhóm từ 5-9 năm, nhóm từ 10-14 năm, nhóm từ 15-19 năm và nhóm từ 20 năm trở lên.
- Sử dụng bảo hộ lao động bao gồm các loại phương tiện bảo vệ cá nhân như: khẩu trang, găng tay, mũ, quần áo, kính, ủng và một số loại khác.
- Học tập các nội quy về An toàn vệ sinh lao động.
- Thời gian lao động chia ra các nhóm: các nhóm thời gian lao động theo ngày (> 8 giờ /ngày và ≤ 8 giờ /ngày) và thời gian lao động theo tuần (> 6 ngày/tuần và ≤6 ngày/tuần ).
- Mức độ khó thở gắng sức của bệnh nhân viêm phế quản mạn tính được chia ra như sau:
1. Khi lên cầu thang hoặc leo dốc
2. Khi đi lại bình thường trên mặt phẳng 3. Khi đi chậm và nhẹ nhàng
4. Khi cử đông nhẹ nhàng
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu:
- Thu thập các thông số chung về đối tượng nghiên cứu và các yếu tố liên quan bằng bộ câu hỏi phỏng vấn.
- Khám các chứng, bệnh thường gặp được khám lâm sàng là cơ bản. Tuy nhiên, một số bệnh chưa rõ ràng sẽ được kiểm tra thêm các chỉ số cận lâm sàng ở Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Mỗi bệnh sau khi kết luận đều được kiểm tra lại và đối chiếu với tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại bởi bác sỹ có trình độ chuyên khoa cấp một trở lên.
- Các cán bộ nghiên cứu là: học viên cao học, bác sỹ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trường đại học Y dược Thái Nguyên.
2.6. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu phiếu điều tra thống nhất.
- Các phương tiện, dụng cụ khám bệnh đã dược kiểm định: huyết áp kế đồng hồ, ống nghe, máy ghi điện tâm đồ, siêu âm...
- Các trang thiết bị y tế khác: Dụng cụ khám chuyên khoa Mắt, TMH, RHM.
2.7. Phƣơng pháp khống chế sai số
- Cỡ mẫu đủ lớn (chọn mẫu toàn bộ).
- Tiến hành tập huấn điều tra viên, thầy thuốc.
- Thống nhất kỹ thuật, các tiêu chuẩn trước khi tiến hành điều tra.
2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học trên máy vi tính bằng chương trình phần mền EPI INFO 6.04.
2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Chọn đối tượng theo tiêu chuẩn chọn mẫu, sau đó giải thích để họ hiểu mục đích và hợp tác trong điều tra phỏng vấn, khám lâm sàng và cận lâm sàng.
- Các bệnh mang tính chất riêng tư đều trả lời trực tiếp đối tượng và có phương hướng giải quyết cụ thể, hợp lý.
- Có hướng khắc phục các vấn đề sức khoẻ, bệnh tật của đối tượng sau khi khám phát hiện.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các thông số chung về đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1: Đối tượng nghiên cứu phân theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%)
May dây chuyền 800 82,64
Nhóm nghề khác 168 17,36
Tổng số 968 100
Nhận xét: Trong công nghệ may, tỷ lệ người lao động may dây chuyền chiếm đa số (chiếm tỷ lệ 82,64%), các nhóm nghề khác chỉ chiếm 17,36% (hoàn thiện, đóng gói, giặt là, vệ sinh…)
Bảng 3.2. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo độ tuổi (giới)
May dây chuyền Nhóm nghề khác
Nam Nữ Nam Nữ SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) <30 tuổi 41 5,5 611 82,34 25 3,37 65 8,76 742 76,65 30-39 tuổi 9 4,86 120 64,86 8 4,33 48 25,95 185 19,11 ≥ 40 tuổi 2 4,88 17 41,46 0 0 22 53,66 41 4,24
Nhận xét: Phần lớn công nhân ở độ tuổi dưới 30 (76,65%), không có công nhân nào ở tuổi từ 50 trở lên. Trong nhóm công nhân may dây chuyền, tỷ lệ nam giới ở các nhóm tuổi tương tự nhau trong khi tỷ lệ nữ giới giảm dần theo độ tuổi. Đối với các nhóm nghề khác tỷ lệ nữ giới tăng theo độ tuổi.
Tỷ lệ (%) 76,65 80 60 40 19,11 20 4,24 0 <30 30-39 >=40 Tuổi
Biểu đồ 1. Tỷ lệ công nhân phân theo độ tuổi
Bảng 3.3. Đối tượng nghiên cứu phân bố theo tuổi nghề
Nghề Tuổi nghề
May dây chuyền Nhóm nghề khác Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
< 10 năm 702 87,75 111 66,07
10- 19 năm 93 11,62 50 29,76
≥ 20 năm 5 0,63 7 4,17
Tổng số 800 100 168 100
Nhận xét: Công nhân có tuổi nghề thấp chiếm tỷ lệ cao ở cả nhóm nghề may dây chuyền và nhóm nghề khác (dưới 10 năm có tỷ lệ là 66,07% - 87,75%).
