Đánh giá tác động môi trường cho từng vùng

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên ngành quản lý đất đai " vùng sinh thái, hiện trạng sử dụng đất… Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên " pot (Trang 28 - 32)

Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA) là sự đánh giá khả năng tác động tích cực-tiêu cực của một dự án được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội.

Mục đích của việc đánh giá này để chắc rằng các nhà ra quyết định quan tâm đến các tác động của dự án đếm môi trường khi quyết định thực hiện dự án đó không. Tổ chức quốc tế về Đánh giá tác động môi trường (IAIA) đưa ra định nghĩa về việc đánh giá tác động môi trường gồm các công việc như "xác định, dự đoán, đánh giá và giảm thiểu các ảnh hưởng của việc phát triển dự án đến các yếu tố sinh học, xã hội và các yếu tố liên quan khác trước khi đưa ra quyết định quan trọng và thực hiện những cam kết."

Sau ĐTM, các nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả phí (hay còn gọi là nguyên tắc 3P trong môi trường) được áp dụng nhằm ngăn chặn, giải thiểu hoặc yêu cầu thực hiện trách nhiệm pháp lý hoặc chi trả bảo hiểm cho dự án dựa trên những tác hại của nó.

* TP Hồ Chí Minh

Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới 2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này.

Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất... còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên.

Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn.

Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học cải tạo nước kênh Ba Bò là một ví dụ.

Kênh Ba Bò

* Nha Trang - Khánh Hòa

Môi trường biển Vịnh Nha Trang đang đứng trước những tác động tiêu cực chủ yếu từ các hoạt động của con người, vì thế cần phải có sự chung tay góp sức của cộng đồng để nỗ lực bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

Vịnh Nha Trang hiện có trên 350 loài san hô tạo rạn và 40 loài mới được ghi nhận, 222 loài cá rạn san hô, 120 loài thân mềm, 70 loài giáp xác, 248 loài rong biển… Đây là vùng biển có tính đa dạng sinh học cao so với các khu vực ven bờ khác ở Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay, môi trường biển vịnh này đang chịu nhiều tác động tiêu cực, do đó rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường nơi đây ngày một tốt hơn.

Trong 10 năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang đã triển khai, hoàn thành bốn hợp phần của dự án xây dựng, củng cố khu bảo tồn biển; kết hợp nhiều hoạt động tuần tra, bảo vệ cảnh quan, môi trường; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức; tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, hỗ trợ sinh kế cho người dân… Theo Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa, toàn bộ nước thải của TP Nha Trang được xả ra 11 miệng cống, trong đó có ba miệng cống xả thẳng ra biển, năm cống đổ ra sông Cái và ba cống xả ra sông Quán Trường. Hiện hệ thống thoát nước ở Nha Trang chưa tách bạch giữa đường thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt của các khách sạn, nhà hàng lớn sau khi qua hệ thống hầm tự hoại cũng tràn vào đường ống thoát nước chung. Nghiêm trọng hơn, rất nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản ở phía Bắc TP Nha Trang hằng ngày xả ra hàng ngàn mét khối nước thải chưa qua xử lý ra sông Quán Trường. Cho dù lượng nước thải khổng lồ này được xả ra sông thì đích cuối cùng vẫn là vịnh Nha Trang.

Nước thải của toàn TP Nha Trang được xả thẳng ra vịnh, gây ô nhiễm môi trường

* Đà Lạt - Lâm Đồng

Đà Lạt đã hình thành trên 100 năm, được các KTS người Pháp phác thảo thiết kế tổng thể. Các nhà quản lý và kiến trúc của thế hệ đi sau trên cơ sở đó phát triển chi tiết nhưng phù hợp với kiến trúc tổng thể cho đến những năm sau 1975 vẫn còn cân bằng. Về phía đông nam và đông bắc từ hồ Xuân Hương không phát triển các cụm dân cư, nhà máy… mà chỉ có các khu biệt thự độc lập, hoặc nhà vườn, tránh nước thải chảy vào hồ Xuân Hương...

Hồ Xuân Hương bị ô nhiễm do rác thải

Vào thập niên 80-90 của thế kỷ 20, Đà Lạt bắt đầu bị ô nhiễm vì dân số tăng nhanh, có nhiều dự án đầu tư phát triển, đất trồng rau, hoa, cây cảnh và rừng thông nhanh chóng biến thành nhà xưởng, công sở, bên cạnh đó là việc xây dựng khu dân cư tự phát không theo trật tự qui hoạch. Các khu đất nhà vườn, biệt thự bị xâm lấn, những khu rừng thông bị chặt phá làm vườn, xây nhà. Những cánh đồng rau hoa, rừng thông đan xen như khu Chi Lăng, Đa Thiện, Bùi thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng, Phạm Hồng Thái, Viện hạt nhân… nhanh chóng thành nhà ở, công xưởng, và tất nhiên nước bẩn từ đầu nguồn chảy vào hồ Xuân Hương gây ô nhiễm. Công ty cấp nước buộc phải xây dựng nhà máy nước Suối Vàng cách Đà Lạt 15 km, nhưng công suất 30.000m3/ngày đêm đến nay không đủ nước sinh hoạt cho dân Đà Lạt.

Quy hoạch Đà Lạt đến năm 2010 và tầm nhìn đền 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2002. Theo đó, dân số tăng lên hơn 2 lần hiện nay (500 ngàn người), diện tích mở rộng gần 40 ngàn ha, bao gồm một phần đất huyện Đức Trọng, Lạc Dương… Các dự án du lịch cũng được định hình, mời gọi đầu tư như: Khu công nghiệp Trại Mát, khu dân cư Ngô Quyền, An Sơn, khu du lịch Đankia- Suối vàng, khu du lịch hồ Tuyền Lâm…

Song, điều khiến dư luận quan tâm nhất là các dự án nằm trên đầu nguồn nước như khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Đankia-Suối vàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên ngành quản lý đất đai " vùng sinh thái, hiện trạng sử dụng đất… Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên " pot (Trang 28 - 32)