Khái quát về ca từ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN (Trang 25)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Khái quát về ca từ

1.2.1. Khái niệm "ca từ"

Trong âm nhạc, ca từ (lời của bài hỏt) giữ một vai trò quan trọng. Ca từ bổ sung tính cụ thể cho hình tƣợng âm nhạc, hay nói cách khác, nó làm nhiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 vụ nhƣ là ngƣời hƣớng dẫn, mở đƣờng, “phiên dịch”, dẫn giải cho ngƣời thƣởng thức bằng thứ ngôn ngữ phổ biến mà con ngƣời đã đƣợc học tập, rèn luyện, nâng cao từ khi lọt lòng mẹ. Một ngƣời Việt Nam không biết ngoại ngữ nghe một bài hát bằng tiếng Nga, hay tiếng của một nƣớc khác, cũng coi nhƣ nghe một bản nhạc không lời, bởi ca từ đó không phải là tiếng Việt mà ngƣời Việt Nam đã sử dụng thành thạo.

Ca từ mở cửa cho hình tƣợng âm nhạc đi vào lòng ngƣời thƣởng thức. Sở dĩ nhƣ vậy, vỡ ngụn ngữ (bằng lời) là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Có thể ví ca từ nhƣ đôi cánh nâng hình tƣợng âm nhạc bay cao hơn, xa hơn. Trên thực tế, có nhiều tác phẩm âm nhạc, phần âm thanh và phần ca từ tƣơng sinh nhƣ xác với hồn, làm nên sức sống của tác phẩm. Nhƣng cũng có nhiều tác phẩm, khi bóc tách phần ca từ ra khỏi nền nhạc thì nó vẫn thấm đẫm chất thơ, và đi vào lòng công chúng bởi tính trữ tình và những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà ngƣời nhạc sĩ gửi gắm trong tác phẩm của mình. Thậm chí, những triết lí trong ca từ còn đƣợc thƣởng thức nhƣ những câu châm ngôn sống bất hủ hoặc nhƣ những bài thơ. Trong nền âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn là một hiện tƣợng nhƣ vậy.

Với những vai trò và chức năng kể trên, ca từ là một phần không thể thiếu trong âm nhạc. Vậy ca từ là gì? Theo Dƣơng Viết Á: “Trong loại hình nghệ thuật âm nhạc, ngoài phần âm thanh đóng vai trò chính, còn phải dùng đến ngôn ngữ, nói đúng hơn, đó là phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc (lời ca trong ca khúc, hợp xƣớng; kịch bản trong nhạc cảnh, nhạc kịch; tên gọi, tiêu đề của những bài hát, bản nhạc hoặc của từng chƣơng nhạc...). Tất cả phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc, ta gọi chung trong một khái niệm: Ca từ” [1, tr.13].

Với khái niệm nêu trên, áp dụng vào đề tài cụ thể nghiên cứu phƣơng thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn, luận văn giới hạn nghiên cứu chỉ phần lời trong các ca khúc của ông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27

1.2.2. Ngôn ngữ trong ca từ

Ngôn ngữ là chất liệu tạo nên ca từ. Giá trị của ca từ phụ thuộc vào trình độ sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhạc sĩ. Những ca từ có giá trị trƣớc hết phải chuẩn về từ ngữ, đúng về ngữ pháp, chính xác về cú pháp, rõ ràng, trong sáng về mặt diễn đạt... Trong nền âm nhạc Việt Nam, những nhạc sĩ có tên tuổi cũng đồng thời là những ngƣời tạo ra những ca từ có giá trị mẫu mực, nhƣ: Văn Cao, Huy Du, Đỗ Nhuận, Nguyễn Văn Tý... Họ là những ngƣời góp phần quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hoá nó để phục vụ sự phát triển của tƣ duy, sự phát triển của trí tuệ con ngƣời Việt Nam. Ngôn ngữ trong bài hỏt (ca từ) mang những đặc trƣng của ngôn ngữ văn học, nhất là của ngôn ngữ thơ. Nhƣng thơ chủ yếu là để đọc, trong khi đó lời ca chủ yếu là để hát và nghe theo giai điệu và tiết tấu nhất định. Rõ ràng thơ và lời ca có hai cách tác động chủ yếu khác nhau: một bên thƣờng là thị giác và một bên thƣờng là thính giác. Do sự khác nhau đó, ngôn ngữ trong bài hỏt có những điểm khác so với ngụn ngữ trong thơ ca. Chẳng hạn:

