Một số biến đổi ngày nay

Một phần của tài liệu LỄ CẤP SẮC VÀ TANG MA CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI (Trang 85)

7. Bố cục luận văn

2.1.4.Một số biến đổi ngày nay

Lễ cấp sắc được coi là yếu tố đặc trưng trong văn hóa truyền thống của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng nói riêng và của đồng bào Dao nói chung. Song trải qua thời gian, lễ cấp sắc cũng không ngừng biến đổi về nhiều mặt để phù hợp với các điều kiện luôn thay đổi của môi trường xã hội và tự nhiên.

a, Sự biến đổi trong một số lễ vật cúng

Ngày nay thị trường có sẵn thì việc chuẩn bị lại rất dễ dàng, chỉ lo tiền là mua sắm được ngay. Nhưng ngày xưa kể cả việc giấy hương khá công phu. Hương phải vào rừng bóc vỏ cây (vỏ cây đề) hay còn gọi là vỏ cây hương, vỏ cây được phơi khô giã nhỏ mịn. Cốt hương được trẻ từ cây tre nứa ngâm thành đóm nếp. Khi làm ra hương, cốt được nhúng vào ống nước rồi bôi vào bột hương, cứ thế đắp thành nén hương. Một đám lễ cấp sắc ít nhất cũng phải thắp hết hai trăm nén hương. Nguyên liệu làm giấy là cây nứa non, trẻ cật đi, trẻ thành chiếc nhỏ như đũa ăn, bó từng bó một bỏ vào vạc ninh, cho bột vôi vào để chóng nhừ, từ đó cứ mỗi ngày lại giã mịn số nứa non nấu nhừ thành bột rồi cháng lên tấm vải đã căng sẵn trong khung. Cháng xong mang phơi, nếu ngày nắng mỗi ngày cháng được hai tờ.

b, Biến đổi về thời gian tổ chức

Trước đây một lễ cấp sắc thường tổ chức kéo dài 4 đêm 3 ngày. Thời gian kéo dài như vậy rất tốn kém cho gia đình bởi gia đình phải chuẩn bị lương thực cho họ hàng, bạn bè đến giúp. Chi phí rất tốn kém. Cho nên có người cả đời không có tiền để làm cấp sắc cho con. Ngày nay, thời gian làm cấp sắc giảm đi rất nhiều, thường là 2 ngày 1 đêm. Việc giảm thời gian làm lễ tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc cho gia đình người làm lễ. Đây cũng là sự biến đổi cần thiết phù hợp với cuộc sống hiện tại. Sự biến đổi này làm giảm áp lực đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù thời gian thụ lễ có giảm nhưng những nghi lễ chủ yếu trong lễ cấp sắc vẫn được duy trì và tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2. Lễ tục tang ma của ngƣời Dao Tuyển

2.2.1. Quan niệm về hồn và cái chết

Đồng bào Dao Tuyển ở Bảo Thắng cũng như các tộc người Dao anh em khác đều có quan niệm cho rằng, trong mỗi con người đều có hồn. Hồn là trung tâm của thể sống, hồn khác với ma ở chỗ hồn thân thiện với con người, còn ma chỉ gây ra những điều xấu cho con người. Con người ta có hai phần là phần hồn và phần xác. Phần xác là thực thể tồn tại, con người có thể nhìn thấy được, còn phần hồn chi phối thể xác mà con người không thể nhìn thấy được. Người Dao Tuyển tin rằng con người ta có 12 hồn nằm rải rác trong cơ thể, trong đó có một hồn chính quyết định sự sống của con người. Nếu hồn rời khỏi cơ thể hay đi “lang thang” đâu đó thì con người sẽ dễ bị mắc bệnh và đau ốm. Khi đó người ta phải tổ chức cúng để gọi hồn về, nếu cúng mãi mà hồn không trở về thì cái chết có thể xảy ra đối với người bệnh. Khi người ta chết, hồn biến thành ma sống ở một thế giới khác gọi là “dẳm pâu” dưới sự quản lý của tổ tiên hoặc một thần linh nào đó. Tuy sống ở thế giới khác nhưng hồn người chết vẫn ăn, mặc, ở… và vẫn theo dõi mọi hoạt động của con cháu trong gia đình. Bởi vậy, con cháu cần phải thờ cúng nhằm được phù hộ, che chở. Người Dao Tuyển tưởng tượng ra rằng ma của một người nào đó thì có hình dáng giống như người đó lúc còn sống nhưng không ai nhìn thấy được. Nếu người bình thường mà nhìn thấy ma thì đấy là điềm báo về sự không tốt lành cho chính người đó hoặc những người thân trong gia đình.

