Xây dựng một chiến lược Marketing dài hạn, ổn định, tiên tiến

Một phần của tài liệu 678 Sử dụng Marketing nhằm nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Hà Nội  (Trang 81 - 84)

- Tiếp tục xu hướng giảm lãi suất

3.3.5. Xây dựng một chiến lược Marketing dài hạn, ổn định, tiên tiến

Với vai trò là một công cụ quản lý và điều hành hoạt động NH giúp cho NH phát huy được tối đa các nguồn lực, nâng cao sức cạnh tranh để phát triển bền vững, hoạt động đem lại hiệu quả cao, phòng ngừa được những rủi ro để đảm bảo an toàn, công tác Marketing có ảnh hưởng trực tiếp giúp cho Ban lãnh đạo NH lựa chọn các mục tiêu hoạt động và các giải pháp quan trọng nhất thực hiện các mục tiêu phát triển đó.

Trong khi đó hoạt động Nh luôn đòi hỏi tính dài hạn và ổn định, hoạt động Nh không phải là những phi vụ mà là những cam kết có thời hạn ( trong đó nhiều cam kết trung và dài hạn ) với khách hàng. Việc đầu tư cho phát triển hoạt động của NH cũng hết sức tốn kém và đòi hỏi thời gian hoàn toàn tương đối do đầu tư chủ yếu là công nghệ cao. Với quy mô như Agribank Hà nội, việc chuyển hướng hoạt động càng khó khăn và tốn kém nên đòi hỏi phải xác định đúng đắn các mục tiêu phát triển có tính dài hạn và ổn định. Trên cơ sở đó NH có thể đầu tư các nguồn lực để phát triển theo định hướng đã lựa chọn một cách hiệu quả nhất.

Chính vì vậy NH cần phải xây dựng một chiến lược Markeitng dài hạn, ổn định và tiên tiến để phục vụ tốt nhất cho sự phát triển lâu dài. Công tác Markeitng nếu không có chiến lược hoặc chiến lược không vững chắc, không ổn định và không tiến tiến sẽ hạn chế nhiều tới hiệu quả hoạt động NH. Yêu cầu đối với một chiến lược Marketing dài hạn, ổn định và tiên tiến bao gồm:

- Lựa chọn được lĩnh vực đầu tư và thị trường có tiềm năng phát triển, ổn định, lâu dài.

- Lựa chọn được nền khách hàng có tiềm năng.

- Lựa chọn được các sản phẩm dịch vụ cần thiết để cung cấp ra thị trường.

- Lựa chọn được nền tảng cộng nghệ hoạt động đáp ứng được các yêu cầu phát triển sản phẩm, cung ứng sản phẩm và hoạt động quản lý.

- Lựa chọn các kênh phân phối sản phẩm. - Lựa chọn chiến lược tiếp thị

- Xác định nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng các mục tiêu phát triển.

- Xác định mức độ rủi ro cho phép trong tất cả các hoạt động của Agribank Hà nội và mức độ rủi ro của các sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp.

- Lựa chọn chính sách giá cả hợp lý, cạnh tranh theo quan điểm Marketing cho những sản phẩm dịch vụ sẽ cung ứng

Thực tế cho thấy rằng, thị trường Hà Nội hiện rất nhạy cảm với lói suất và Phí các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Do đó để thực hiện chính sách lãi suất và phí hợp lý thì AGRIBANK Hà Nội cần làm những cụng việc sau:

- Áp dụng lãi suất và phi linh hoạt, phân biệt về lãi suất và phí đối với từng nhóm

khách hàng, đặc biệt phải ưu tiên những nhóm khách hàng đem lại nhiều lợi nhận cho ngân hàng.

- Cần phải chấp nhận không thu phí hoặc thu phí thấp đối với các dịch vụ phụ trợ

nhằm thu hút các giao dịch lớn có khả năng đưa lại lợi nhuận lớn hơn.

- Áp dụng chính sách giá cả theo giá trị cảm nhận của khách hàng. Một số dịch

vụ của Ngân hàng được khách hàng đánh giá có chất lượng cao hơn hẳn các ngân hàng trên địa bàn, thì ngân hàng nên định giá cao theo giá mà khách hàng cảm nhận được. Thực hiện chính sách giá theo giá trị cảm nhận mà tại đó dù mất đi 1 lượng khác hàng nhỏ nhưng lại đạt được phần lợi nhuận lớn hơn.

Để thực hiện chính sách giá cả theo quan điểm marketing, NH cần tổ chức các buổi họp quyết định về giá cả có sự tham gia của mọi bộ phận trong ngân hàng trên cơ sở đánh giá mức chung của thị trường..

Như vậy, một chiến lược Marketing đáp ứng được những đòi hỏi nói trên sẽ giúp cho Ban lãnh đạo Nh xác định hướng phát triển phù hợp với môi trường kinh doanh và

điều kiện thực tế của NH, phân phối các nguồn lực cần thiết cho các mục tiêu phát triển một cách có hiệu quả và điều hành các hoạt động của toàn hệ thống theo các mục tiêu đã đề ra.

Từ việc xác định một chiến lược Marketing có tính lâu dài, ổn định và tiên tiến sẽ tạo điều kiện để công tác Marketing của Agribank Hà Nội xây dựng những chính sách, kế hoạch, chương trình, các biện pháp cụ thể triển khai thực hiện một cách có hiệu quả việc phát triển các thị trường mục tiêu và các lĩnh vực đầu tư ưu tiên, thu hút và phát triển nền khách hàng tiềm năng, xây dựng nền tảng công nghệ và phát triển các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và khách hàng với chi phí phù hợp, cạnh tranh, phát triển mạng lưới hoạt động, mạng lưới các kênh phân phối sản phẩm khác, lường đón những rủi ro trong các mặt hoạt động và các sản phẩm dịch vụ để có giải pháp điều tiết, hạn chế những tổn thất có thể xảy ra trong mực độ cho phép.

Một phần của tài liệu 678 Sử dụng Marketing nhằm nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Hà Nội  (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w