CHƯƠNG 6: BỘ THÚC CÔNG SUẤT I GIỚI THIỆU BỘ THÚC CÔNG SUẤT:

Một phần của tài liệu Quá trình nghiên cứu và sáng tạo mạch quang truyền dẫn định hướng Viba dùng EPROM docx (Trang 47)

II. MẠCH AUTO RESET:

CHƯƠNG 6: BỘ THÚC CÔNG SUẤT I GIỚI THIỆU BỘ THÚC CÔNG SUẤT:

I. GIỚI THIỆU BỘ THÚC CÔNG SUẤT:

Để bảng đèn hiển thị được rõ ràng một câu văn bản, một hình ảnh, một ký hiệu… thì bắt buộc các LED trong bảng phải sáng đủ mạnh, việc này được thực hiện một cách dễ dàng khi dùng các Transistor hoạt động ở lớp D (chế độ Switching, tắt-bão hòa, đóng -cắt).

Ngoài ra, ta cũng có thể dùng các IC chuyên dùng để thúc công suất như:7416, 7417… (thuộc họ TTL) hoặc 4049, 4050…( họ CMOS). Các IC này ngày nay đã được chế tạo với dòng ngõ ra có thể lên đến hàng chục mA (có thể lên đến 50 mA), bảo đảm kéo nổi hầu hết các tải trong các mạch điện tử số.

Tuy nhiên, nếu dùng các IC để thúc công suất thì ta sẽ có dòng ngõ ra cố định, khi muốn dùng tải có công suất lớn hơn thì ta khó sửa đổi lại mạch thúc công suất được. Và một điều nữa là theo tính toán, dòng điện ở một cột LED có thể lên đến gần 100mA, giá trị này cao hơn nhiều so với dòng ngõ ra cực đại của các IC thúc nên ở mạch điện thuộc đồ án này thì không thể dùng các IC để thúc trực tiếp tải được.

Còn nhiều cách khác nữa để thúc tải như dùng SCR, triac, op-to, Solid State Relay… Các cách này thường được dùng cho các tải có công suất lớn như các bảng đèn ở quảng trường.

Do tải ở đây là bảng đèn có công suất không lớn lắm nên ta chỉ cần dùng các Transistor công suất trung bình là đủ để thúc sáng nó.

Bảng đèn cần được thúc bởi hai bộ thúc hàng và cột khác nhau mới sáng được nên ở đây cũng đưa ra hai bộ thúc hàng và thúc cột dùng Transistor.

Một phần của tài liệu Quá trình nghiên cứu và sáng tạo mạch quang truyền dẫn định hướng Viba dùng EPROM docx (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)