Đánh giám ột số hình thức, biện pháp huy động vốn đã thực hiện:

Một phần của tài liệu 200 Các giải pháp huy động nguồn nhân lực tài chính cho đầu tư phát triển tỉnh An Giang đến năm 2010 (Trang 29 - 37)

2.3.1. Huy động vốn qua ngân hàng:

Hệ thống tài chính là mạch máu của nền kinh tế, nếu hoạt động của các tổ chức tài chính co lại thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả, hay nói cách khác qua hoạt động của hệ thống tài chính có thể thấy được bộ mặt và hiệu quả của nền kinh tế.

Các thể chế tài chính ở Việt Nam hiện nay chủ yếu mới chỉ là các thể chế ngân hàng, chuyển từ hệ thống ngân hàng độc quyền sang ngân hàng 2 cấp từ năm 1988 trở lại đây. Và gần đây là sự ra đời của các Trung tâm giao dịch chứng khoán đã đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường mặc dù tốc độ phát triển của hệ thống thể chế tài chính đã có những dấu hiệu cho thấy sự chuyển biến khá năng động.

2.3.1.1. Kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng:

Thời gian qua, hoạt động trong lĩnh vực huy động vốn của hệ thống ngân hàng bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan:

- Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật quan trọng, tạo pháp lý cho sự ra đời các tổ chức tín dụng, kể cả các tổ chức tín dụng nước ngoài.

- Đã kịp thời xây dựng và ban hành các quy chế huy động vốn thích hợp, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thương mại đưa vào thị trường vốn nhiều hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú, phù hợp với tình hình thực tế và có điểm tương đồng với các ngân hàng trên thế giới.

- Hệ thống ngân hàng thương mại thường xuyên được cải tiến, đồng thời áp dụng tổng hợp, linh hoạt nhiều hình thức huy động vốn, bao gồm cả bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Sự phát triển nhanh của hệ thống ngân hàng đã thúc đẩy tăng nhanh doanh số huy động của ngành ngân hàng.

Tại tỉnh An Giang vào những năm 1990 chỉ có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, thì đến nay đã có 12 ngân hàng thương mại quốc doanh, thương mại cổ phần và 24 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn tỉnh. Đã góp phần tích cực vào việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

2.3.1.2. Tồn tại của hệ thống ngân hàng:

Những kết quả trong việc huy động vốn đã góp phần quan trọng vào việc ổn định và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác huy động vốn hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

- Số vốn huy động được qua hệ thống tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra nhiều dấu hiệu gần đây cho thấy một bộ phận không nhỏ số vốn trong nước đã được huy động vào ngân hàng thương mại và đang ứ đọng, không thể chuyển thành vốn đầu tưđược.

- Hình thức huy động vốn hiện nay của các ngân hàng chủ yếu tập trung dưới hình thức tiền gửi truyền thống. Các dịch vụ ngân hàng thông qua việc mở tài khoản tư nhân và phát hành séc cá nhân, các công cụ thanh toán hiện đại (thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử...) tuy đã được hình thành nhưng kết quả còn hạn chế, nên khối lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng phương tiện thanh toán. Hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sơ khai, thể hiện ở chỗ tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chủ yếu, với tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán là 45%, so với mức trên dưới 10% ở các nước ASEAN. Hoạt động của các quỹ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính chưa được phát huy, chưa chuyển được thành vốn đầu tư phát triển. Mặt khác, tỷ trọng vốn huy động dài hạn ở các ngân hàng thương mại còn thấp, không tương xứng với nhu cầu đầu tư dài hạn ngày càng phát triển của đất nước. Ngoài ra, còn một lượng tiền rất lớn nằm ngoài hệ thống thể chế tài chính chính thức, một phần trong số đó được chuyển vào đầu tư, một phần chu chuyển qua thị trường phi chính thức hoặc nằm ở dạng tài sản ngoại tệ mạnh.

- Cơ chế quản lý lưu thông tiền tệđã tỏ ra chưa hợp lý với yêu cầu vừa đảm bảo duy trì ổn định kinh tế, vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững. Hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác chưa đủ khả năng

thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của người tiết kiệm, chưa làm tốt chức năng trung gian đầu tư.

- Số ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác tuy tăng về số lượng nhưng chất lượng và quy mô hoạt động còn hạn chế, mạng lưới kinh doanh chưa phát triển, chưa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Đại đa số dân cư và doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng cho các giao dịch mua bán và thanh toán, hệ thống thanh toán chưa thuận lợi và tin cậy, chi phí giao dịch còn cao.

- Hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng nước ngoài. Xu hướng lựa chọn các ngân hàng nước ngoài để gửi tiền tiết kiệm ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng trong nước có chiều hướng giảm sút.

2.3.1.3. Nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng tín dụng thời gian qua: * Về phía các tổ chức tín dụng:

- Chất lượng tín dụng thấp, cho vay, bảo lãnh với giá trị quá cao so với vốn tự có của doanh nghiệp, kiểm tra cho vay không chặt chẽ… dẫn đến tình trạng khi đến hạn không thu hồi được nợ vay, nợ dây dưa kéo dài khiến cho nhiều ngân hàng có tỷ trọng nợ quá hạn khá lớn.