3.2. Các kết quả nghiên cứu về các chứng, bệnh của công nhân may
Bảng 3.4. Cơ cấu bệnh, chứng bệnh chung của công nhân may
Nhóm nghề Chứng, bệnh
May dây chuyền (800)
Nhóm nghề khác (168)
Số mắc Tỷ lệ (%) Số mắc Tỷ lệ (%)
Bệnh mũi họng (mạn tính) 76 9,50 14 8,30
Bệnh bụi phổi bông 2 0,25 0 0
Bệnh viêm phế quản mạn tính 36 4,50 5 2,98 Bệnh tuần hoàn 55 6,87 3 1,78 Bệnh tiêu hoá 12 1,50 6 3,56 Bệnh mắt 38 4,75 5 2,97 Bệnh da 14 1,75 3 1,78 Bệnh tâm, thần kinh 18 2,25 5 2,97 Khác 206 25,75 66 39,28
Nhận xét: Tỷ lệ công nhân may dây chuyền mắc các bệnh và chứng, bệnh ở mũi họng, viêm phế quản mạn tính và bệnh tuần hoàn tương đối cao so với các chứng bệnh khác (9,50 – 6,87). Đối với công nhân ở các nhóm nghề khác, tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính cũng tương đối cao (8,30%)
T ỷ lệ (%)
12
10
9.5%
8.3%
May dây chuyền Nghề khác 8 4.5% 6 4 2.98% 2 0
Bệnh mũi họng Viêm phế quản
Chứng bệnh
Biểu đồ 2: Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính và viêm phế quản Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi đời
Bệnh Nhóm tuổi
May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc % Dưới 30 tuổi (742) 65 8,76 8 1,08 30 - 39 tuổi (185) 10 5,40 4 2,16 ≥ 40 tuổi (41) 1 2,44 2 4,88
p(<30 tuổi và ≥ 40 tuổi) < 0,05; p (30-39 tuổi và ≥40) > 0,05.
Nhận xét: Đối với công nhân may dây chuyền, nhóm tuổi còn trẻ (dưới 30 tuổi) đã có tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính cao (8,76%).
Tỷ lệ (%) 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 8,76 2,44 < 30 tuổi >= 40 tuổi Nhóm tuổi
Biểu đồ 3: Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính ở công nhân may dây chuyền theo nhóm tuổi < 30 và ≥ 40 tuổi
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi nghề
Bệnh
May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc %
< 10 năm (813) 67 8,24 10 1,23
10 – 19 năm (143) 9 6,29 3 2,09
≥ 20 năm (12) 0 0 1 8,33
Nhận xét: Nhóm công nhân may dây chuyền có tuổi nghề thấp đã mắc bệnh mũi họng mạn tính với tỷ lệ cao (8,24%).
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc các bệnh bụi phổi bông theo tuổi đời
Bệnh Nhóm tuổi
May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc %
< 30 tuổi (742) 1 0,13 0 0
30-39 tuổi (185) 1 0,54 0 0
≥ 40 tuổi (41) 0 0 0 0
Nhận xét: Chỉ có nhóm công nhân may dây chuyền bị mắc bệnh bụi phổi bông (2 người). Các nhóm nghề khác không có ai mắc bệnh bụi phổi bông ở tất cả các nhóm tuổi đời.
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi bông theo tuổi nghề
Bệnh May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc %
< 10 năm (813) 1 0,12 0 0
10 - 19 năm (143) 1 0,69 0 0
≥ 20 năm (12) 0 0 0 0
Nhận xét: Các trường hợp mắc bệnh bụi phổi bông đều thuộc nhóm có tuổi nghề thấp(< 20 năm) – người lao động mắc bệnh bụi phổi bông khi tuổi nghề còn thấp
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc các bệnh bụi phổi bông ở nữ Bệnh Nhóm tuổi Số mắc % < 30 tuổi (676) 1 0,15 30 – < 39 tuổi (168) 1 0,59 ≥ 40 tuổi (39) 0 0
Nhận xét: Các trường hợp mắc bệnh bụi phổi bông đều là nữ, tuổi dưới 40.
Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu hoá theo tuổi nghề
Bệnh Tuổi nghề
May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc %
< 10 năm (813) 9 1,11 3 0,37
10 - 19 năm (143) 2 1,39 2 1,39
≥ 20 năm (12) 1 8,33 1 8,33
Nhận xét: Tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa thấp, đa số mắc bệnh ở nhóm tuổi nghề ≥ 20 năm (ở tất cả các nhóm nghề đều > 8%).