Xuất phát từ quan niệm cho rằng chết là biến thành ma, người Dao Tuyển phân biệt hai loại chết đó là chết bình thường và chết không bình thường. Cái chết bình thường là những trường hợp chết già, chết do đau ốm kéo dài mặc dù đã được con cháu cứu chữa nhưng không khỏi. Chết bình thường là chết ở trong nhà. Còn chết không bình thường là chết ở ngoài nhà do cây đổ, chết đuối, tai nạn… Mặc dù là chết bình thường hay chết không bình thường thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người Dao Tuyển vẫn tổ chức làm ma và chôn cất người đó chu đáo theo đúng phong tục tập quán của mình.

Do có quan niệm về hồn và thể xác nên người Dao Tuyển chia đám tang thành hai lễ là lễ làm ma chôn cất người chết (làm ma tươi) và lễ chay đưa người chết về với tổ tiên (làm ma khô). Con người ta vui mừng bao nhiêu trước sự ra đời của một đứa trẻ thì lại đau buồn bấy nhiêu trước sự ra đi của người thân. Khi có người thân chết, người Dao Tuyển phải tổ chức làm ma để chia tay với người chết, tiễn đưa người chết đến thế giới bên kia. Song để hồn người chết có thể đoàn tụ với tổ tiên thì người Dao Tuyển còn phải làm thêm lễ chay. Hai lễ làm ma và làm chay được tổ chức cách nhau từ hai đến ba năm.

Lễ làm ma phải được tiến hành ngay khi có người vừa chết. Lễ làm ma chay thường được tổ chức long trọng để tỏ lòng biết ơn của người sống đối với người chết.

2.2.2. Lễ tục tang ma 2.2.2.1. Lễ làm ma 2.2.2.1. Lễ làm ma

b, Lễ tắm rửa cho người chết và báo tang

Khi biết người thân sắp ra đi về cõi vĩnh hằng (đang hấp hối), người nhà đi báo mời chú bác anh em, họ hàng đến tập trung tại gia đình. Nếu người chết là bố trong gia đình thì con trai lớn phải đến từng nhà anh em, họ hàng trong làng, bản để mời người ta đến dự. Khi đi mời, người con trai đó không được vào trong nhà chỉ ở chân cầu thang hoặc ngoài cửa lạy, mời anh em họ hàng đó đến nhà mình giúp đỡ cho.

Khi người chết tắt thở, con cái trong gia đình không phân biệt nam hay nữ lấy một chậu nước ấm, bẻ 1 - 2 que hương cho vào chậu để tắm cho người chết. Các con cháu lấy một vuông vải trắng nhúng vào chậu nước, vắt khô rồi lau xuôi từ mặt xuống đến chân người chết. Sau đó, con trai hoặc con dâu mặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quần áo mới cho bố (mẹ). Đối với người chết là thầy cúng thì phải mặc bộ đồ hành lễ. Đối với con trai đã trải qua lễ cấp sắc thì phải mặc bộ nữ phục mà người đó mặc lúc thụ lễ cấp sắc. Sau đó xỏ tất, giầy đã cắt thủng đế. Theo quan niệm của người Dao Tuyển thì tất và giầy của người chết phải được cắt thủng đế nếu không người chết mà về bắt hồn người sống sẽ giấu vào gót chân. Khi đó sẽ không gọi được hồn người sống về và người sống đó sẽ đi theo người chết. Cho nên cắt thủng gót tất, giầy là để người chết không có chỗ giấu hồn người sống. Sau khi đã mặc quần áo mới cho người chết, con cái để vào hai tay của người chết hai nắm cơm vào 2 lòng bàn tay để cho người chết cho chó ăn, nếu gặp nó trên đường để nó khỏi cắn. Người Dao Tuyển quan niệm đường đi sang thế giới bên kia có đầy rẫy khó khăn và đặc biệt rất nhiều chó dữ.

Sau khi tắm rửa, mặc quần áo mới cho người chết xong, người nhà bỏ vào miệng người chết một hào bạc trắng. Theo quan niệm của đồng bào ở đây thì việc cho tiền vào mồm người chết có hai ý nghĩa: Một là, mỗi khi quan âm hỏi, người chết lo giữu tiền không hé miệng tiết lộ gia đình con cháu, nếu quan âm biết sẽ sai ma quỷ đến bắt con cháu làm cho con cháu đau ốm, làm ăn không phát đạt. Hai là, hào bạc trắng đó sẽ làm vũ khí tự vệ không cho ma ác đến làm nhục thể xác và bắt hồn ma người chết. Đối với đồng bào Dao Tuyển, sau khi tắm rửa, mặc quần áo mới xong vẫn để người chết nằm trên giường.