- Chưa chú trọng đến công tác quảng cáo trên các phương tiện thông tin, cũng như chưa mở nhiều chi nhánh để tạo thuận tiện cho người dân gửi tiền tiết kiệm. Các chính sách về thu hút vốn đầu tư từ dân, những tiện ích ngân hàng, lợi ích của đất nước khi người dân góp tiền tiết kiệm vào ngân hàng… hầu như chưa được quảng bá rộng rãi.

- Một số tiện ích ngân hàng tuy đã được khai thác nhưng vẫn chưa phát triển rộng khắp. Việc sử dụng thẻ tín dụng đến nay vẫn chưa được phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư; việc sử dụng thẻ chủ yếu dành cho người có thu nhập cao hoặc khách vãng lai, khách du lịch nước ngoài. Các dịch vụ ký thác tài sản, rút tiền tự động… chưa phát triển rộng khắp.

- Thủ tục ở các ngân hàng còn chậm và nhiều khê làm hạn chế việc người dân sử dụng các tiện ích ngân hàng.

* Về phía người đi vay:

- Năng lực và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng còn hạn chế. Một số doanh nghiệp khi vay, lập phương án kinh doanh hiệu quả cao nhưng do không dự kiến hết được những biến động của thị trường nên bị thua lỗ. Nhiều trường hợp sử dụng vốn sai mục đích.

- Các đơn vị chiếm dụng vốn lẫn nhau kể cả vốn vay ngân hàng.

- Vay vốn ngắn hạn nhưng sử dụng vào đầu tư xây dựng cơ bản, thậm chí dùng tiền vay ngắn hạn để mua bất động sản… Khi giá đất biến động, thị trường địa ốc đóng băng thì tài sản thế chấp bằng đất đai, nhà cửa không còn giữ nguyên giá trị cũ.

* Về phía người gửi:

- Do tâm lý thích cất giữ tiền mặt và hiện vật trong nhà nên nhiều người không muốn gửi tiền vào ngân hàng.

- Người dân chưa có thói quen sử dụng các tiện ích của ngân hàng do nghiệp vụ ngân hàng của ta chưa cao và chưa phong phú. Hiện nay, các ngân hàng trong nước, ngoài việc thu tiền gửi tiết kiệm của dân chỉ thực hiện những dịch vụ chủ yếu đối với doanh nghiệp, những tiện ích ngân hàng dành cho các cá nhân còn bỏ trống. Nhiều người không muốn cất giữ tiền mặt với số lượng lớn nhưng cũng tỏ ra dè dặt khi gửi tiền vào ngân hàng vì sợ ngân hàng hoạt động không hiệu quả thì mất tiền.

- Sự trượt giá là một trong những yếu tố làm hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng. Đồng tiền Việt Nam tuy đã ổn định, nhất là trong những năm gần đây tỷ lệ trượt giá của đồng tiền đã thấp hơn so với lãi suất tiền gửi nhưng vẫn chưa tạo được lòng tin ở người dân. Nhiều người vẫn còn xem việc chuyển tiền đồng Việt Nam thành các tài sản có giá trị bền vững như vàng, ngoại tệ mạnh, các hiện vật có giá trị… là an toàn hơn so với việc gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán có giá trị khác.

- Môi trường đầu tư cũng ảnh hưởng đến việc gửi tiền của người dân. Trong khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang tìm giải pháp để thu hút vốn từ dân thì

lại xảy ra hàng loạt vấn đề liên quan đến hoạt động yếu kém của ngân hàng, hoặc các vụ án kinh tế lớn đều có liên quan đến ngân hàng.

2.3.2. Hình thức thuê mua tài chính:

Thuê mua tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị và động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thuê đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền chuyển sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2.3.2.1. Những ưu điểm của hình thức thuê mua tài chính:

- Do không cần tài sản thế chấp nên tín dụng thuê mua là loại hình tài trợ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít vốn mà vẫn có thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Bản thân tín dụng thuê mua được đảm bảo chắc chắn, an toàn hơn hình thức thế chấp tài sản khi vay vốn ngân hàng. Bởi những máy móc, thiết bị thuê mua tài chính trong thời hạn quy định vẫn thuộc sở hữu của bên cho thuê, bên thuê sử dụng có sự kiểm soát của bên cho thuê.

- Do tồn tại dưới hình thức “hiện vật hóa” nên gạt bỏ được nhiều trở ngại trong quan hệ tín dụng - tiền tệ, trách nhiệm các bên rõ ràng hơn và việc đổi mới công nghệ cũng nhanh hơn. Người thuê có thể chủ động trong việc lựa chọn người cung cấp máy móc, thiết bị hoặc nhờ công ty thuê mua tư vấn và các nhà cung cấp thiết bị.

- Lịch trả tiền thuê được tính toán linh hoạt, cho phép hầu hết các dự án đầu tư vào tài sản cố định có được khả năng tự duy trì hoạt động mà không cần thêm một nguồn tài chính nào khác. Thuê mua tài chính cũng không ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ trên vốn của doanh nghiệp đi thuê, giúp cho đơn vị dự báo khả năng vay nợ khi có yêu cầu.

