7. Bố cục luận văn
3.3.1. Lễ hội Lồng tồng
Lễ hội lớn nhất trong năm của người Tày ở huyện Định Hóa là lễ hội Lồng tồng. Lễ hội Lồng tồng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng được tổ chức rất long trọng vào đầu năm, khởi đầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào dịp đầu xuân hầu như xã nào cũng tổ chức lễ hội Lồng tồng vào những ngày lệch nhau để mọi người trong vùng đến chia vui như: xã Phú Đình tổ chức vào mồng 10 tháng giêng âm lịch, xã Trung Hội ngày mồng 7 tháng giêng, xã Đồng Thịnh ngày 4 tháng giêng…)
Để chuẩn bị cho lễ hội Lồng tồng, người Tày thường dựng một cây nêu ở khu đất rộng, bằng phẳng giữa cánh đồng cách miếu của bản khoảng 20 - 30 m. Cây nêu được làm bằng tre, dài 15 m, ở ngọn cây có vòng tròn tượng trưng cho mẹ Hằng Nga - nơi cung cấp giống cây trồng cho dân làng. Mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm 1 con gà luộc, xôi, các loại bánh, rượu trắng và đôi quả còn.
Từ sáng sớm, mâm cỗ của các gia đình đã được xếp thẳng hàng trước cửa miếu làng, xung quanh mâm cỗ to của bản và dậu đựng hạt giống. Thầy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mo được sự trợ giúp của các thầy trợ mo chủ trì mọi nghi lễ cúng cầu mưa, cầu mùa. Trong khi thầy mo cúng, thầy trợ mo đội một chậu nước đứng bên cạnh. Sau khi khấn và xua đuổi mọi tà ma hại người, hại gia súc, hại mùa màng, thầy tào nhúng tay vào chậu nước vảy ra xung quanh, dân bản ai cũng muốn mình hứng được những giọt nước mưa tượng trưng đó để ruộng cấy đủ nước, cây trồng không bị gặp hạn. Thầy mo trộn đồng xu vào dậu hạt giống và quẳng vào đám đông đang đứng ở trước mặt. Nếu người nào nhặt được đồng xu và hứng được nhiều hạt giống là điềm báo hiệu một năm mới với nhiều may mắn sẽ đến với bản thân và gia đình. Sau 3 tuần hương, đốt vàng mã cắt bằng giấy bản có 5 hàng hình quả trám dâng lên thổ công của thôn bản, thầy mo chuyển sang thực hiện nghi lễ cúng ở cây nêu mong cho dân bản ném còn trúng vòng tròn để xin được nhiều hạt giống tốt về trồng cấy.
Tiếp theo phần lễ là phần hội.Các trò chơi diễn ra trong hội Lồng tồng rất đa dạng, phong phú và kéo dài hết ngày hôm đó:
*Trò chơi tung còn
Tung còn là một trò chơi dân gian, là một hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ được thanh niên nam nữ rất ưa thích.
Ném còn thường được tổ chức vào các dịp lễ hội của đồng bào. Nhưng sôi nổi nhất vẫn là vào dịp hội Lồng tồng. Để chơi được trò ném còn, người ta phải dựng cây nêu thật cao, trên đỉnh cây nêu có một vòng tròn dán giấy màu. Quả còn được làm bằng vải ngũ sắc, trong bọc hạt giống được quấn chặt tạo thành hình tròn có đường kính khoảng 15 cm.