Tỷ lệ (%) 14 12 10 8 6 4 2 0
May dây chuyền Nghề khác
1.39 1.39
8.33 8.33
10-19 năm >= 20 năm
Biểu đồ 4: Tỷ lệ mắc các bệnh tiêu hóa theo tuổi nghề Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh tuần hoàn theo tuổi nghề
Bệnh Tuổi nghề
May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc %
< 10 năm (813) 45 5,53 1 0,12
10 - 19 năm (143) 10 6,99 2 1,39
≥ 20 năm (12) 0 0 0 0
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ở hệ tuần hoàn cao trong những công nhân may dây chuyền (5,5 – 7%). 10 8 5.53% 6 6.99%
May day chuyền Nghề khác 4 2 0.12% 1.39% 0 <10 năm 10 - 19 năm
Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh mắt theo tuổi đời
Bệnh Nhóm tuổi
May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc %
< 30 tuổi (742) 27 3,64 3 0,4
30-39 tuổi (185) 7 3,78 0 0
≥ 40 tuổi (41) 4 9,76 2 4,88
P (<30 tuổi và ≥ 40 tuổi) < 0,05
Nhận xét: Tỷ lệ mắc các bệnh về mắt cao ở các nhóm tuổi, đặc biệt nhóm tuổi 40 – 49 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Bảng 3.13. Tỷ lệ mắc bệnh mắt theo tuổi nghề
Bệnh Tuổi nghề
May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc %
< 10 năm (813) 31 3,81 3 0,37
10 - 19 năm (143) 7 4,89 0 0
≥ 20 năm (12) 0 0 2 16,66
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh mắt cao ở nhóm công nhân may dây chuyền từ 3,81% – 4,89%. Tuổi nghề tăng lên, tỷ lệ mắc bệnh mắt ở nhóm công nhân may dây chuyền tăng lên song chưa có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Giới Nhóm tuổi Nam Nữ Số mắc % Số mắc % < 30 tuổi (742) 2 0,27 10 1,35 30 – < 39 tuổi (185) 2 1,08 2 1,08 ≥ 40 tuổi (41) 0 0 1 2,44
Nhận xét: Tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da thấp ở hầu hết các nhóm tuổi (dao động xung quanh tỷ lệ 1% – 2%)
Bảng 3.15. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da theo tuổi nghề
Bệnh Tuổi nghề
May dây chuyền Nhóm nghề khác Số mắc % Số mắc %
< 10 năm (813) 13 1,6 1 0,1
10 - 19 năm (143) 1 0,7 2 1,4
≥ 20 năm (12) 0 0 0 0
Tổng số 0,828 0,364
Nhận xét: Công nhân có tuổi nghề thấp đã mắc bệnh ngoài da (< 10 năm đã mắc 1,6%)
Bảng 3.16. Tỷ lệ mắc các bệnh Viêm phế quản mạn tính theo tuổi nghề Giới Nam Nữ Tổng số Số mắc % Số mắc % Số mắc % < 10 năm (813) 2 0,25 27 3,32 29 3,57 10 – 19 năm (143) 1 0,7 10 6,99 11 7,69 ≥ 20 năm (12) 0 0 1 8,33 1 8,33 p (< 10 năm và ≥ 20 năm) < 0,05
Nhận xét: Công nhân nữ mắc bệnh viêm phế quản cao và có xu hướng tăng dần theo tuổi nghề. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi nghề ≥ 20 năm cao hơn các nhóm khác (P<0,05).
Bảng 3.17. Tỷ lệ mắc bệnh Viêm phế quản mạn tính theo giới
Bệnh Giới Bị bệnh Không bị bệnh Số mắc % Số mắc % Nam (85) 3 3,53 82 96,47 Nữ (883) 38 4,30 845 95,7 Tổng số (968) 41 4,23 927 95,77
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản ở nữ cao hơn nam (4,30% / 3,53%), song chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Bảng 3.18. Tỷ lệ khó thở của bệnh nhân Viêm phế quản mạn tính theo mùa và hoạt động của bệnh nhân
Triệu
chứng Khó thở
Khó thở do hoạt động
(Mức độ) Khó thở theo mùa 1 2 3 4 Xuân Thu Hạ Đông
May dây chuyền (800) 11 (1,38%) 6 (0,75%) 2 (0,25%) 1 (0,125%) 2 (0,25%) 1 (0,125%) 2 (0,25%) 0 0% 8 (1%) Nghề khác (168) 2 (1,19%) 1 0,59%)( 0 (0%) 0 (0%) 1 (0,59%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 2 (25%) Ghi chú: Các mức độ khó thở khi gắng sức
1. Khi lên cầu thang hoặc leo dốc
2. Khi đi lại bình thường trên mặt phẳng 3. Khi đi chậm và nhẹ nhàng
4. Khi cử đông nhẹ nhàng
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh viêm phế quản có dấu hiệu khó thở trong nhóm công nhân may dây chuyền tương tự các nhóm nghề khác (p > 0,05).
Tỷ lệ các bệnh nhân khó thở khi leo cầu thang đã xuất hiện và cao hơn (0,75%)