Trong thơ ca, không nhà thơ nào lại viết liền một đoạn gồm toàn từ ngữ tƣợng thanh, vì bài thơ viết ra để đọc (hoặc để nghe qua ngƣời khác đọc). Nhƣng với lời ca, vì để hát lên và để nghe theo giai điệu và tiết tấu của âm nhạc, một đoạn lời ca chỉ gồm những từ ngữ tƣợng thanh bỗng nhiên lại có hồn, có sức sống. Sở dĩ có sự khác biệt này là do công cụ, phƣơng tiện diễn tả chủ yếu của âm nhạc là âm thanh với giai điệu, tiết tấu, hoà thanh... Với những phƣơng tiện đó, âm nhạc có một khả năng vô cùng to lớn trong việc tái hiện cuộc sống thông qua thế giới âm thanh. Chính nhờ đặc trƣng này, âm nhạc cho phép sử dụng những mô phỏng âm thanh trong cuộc sống xã hội và tự nhiên để phản ánh hiện thực.

Tóm lại, ngôn ngữ trong tỏc phẩm ca từ là ngôn ngữ nghệ thuật đƣợc chọn lọc, tinh luyện, giàu hình ảnh, nhạc điệu, đƣợc tổ chức một cách đặc thù nhằm phản ánh cô đọng đời sống và biểu thị tinh tế mọi cung bậc tâm trạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 xúc cảm của con ngƣời. Nếu coi âm nhạc là một sản phẩm trí tuệ của nhân loại thì ca từ là một bộ phận không thể thiếu của sản phẩm đó. Khi soạn ca từ, ngoài những tình cảm xuất phát từ trái tim, ngƣời nhạc sĩ còn cần có sự đầu tƣ của trí tuệ để lựa chọn ngôn ngữ một cách tinh tế, làm nên những khúc ca có giá trị. Có thể nói một trong những giá trị của ca khúc là ở phần ca từ của tác phẩm.

1.2.3. Hình tƣợng trong ca từ

Cũng nhƣ các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc phản ánh cuộc sống thông qua hình tƣợng. Từ một ca khúc cho đến một bản giao hƣởng, một vở nhạc kịch..., với những mức độ khác nhau, đều là những hình tƣợng nghệ thuật phản ánh hiện thực, những bức tranh về cuộc sống con ngƣời trong một giai đoạn lịch sử nhất định, thông qua cách nhìn riêng biệt và sự nhạy cảm của nhạc sĩ.

Hình tƣợng nghệ thuật là một bức tranh vừa cụ thể vừa khái quát về cuộc sống, về con ngƣời, đƣợc xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật của nghệ sĩ. Trong ca từ, bức tranh đó đƣợc hiểu là bức tranh về tâm trạng của những con ngƣời xã hội, và qua bức tranh đó, hoàn cảnh cũng đƣợc phản ánh một cách sống động, rõ nét. Trong lời ca, tâm trạng có thể gắn với một hoàn cảnh, một tình huống hoặc một câu chuyện, do đó tác giả vẫn có thể miêu tả, tƣờng thuật (về cảnh, về việc). Nhƣng cảnh phải đƣợc gắn với tình, việc phải đƣợc gắn với ngƣời, với cảm xúc. Trong những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Đặng Thế Phong nhƣ Giọt mưa thu hay Con thuyền không bến..., lời ca hầu nhƣ đều miêu tả (tả cảnh), song mỗi câu, mỗi từ đều trĩu nặng tình ngƣời và nỗi lòng của “cái tôi” trữ tình.

Muốn có đƣợc sự cảm thông và sự rung động từ phía ngƣời nghe, hình tƣợng ca từ trong tác phẩm âm nhạc phải có tính điển hình, tức là phải có sự liên kết hữu cơ giữa cái riêng và cái chung, sự thống nhất thẩm mĩ giữa cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 cảm tính cụ thể và cái bản chất. Nếu nặng về cái chung, nhẹ về cái riêng, chỉ thấy cái bản chất mà bỏ rơi cái cảm tính cụ thể, hình tƣợng trong ca từ sẽ trở thành một chuỗi những khái niệm khô khan. Nhƣng nếu coi nhẹ cái chung mà nặng về cái riêng, chạy theo cái cá biệt mà không nói lên đƣợc cái phổ biến, có tính quy luật thì hình tƣợng trong ca từ sẽ trở nên lạc lõng, xa lạ với số đông, với quần chúng. Vì vậy ngƣời nghệ sĩ phải biết sống thực sự với tình cảm của con ngƣời thời đại, hoà nhịp đập trái tim mình với quần chúng nhân dân thì mới sáng tạo đƣợc những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Có nhƣ thế, “cái tôi - nghệ sĩ” mới hoà chung với “cái ta - nhân dân”, cho dù trong trƣờng hợp nghệ sĩ chỉ nói về cái tôi:

Ai về thủ đô tôi gửi vài lời Tây Hồ mờ xa là nhà tôi đó Ai về thành đô tôi gửi vài lời

Cho nhẹ lòng tôi năm tháng không nguôi

(Sẽ về thủ đô - Huy Du)

Đó là tâm trạng riêng của Huy Du: nhớ Hà Nội, nhớ quê hƣơng với biết bao kỉ niệm. Thế nhƣng ngƣời nghe nhƣ thấy trong đó có nỗi lòng của mình, bởi: ai xa quê hƣơng mà không nhớ thƣơng, vƣơng vấn; ai là ngƣời Việt Nam yêu nƣớc đi kháng chiến mà không mong ngày về thủ đô - ngày tƣợng trƣng cho chiến thắng.

1.2.4. Chủ thể cảm xúc trong ca từ

Chủ thể cảm xúc trong một tác phẩm âm nhạc, trong ca khúc, xét đến cùng, chính là tác giả của tác phẩm ấy. Nhƣng không phải bao giờ tác giả cũng “nhập vai” trong tác phẩm để ca hát, yêu thƣơng, căm giận, mơ ƣớc... Cách thể hiện “cái tôi - tác giả” trong tác phẩm rất phong phú và đa dạng.

Có khi “cái tôi - tác giả” đƣợc biểu hiện trực tiếp trong bài hát, trong ca từ. Ca khúc Mười năm tổ quốc tôi đã lớn của Hồng Đăng là một ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

Đang ngày đêm trên tuyến đầu diệt quân cướp Mỹ Khi tôi hát ca ngợi Đảng của tôi như ánh mặt trời Trên đường dài dân tộc tôi đi đến vinh quang...

Tình yêu tha thiết đối với quê hƣơng, niềm tự hào kiêu hãnh về tổ quốc anh hùng, niềm tin vào tiền đồ tƣơi sáng của đất nƣớc... là những cảm xúc của tác giả đƣợc biểu hiện trực tiếp trong tác phẩm. Trong trƣờng hợp này, “cái tôi - nhân vật” trong tác phẩm trùng khít với “cái tôi - tác giả” của nhạc sĩ.

Cũng có khi tác giả không nói đến “cái tôi”, nghĩa là trong lời ca không có từ tôi nhƣng ngƣời nghe vẫn thấy rõ và xác định đƣợc chủ thể cảm xúc trực tiếp trong tác phẩm chính là tác giả. Nếu nhƣ trong ca khúc Mười năm tổ quốc tôi đã lớn (Hồng Đăng), tác giả đồng thời là nhân vật trữ tình trong tác phẩm, xuất hiện trực tiếp và rõ ràng thì trong ca khúc Cô gái mở đường (Xuân Giao), nhân vật trữ tình (tác giả) lại ẩn mình đi. Do đó các câu trong ca từ đều thuộc vào loại có chủ ngữ ẩn. Ví dụ:

Đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh Tiếng hát ai vang động cây rừng

Phải chăng em cô gái mở đường

Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát...

Ca khúc là lời của nhạc sĩ Xuân Giao trò chuyện với những cô gái mở đƣờng. Tác giả đã bộc lộ tâm tình của mình và thể hiện sự yêu thƣơng, trân trọng, ngợi ca những ngƣời con gái anh hùng. Trong toàn bộ ca khúc, “cái tôi - tác giả” không hề xuất hiện nhƣng ta vẫn có thể nhận thấy sự hiện diện của tác giả. Để thấy rõ hơn điều này, ta có thể viết lại những câu ẩn chủ ngữ thành những câu có chủ ngữ nhƣ sau:

(Tôi) đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh Tiếng hát ai vang động cây rừng

Phải chăng em cô gái mở đường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Ai đi? Ai nghe tiếng hát? Ai lên tiếng hỏi?... Đó có thể chính là “tôi”, là tác giả Xuân Giao. Ở đây, tác giả cũng là đại diện cho những ngƣời lính trên đƣờng đi cứu nƣớc, đang trong rừng núi Trƣờng Sơn, với nỗi lòng xốn xang khi nghe tiếng hát của các cô nữ thanh niên xung phong.

Ta còn có thể bắt gặp một dạng ẩn náu chủ thể cảm xúc khác nữa. Vẫn là tác giả, đồng thời là nhân vật trữ tình, nhƣng “cái tôi - tác giả” trong tác phẩm chỉ thấp thoáng hiện lên sau cảnh vật đƣợc nhắc tới. Trong Người Hà Nội, Nguyễn Đình Thi đã viết:

Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây Đây lắng hồn núi sông ngàn năm

Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội Hà Nội mến yêu...