Cách chơi: những người tham gia chơi được chia thành hai bên nam và nữ. Từng đôi trai gái thi nhau tung còn làm sao cho trúng vòng tròn, ai ném trúng thì được thưởng. Quả còn được tung đi tung lại, người chơi phải khéo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
léo bắt được dây còn không cho quả còn rơi xuống đất. Tung còn là trò chơi được nhiều người ưa thích. Nơi đây còn lưu truyền bài lượn về trò chơi này:
Về Nà Lại tung còn Về Nà Đon đánh quay Nà Lại không lìa còn Nà Đon không lìa quay Quay cái đi cái về Còn cái đi cái lại
Trai đánh quay quên ngủ Gái tung còn quên ăn Con trẻ xem quên cơm Gái xem mồm há hốc Chia tay nước mắt rơi
Nghĩ bâng khuâng không dứt Tháng giêng ngày mười lăm Đánh quay qua ngọn núi mới thôi Tung còn qua ngọn mai mới lài Trai gái nước mặt rơi hẹn với nhau Yêu nhau hẹn năm sau sẽ gặp
Hội ném còn chỉ kết thúc khi có 3 quả còn chui qua vòng tròn, tượng trưng cho việc dân bản đã xin được hạt giống tốt hứa hẹn một mùa bội thu. Những người ném được quả còn chui qua vòng tròn, ngoài niềm vui lớn với hy vọng một năm may mắn còn được lĩnh tiền thưởng của thôn bản do các gia đình đóng góp lại. Khi hội tung còn kết thúc, dân bản tranh nhau nhặt quả còn đem về treo ở cây to trong vườn với mong muốn cây sai quả hoặc bóc lõi gạo bên trong cho lợn, gà ăn chóng lớn, không bị bệnh dịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quay được làm bằng loại gỗ dẻo và cứng, đẽo thành hình tròn có đường kính khoảng từ 5 - 7 cm. Phần dưới thu nhỏ dần đều về phía chính tâm và trên có một mấu ở giữa dài khoảng 3 cm là nơi để cuốn dây. Dây cuốn thường là sợi vải hoặc dây rừng được se lại. Dây được quấn chặt vào đầu của con quay từ trong ra ngoài, quấn được càng nhiều vòng thì quay được càng lâu. Quấn xong dùng tay văng mạnh xuống đất, khi quay văng xuống đất cũng là lúc dây được từ từ dật ra khỏi quay tạo một lực phản làm quay quay tít.
Khi chơi quay, trẻ vẽ một vòng tròn rồi bổ quay vào trong vòng tròn đó. Quay của ai ra khỏi vòng tròn trước thì người đó được bổ trước. Còn lại tất cả phải để quay của mình vào trong vòng tròn đó. Nếu người bổ quay bổ không trúng hoặc trúng mà quay của mình không quay thì phải nhặt quay của mình bỏ vào vòng tròn để người khác bổ. Nếu ngời nào bổ trúng quay của người khác mà quay của mình vẫn quay tít thì người đó sẽ giành phần thắng.
* Trò chơi kéo co
Kéo co là một trò chơi khỏe mang tính tập thể cao nên được thanh niên người Tày ở Định Hóa rất ưa thích. Để tổ chức được trò chơi này, người ta chọn dây thừng để chơi. Bãi chơi kéo co thường là một sân cỏ rộng và bằng phẳng. Trước khi chơi, họ dàn quân ra hai bên cầm sẵn hai đầu dây, mỗi bên có 6 - 8 người chơi tùy số lượng do bản quy định và cuộc thi bắt đầu. Tiếng trống dồn dập thôi thúc cả hai bên. Bên ngoài người xem cổ vũ hòa cùng tiếng trống hết sức náo nhiệt và vui nhộn.
* Trò chơi đánh yến
Đánh yến là một trò chơi dân gian mang tính phổ biến của đồng bào Tày ở huyện Định Hóa trong lễ hội Lồng tồng. Quả yến có hình dạng gần giống quả cầu lông, đế hình vuông hoặc hình lục giác được làm bằng tre, mai… ở giữa được nối bằng một ống trúc ngắn trong đó cắm từ 3 đến 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chiếc lông gà. Người chơi chủ yếu là phụ nữ. Đánh yến chủ yếu được chơi từng đôi một.
Đánh yến là một trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào Tày, nó xuất hiện từ lâu đời. Đây là trò chơi vui khỏe, đòi hỏi sự khéo léo, nhịp nhàng nhưng hết sức vui nhộn, gây ấn tượng sâu đậm trong người đến dự hội.
* Trò chơi thi bắn nỏ
Trong lễ hội Lồng tồng cuộc thi bắn nỏ đã trở thành cuộc thi tài của thanh niên người Tày nơi đây. Khi tổ chức bắn, họ cắm hình nộm cách vị trí điểm bắn khoảng từ 30 đến 50 m. Mỗi người chỉ đượcbắn 3 mũi tên, tuy nhiên có những xã ở Định Hóa cuộc thi bắn nỏ trong ngày hội Lồng tồng không hạn chế tên bắn, nghĩa là mũi tên chạm vào hình nộm là được thưởng.
Ngoài ra trong lễ hội Lồng tồng còn diễn ra rất nhiều trò chơi dân gian khác như đánh khăng, đánh đáo…
Lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên thực sự là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc trưng. Đây là lễ cầu một mùa màng bội thu của những cư dân nông nghiệp thể hiện khát vọng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vạn vật sinh sôi của con người.