Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (trên 1000 ca sinh còn sống)

Một phần của tài liệu Đưa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến với người dân docx (Trang 28 - 29)

Nguồn: ICDS 1994, Bộ Y tế 2001, và UNICEF

44.4 31 25 14.8 0 10 20 30 40 50 1990 2000 2010 2015

Mục tiêu quốc gia Mục tiêu MDG

Đưa các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đến với người dân Thích ứng MDG về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi vào hoàn cảnh quốc gia Rất khó đạt được chính xác mục tiêu giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi nếu dựa vào số liệu về mức gốc chính thức của năm 1990. Trong Chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân 2001- 2010, Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu có tính khả thi hơn cho đến 2010, đó là giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 30 trên 1000 ca sinh còn sống vào năm 2010, tức là bằng một nửa mức trung bình của những nước có trình độ phát triển con người trung bình (UNDP 2002d), và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh xuống còn 25 trên 1000 ca sinh còn sống. Những chỉ tiêu này, cùng với những chỉ tiêu khác trong Chiến lược y tế, cũng đã được đưa vào Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng, được phê duyệt vào tháng 2-2002, đặt ra những chỉ tiêu phấn đấu quan trọng trong lĩnh vực sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.

Chênh lệch xã hội rất lớn về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi

Chênh lệch giữa các tỉnh về tỷ lệ tử vong trẻ em ở mức đáng kinh ngạc. ở những tỉnh tốt nhất trong cả nước, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh chỉ có 16,6 trên 1000 ca sinh còn sống, trong khi ở 12 tỉnh kém nhất, mức trung bình là 60 ca trên 1000 ca sinh còn sống (Xem bảng 5).

Trong số những tỉnh tốt nhất gồm có các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ tử vong thấp nhất, ở mức 10,5 trên 1000 ca sinh còn sống vào năm 1999. Còn về phía cuối, các tỉnh miền núi và miền Trung có tỷ lệ cao nhất, tỉnh đứng thấp dưới cùng là Kon Tum. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở tỉnh này là 82,6, tức là gần 8 lần so với tỉnh có tỷ lệ thấp nhất. Như vậy ở tỉnh này, cứ 10 trẻ em sinh ra trong năm 1999 thì có gần 1 em chết trong vòng 1 năm đầu.

Tỷ lệ trẻ em thiếu cân dưới 5 tuổi cũng cho thấy xu hướng tương tự như tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Nhìn chung kết quả trong toàn quốc về lĩnh vực này không được phân phối đồng đều giữa các tỉnh và vùng. Tỷ lệ trẻ em thiếu cân dưới 5 tuổi trung bình ở 12 tỉnh tốt nhất là 25,08% năm 2001, còn ở 12 tỉnh kém nhất là 40,46% trẻ em bị thiếu cân trong độ tuổi đó, tức là cao gấp 1,6 lần. Lẽ thông thường, những vùng đạt tiến bộ nhiều nhất trong lĩnh vực này là các đô thị và một số tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng những một số tỉnh miền Trung được xếp ở hàng cuối (Bảng 6).

Chỉ tiêu 1

Chỉ tiêu 2

Chỉ tiêu 3

MDG

Từ năm 1990 đến 2015, giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi

VDG

Đến 2005 giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh xuống còn 30 trên 1000 ca sinh còn sống và vào năm 2010 còn 25 trên 1000, đối với những vùng kém phát triển thì giảm với tốc độ nhanh hơn

Đến 2005 giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 36 trên 1000 ca sinh còn sống và đến 2010 còn 32 trên 1000.

Đến 2005 giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 25% và đến 2010 còn 20%.

Mục 4. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em

Một phần của tài liệu Đưa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến với người dân docx (Trang 28 - 29)