Để thông báo cho cả làng biết nhà có người chết, con trai cả hoặc họ hàng của người chết đứng ở sân trước cửa chính bắn 3 phát súng.

Sau nghi lễ báo tang là nghi lễ đi mời thầy cúng về làm ma. Người đi mời là con trai trưởng (nếu con trai trưởng không còn thì người đi mời thầy cúng là con dâu) mang một nắm hương, một ít tiền vàng, một miếng vải trắng dài 30 cm, rộng 15 cm.Trên đường đi đến nhà thầy cúng tuyệt đối không được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rẽ vào nhà khác, khi đến nhà thầy cúng cũng không được vào nhà mà phải quỳ ở trước cửa để thưa chuyện. Việc đi mời thầy cúng của người Dao Tuyển khác với người một số nhóm Dao khác, chẳng hạn như người Dao Áo Dài ở một số nơi thuộc tỉnh Hà Giang khi đi mời thầy cúng “Thường mang theo một con gà, một chai rượu và 36 hào bạc trắng” [21, tr.217], người Dao Đỏ ở Lào Cai thì

“chỉ mang theo 2 gói muối nhỏ và nửa lít rượu” [25,tr.262].

Thầy cúng ra nhận số lễ vật đó rồi vào nhà, thầy thắp hương khấn Sư Phụ rồi viết họ tên, tuổi người chết lên mảnh vải trắng rồi thắt nút lại đưa cho con trai người chết mang về. Việc thắt nút miếng vải trắng có biểu tượng như một cái khóa để khóa người chết ở 18 tầng địa ngục. Khi nào đến lễ làm chay sẽ cởi nút để giải thoát cho người chết về đoàn tụ với tổ tiên. Để tiến hành làm ma cho người chết, đồng bào Dao Tuyển ở đây thường mời hai thầy, thầy chính và thầy phụ.Thầy sẽ mang theo dấu đồng, lệnh bài, trống, cồng, choòng cheng, con dao chém thần, nạo bạt tự đi đến nhà người chết. Thông thường cùng đi với thầy phụ là vợ của thầy để may áo tang cho gia chủ.

Đến nhà người chết, thầy sẽ lấy cuốn gia phả của gia đình rồi chọn giờ không trùng với giờ sinh của con cháu trong gia đình để làm lễ khâm niệm.

b, Lễ khâm niệm và làm ma

Sau khi người chết trút hơi thở cuối cùng thì gia đình sẽ chuẩn bị gỗ rồi mượn anh em đến giúp làm quan tài. Nếu trong dòng tộc và làng bản không có người biết làm thì phải đi thuê người nơi khác về làm. Quan tài phải được rửa sạch sẽ để mồ hôi của người làm quan tài không còn dính vào quan tài, nếu không sẽ bị người chết bắt đi theo. Sau đó họ lấy gạo rang cháy đen giã thành bột, lấy củ nâu giã lấy nhựa rồi cho bột gạo, nhựa của nâu vào chảo nấu rồi đem trát vào các khe hở của quan tài. Tiếp đó, người ta cắt cây nứa theo chiều dài quan tài rồi băm dập, dóc sạch mắt rồi dải vào trong quan tài. Làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

như vậy để người chết có giường nằm. Tiếp theo sàng gio bếp rồi lấy tay bốc gio cho vào quan tài, người chết bao nhiêu tuổi sẽ bỏ bấy nhiêu nắm gio. Khi đưa quan tài vào nhà phải làm lễ cúng để trừ ma tà, những điều xấu theo cây gỗ vào nhà quấy phá. Quan tài được đặt ở thềm nhà, đầu quan tài được đặt ở phía bàn thờ tổ tiên, chân quay ra phía cửa chính. Khi thầy đã chọn được giờ nhập quan thì sẽ lấy một tấm vải trắng dài 25 mét dải lên rồi đặt người chết vào quan tài, người chết được gối đầu bằng một chiếc gối mới. Sau đó phủ miếng vải kín hết người chết, số vải thừa sẽ được cắt ra để vợ thầy phụ may áo tang cho con cháu người chết.