Trong những câu hát trên, cảnh Hà Nội hiện lên với Hồ Gƣơm, Hồng Hà, Hồ Tây... Nhƣng đó không chỉ đơn thuần là cảnh. Cảnh ở đây quyện chặt với tình, cảnh hiện lên qua tình. Những cảnh đó không phải đƣợc kể ra mà đƣợc ca lên, đƣợc hát lên trong sự gắn bó với một giai điệu thiết tha, sâu lắng, tràn đầy yêu thƣơng.

Có khi “cái tôi - tác giả” lại đựơc biểu hiện thông qua “cái tôi - nhân vật trữ tình” đƣợc phản ánh trong tác phẩm. Ở đây, tác giả không trực tiếp xuất hiện, nghĩa là chủ thể cảm xúc của tác phẩm không phải là tác giả, mà là một nhân vật nào đó. Đó là trƣờng hợp các ca khúc nhƣ: Tôi, người lái xe (An Chung), Thư ra tiền tuyến (Thái Cơ), Em là hoa Pơ - lang (Đức Minh)... Ngƣời lái xe, ngƣời vợ ba đảm đang ở hậu phƣơng, cô gái Tây Nguyên… là những nhân vật trữ tình. Trong những tác phẩm đó, ta bắt gặp trực tiếp tâm trạng của từng ngƣời, qua tâm trạng của họ, có thể thấy đƣợc thái độ của tác giả. Đó là lòng yêu thƣơng, thái độ trân trọng và nềm tự hào của tác giả đối với phẩm chất cao đẹp của những con ngƣời trực tiếp làm nên lịch sử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 “Cái tôi - nhân vật trữ tình” cũng có lúc biểu hiện bằng “ta”. Trong ca từ, tuy có nói đến “ta” nhƣng trong trƣờng hợp cụ thể nhất định, lại có nghĩa là “tôi”. Ca khúc Chưa hết giặc ta chưa về của Huy Du là một ví dụ:

Nghe mênh mông tiếng Bác Hồ dậy non sông Tuổi xanh ra đi chí anh hùng ta đánh Mỹ Thề quyết giữ trọn tình đất nước anh em ta ơi Tự do chính là niềm mơ ước anh em ta ơi Đời chưa hết giặc là ta chưa về...

Trong ca khúc này “ta” của tác giả Huy Du cũng là “tôi” - “cái tôi - nhân vật trữ tình”. Ca khúc vừa là tâm tình của ngƣời chiến sĩ, vừa là lời “kêu gọi” sự đồng tình của anh em đồng đội. Đó là một tâm trạng, một lời tự sự, nhƣng đồng thời là một lời động viên, khích lệ, một lời hiệu triệu - tâm tình, một lời kêu gọi hát lên từ trái tim.

“Nhƣ vậy, để tìm hiểu chủ thể cảm xúc trực tiếp trong tác phẩm là một cá nhân hay một tập thể, không chỉ dựa vào một từ “tôi” hay một từ “ta” mà có thể xác định đƣợc. Vấn đề là phải xem xét cách cảm xúc trong tác phẩm xuất phát từ góc độ nào, từ cách nhìn, cách nghĩ, cách biểu hiện nào, và còn phải đặt chủ thể cảm xúc trực tiếp ở tác phẩm ca từ trong mối tƣơng quan với chất nhạc, với phong cách của tác giả” [1, tr.147].

1.3. TRỊNH CÔNG SƠN VÀ NHỮNG CA KHÚC CỦA ÔNG 1.3.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn 1.3.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn sinh ngày 28-2-1939 tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong một gia đình gốc Huế. Ông là anh cả của 8 ngƣời em trai và gái. Cha ông là một doanh nhân yêu nƣớc và tham gia chống Pháp. Mẹ ông là một ngƣời đàn bà nhân hậu, đảm đang và có cảm nhận nghệ thuật rất tinh tế.

Năm 1943, khi Trịnh Công Sơn lên 4 tuổi, gia đình về lại Huế, ở tại vùng Bến Ngự - một vùng đất xanh tƣơi, bên dòng sông An Cựu, nơi có nhiều chùa chiền, lăng tẩm. Tiếng chuông chùa và lời kinh thấm vào hồn ông từ tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 thơ. Điều đó giúp chúng ta hiểu vì sao những ca từ của ông về sau mang đậm dấu ấn Thiền, Phật và giàu chất Huế.

Lên trung học, Trịnh Công Sơn học tại trƣờng Lycée Francais, rồi đổi

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)