- Môi trường
NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐẠI LÝ
ĐẠI LÝ
Sơ đồ 2.1 : Kênh phân phối của ngành.
Hệ thống phân phối của các công ty sản xuất ôtô hiện nay theo hai loại kênh :
- Kênh 1 : Bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, như công ty Hino.
- Kênh 2 : Bán hàng thông qua đại lý, như công ty Toyota, Ford… Ngoài ra còn có những công ty sử dụng cùng lúc hai kênh trên như : Mercedes – Benz, VMC.
Tổng số đại lý của 11 liên doanh sản xuất ôtô hiện nay khoảng 127 đại lý, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong số đó chỉ có các đại lý của Toyota, Ford là được đầu tư đúng tiêu chuẩn của một đại lý ôtô với đầy đủ những trang thiết bị hiện đại, thực hiện đầy đủ ba chức năng (3S) : Bán hàng (Sales); Dịch vụ ( Service); Phụ tùng ( Spare parts), còn các đại lý khác thì còn rất yếu, chưa đạt tiêu chuẩn của một đại lý ôtô.
Dịch vụ sau bán hàng
Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất ôtô đều áp dụng chế độ bảo hành 2 năm hoặc 50.000 km tuỳ theo điều kiện nào tới trước. Các sản
phẩm dù mua ở bất cứ đại lý nào cũng được bảo hành hoặc sửa chữa với mức giá thống nhất ở mọi đại lý của hãng đó trên toàn quốc. So sánh giữa các hãng ôtô trong nước thì Toyota được đánh giá là hãng có hệ thống dịch vụ tốt nhất. Cung cấp phụ tùng và dịch vụ sửa chữa chất lượng cao với tay nghề của đội ngũ kỹ thuật viên không ngừng được nâng cao. Với Toyota, chăm sóc thật chu đáo khách hàng đã mua xe cũng không kém phần quan trọng so với tìm thêm khách hàng mới. Toyota còn là công ty đầu tiên trong việc thành lập phòng dịch vụ khách hàng ( Customers Service – CS) nhằm giải quyết mọi khiếu nại thắc mắc của khách hàng cũng như đưa ra các hoạt động nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, chất lượng phục vụ của đại lý để từ đó có những biện pháp khắc phục và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng hơn nữa.
Quảng cáo và khuyến mãi
Với nguồn tài chính dồi dào, các nhà sản xuất thường thực hiện các chương trình quảng cáo rầm rộ, đặc biệt là khi tung ra sản phẩm mới nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Các phương tiện quảng cáo chủ yếu là truyền hình, báo chí, tạp chí, web-site, quảng cáo ngoài trời. Hằng năm, các công ty cũng thường thực hiện các chiến dịch khuyến mãi lớn như : khuyến mãi mùa hè, khuyến mãi cuối năm, khuyến mãi khi tung ra sản phẩm mới. Trong những dịp này, người tiêu dùng sẽ được hưởng rất nhiều chế độ ưu đãi. Toyota được đánh giá là hãng có các chương trình quảng cáo được đầu tư và nghiên cứu rất công phu, phù hợp với văn hoá và tâm lý người Việt. Đầu tư quảng cáo của Toyota hiện đang dẫn đầu đã góp phần giúp thương hiệu Toyota trở nên quen thuộc nhất hiện nay.
Về công tác nghiên cứu và dự báo thị trường
Các công ty liên doanh đã thực hiện khá bài bản trong thời gian qua, nhưng việc nghiên cứu và dự báo này cũng chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, mà chỉ chủ yếu tập trung vào giai đoạn đầu, khi chuẩn bị cho ra thị trường một sản phẩm mới. Chính vì vậy đã xảy ra tình trạng khi thì sản xuất, lắp ráp xe tồn đọng quá nhiều, khi thì lại khan hiếm một loại sản phẩm nào đó, gây rất nhiều khó khăn cho công tác bán hàng.
Nhìn chung, hoạt động tiếp thị của các doanh nghiệp ôtô Việt Nam hiện nay là tương đối tốt, tuy nhiên hoạt động này mới chỉ tập trung ở một số công ty như : Toyota, Ford, Daewoo, Mercedes – Benz .
2.3.2.3 Tài chính
Hầu hết các liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam đều do các công ty mẹ đầu tư vào nên được sự hỗ trợ về tài chính rất mạnh từ phía công ty mẹ. Các đối tác Việt Nam thường chỉ góp 30% giá trị và gần như hoàn toàn ở dạng vốn pháp định, đặc biệt là bất động sản. Ngoài số vốn đăng ký đầu tư ban đầu, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tuỳ vào những thời điểm cần thiết mà các tập đoàn mẹ có thể hỗ trợ tăng vốn để đầu tư vào những phân xưởng mới hay lắp đặt thêm dây chuyền mới nhằm mở rộng sản xuất. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư của 11 liên doanh là 574 triệu USD, vốn pháp định là 275 triệu USD. Như vậy khả năng tài chính của ngành là rất lớn.