Sau khi đã phủ kín người chết người ta tiến hành đậy nắp quan tài, chẻ lạt buộc một vòng ở phía đầu quan tài, một vòng ở phía chân quan tài. Người Dao Tuyển còn lấy 2 hào bạc trắng cắt làm tư rồi đóng vào 4 góc của quan tài. Lúc này quan tài được niêm phong và đặt ngay tại chỗ người chết vẫn nằm hàng ngày. Sau đó sẽ được chuyển ra đặt ở giữa nhà theo chiều dọc, đầu quay về phía trong, chân quay ra cửa. Rồi kê quan tài bằng 2 khúc gỗ ở hai đầu cách mặt đất khoảng 20 cm. Phía dưới giữa hai khúc gỗ có đặt một lá chuối, phía trên lá chuối có đổ một hoặc hai bát gio bếp đã được sàng sạch sẽ. Phía đầu quan tài có chay đàn của thầy cúng. Chay đàn của thầy là một tấm phên nứa, phía dưới của chay đàn có mở 2 cửa, mỗi cửa có một bát gạo để cắm hương. Hai bát hương đó là của thầy chính và thầy phụ. Phía dưới chân quan tài có một mâm lễ, thờ người chết và các thần linh. Lễ vật trên mâm bao gồm: 1 bát gạo sống để cắm hương, 1 bát cơm tẻ lồng có phủ giấy trắng rồi cắm một đôi đũa thẳng, 1 đĩa tim gan lợn, 1 chai rượu, 3 chén rượu, 2 bát xôi màu đỏ lồng ở hai bên, một ít hoa quả và một ít tiền vàng. Những người đến viếng cũng đều thắp hương và đặt lễ vật trên mâm này.

Khi nhập quan, động tấm ván thiên, người nhà bắn một phát súng chỉ thiên, con cháu đều khóc, thầy cúng hát bài “Nhập quan ca”:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngẩng cáo Lỗ Quan đại tiểu tướng

Chặt lấy chương bình cây gỗ to Làm được chiếc quan tài nhỏ xinh Để thờ hồn thiêng, dấu thân vàng Nhờ cậy Tam Tôn cứu khổ chủ. Hào quang soi dẫn nhập quan tài Khi sống ân tình nặng như núi Một đường cùng tế tình hòa thuận Oán trời ban cho số chẳng thọ Bắt bố (mẹ) ta sớm quy tiên Giã biệt thân sinh lòng đau đớn Nghìn vàng mua mệnh cũng chẳng về Bây giờ sao lặn, mắt nhắm rồi

Dung nhan khép lại nào được nghìn năm Chỉ nhìn linh vị trên quan tài

Từ nay về sau cách trở rồi

Dù cách nghìn núi, cách trăm sông Chẳng chịu xa cách một tấm ván Cách núi, cách sông tìm cũng gặp Cách một tấm ván gặp nào được Bái mong thần hồn mở xá tội Xá cho tội lỗi chúc con cháu Thần hồn quy tiên được vui vẻ Chúc nam, chúc nữ được bình yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thầy cúng phù phép rồi viết chữ lên giấy dán lên chay đàn, người con trai sẽ trang trí xung quanh quan tài bằng các loại giấy mầu được cắt hình tua rua. Trong trường hợp người chết có con gái, người ta sẽ đặt lên trên quan tài một ngôi nhà táng. Nhà táng này được lắp ghép từ những cây nứa, người ta lắp ghép thành ba tầng sau đó người ta lấy giấy báo dán kín xung quanh rồi trang trí bên ngoài bằng những giấy màu cắt theo kiểu tua rua. Phía trên cùng người ta đặt những ngôi nhà nhỏ với quan niệm đó là nhà ở, bếp, chuồng lợn, kho thóc cho người chết. Sau đó người ta dán giấy màu, viết chữ lên giấy, cắt hoa trang trí xung quanh.

Trong lúc đó thì thầy phụ cùng với con trai, con gái mang 1 con gà đã luộc chín, 3 cái chén, 1 cái bát, 1 chai rượu, 1 tấm vải trắng dài đến nơi có nguồn nước gần nhà cúng để xin nước của Quốc Long Vương đem về rửa quan tài, tắm cho vong cỏ (người chết). Sau đó thầy phụ sẽ vẽ hình một con rồng rồi dán lên tấm vải trắng. Sau khi thầy cúng xong, con trai, con gái sẽ

Một phần của tài liệu LỄ CẤP SẮC VÀ TANG MA CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI (Trang 85)