6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨ U
2.4.2. Tổng mức lỗ
Năm 2004, tổng mức lỗ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến là 1.755.258 triệu đồng, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2000. Tổng mức lỗ trên tăng đều qua mỗi năm, riêng năm 2003 tăng đến 22,54% so với năm 2002 và tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000-2004 đạt 8,4%/năm. Đặc biệt năm 2004 giảm 13,22% so với năm 2003. Đây có thể là dấu hiệu khởi sắc cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành trong những năm tới.
Biểu 2.3: Tốc độ tăng tổng mức lỗ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2004
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 BQ GĐ 2001-2004 Tổng số Triệu đồng 1.271.122 1.472.746 1.650.668 2.022.648 1.755.258 Tốc độ tăng % 15,86 12,08 22,54 -13,22 8,40
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp của Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh
Các doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước có tốc độ tăng mức lỗ bình quân giai đoạn 2000-2004 cao hơn mức tăng chung của toàn ngành và có xu hướng tăng dần tỷ trọng mức lỗ trong tổng mức lỗ của ngành. Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có tốc độ tăng mức lỗ bình quân thấp hơn mức tăng chung của toàn ngành và có xu hướng giảm dần tỷ trọng mức lỗ trong tổng mức lỗ của ngành. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tích cực nâng cao năng suất lao động để có mức lỗ ít hơn. Các doanh nghiệp nhà nước đã và đang tiến hành sắp xếp, sát nhập, giải thể, cổ phần hóa nên mức lỗ tăng lên. Còn đa số các doanh nghiệp ngoài nhà nước có quy mô nhỏ, kinh doanh không ổn định nên mức lỗ tăng nhanh chóng.
Các doanh nghiệp ngành sản xuất máy móc thiết bị điện giảm tốc độ mức lỗ bình quân nhiều nhất (-18,64%/năm) và giảm dần tỷ trọng trong tổng mức lỗ của cả ngành (từ 3,03% năm 2000 xuống 0,96% năm 2004). Ngược lại, các doanh nghiệp ngành trang phục có tốc độ tăng mức lỗ bình quân lớn nhất (40,01%/năm) và tăng dần tỷ trọng trong tổng mức lỗ của toàn ngành (từ 6,97% năm 2000 lên 19,4% năm 2004) (xem các phụ lục 21 và 22).