Bên cạnh những thuận lợi thì thuê mua tài chính cũng có những hạn chế nhất định:

- Lãi và lệ phí tín dụng thuê mua thường cao hơn so với lãi suất cho vay tín dụng trung, dài hạn. Do vậy, sau khi thuê tài sản, nếu người thuê sử dụng không hiệu quả sẽ khó có khả năng thanh toán tiền thuê và tiền lãi cho người cho thuê.

- Vì hợp đồng thuê không thể hủy ngang nên người đi thuê buộc phải thanh toán tiền thuê cho đến khi hết thời hạn hợp đồng. Nếu tài sản đi thuê vì lý do nào đó không sử dụng được nữa thì người đi thuê vẫn phải trả tiền thuê.

- Một bất lợi nữa của tín dụng thuê mua là thời gian thuê ngắn hơn thời gian sử dụng tài sản. Do đó, người đi thuê phải khấu hao nhanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Ngoài ra, tín dụng thuê mua cũng như các hình thức tín dụng khác cũng có những rủi ro từ phía người đi vay (người thuê mua), từ người cung cấp thiết bị, từ việc thay đổi chính sách lãi suất, tỷ giá, biến động giá cả… và những rủi ro bất khả kháng mà tất cả cùng phải gánh chịu.

Tại tỉnh An Giang, hình thức thuê mua tài chính này chưa thực hiện nhiều. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện công việc này vẫn còn một số vấn đề cần tháo gỡ về cơ chế chính sách:

+ Chưa có văn bản pháp lý về xác định quyền sở hữu tài sản.

+ Việc tính thuế trước bạ (khi chuyển đổi sở hữu tài sản) đối với dịch vụ cho thuê tài chính bị tính trùng lắp hai lần, mặc dù chỉ có một doanh nghiệp duy nhất sử dụng. Đề nghị có mức thuế hợp lý nhằm khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sử dụng hình thức này đểđầu tưđổi mới máy móc thiết bị.

2.3.3. Huy động vốn trên thị trường trái phiếu, cổ phiếu:

Hiện nay, các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần tương đối nhiều nhưng số lượng doanh nghiệp niêm yết tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán còn khiêm tốn. Tuy thị trường đã xuất hiện nhiều loại công cụ tài chính song việc đầu tư qua trái phiếu, cổ phiếu vẫn còn là mới mẻ không chỉ đối với tỉnh An Giang mà còn

đối với cả nước, người dân chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Qua thực tế, thị trường trái phiếu, cổ phiếu ở Việt Nam có những đặc điểm sau:

- Quy mô thị trường nhỏ bé, số lượng trái phiếu, cổ phiếu ít và chưa được phổ biến đầy đủ, rộng rãi trong dân chúng. Trong cơ cấu chứng khoán phát hành chủ yếu là trái phiếu Chính phủ (trái phiếu Kho bạc Nhà nước).

- Thời hạn phát hành ngắn (thường là từ 1 đến 3 năm), mệnh giá thấp. Mục đích phát hành trái phiếu chủ yếu là cân đối tạm thời những mất cân đối trước mắt, phát hành đợt sau để trảđợt trước, thời gian chu chuyển của đồng tiền chỉ thích ứng với vốn lưu động, chưa đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn.

- Tuy đã thành lập các Trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng số lượng các công ty tham gia niêm yết chứng khoán chưa nhiều, các nhà đầu tư kể các các công ty cổ phần còn ở bước thăm dò chứ chưa thực sự tham gia.

2.3.4. Phương thức tạo vốn từ quỹ nhà, đất:

2.3.4.1. Đất đô thị:

Theo số liệu sơ bộ kiểm tra đất công trên địa bàn thành phố Long Xuyên thì diện tích đất của các cơ quan cấp tỉnh quản lý là 1,1 triệu m2, thành phố quản lý là 420.700 m2 và cấp xã quản lý là 705.000 m2. Đáng chú ý là trong 705.000 m2 do cấp xã quản lý thì có hơn 470.000 m2 đất là kênh mương, bãi bồi, đất trống chưa có kế hoạch sử dụng.

2.3.4.2. Bán nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước:

Theo báo cáo của Sở Tài chính, cấp tỉnh đang quản lý còn 34 danh mục nhà, đất thuộc diện đang cho thuê hoặc thuộc diện dôi dư cần xử lý. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, mới bán được 20 danh mục nhà, đất và thu được hơn 37 tỷđồng. Còn 14 danh mục nhà, đất chưa bán được với giá trị khoảng 40 tỷđồng.

Nhìn chung, nguồn vốn thu được từ tiền bán nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước trong thời gian qua là một nguồn vốn góp phần cải tạo hạ tầng về nhà ở cho người dân của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nguồn vốn nằm ở nhà, đất này nhưng chưa được huy động để phục vụđầu tư phát triển.

2.3.5. Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:

Từ khi có Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 11/4/2003 của Thủ tướng Chính

Một phần của tài liệu 200 Các giải pháp huy động nguồn nhân lực tài chính cho đầu tư phát triển tỉnh An Giang đến năm 2010 (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)