Kinh Nghiệm giải quyết việc làm nông thôn của các nướ c

Một phần của tài liệu 285 Lao động, việc làm vùng nông thôn huyện Tâm Nông giai đoạn 2005 - 2006 (Trang 27)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. Kinh Nghiệm giải quyết việc làm nông thôn của các nướ c

1.3.1. Trung Quốc

Trung quốc là một nước lớn về nông nghiệp, gần 80% dân số sống ở nông thôn. Trung Quốc đã có những đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn, nổi bật nhất là phát triển công nghiệp hương trấn và sản nghiệp hoá nông nghiệp.

Trước sức ép về dân số và giải quyết việc làm cho người dân nông thôn, Trung Quốc đã đề ra chính sách phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ngay trong giai

đoạn đầu của đổi mới và cải cách trong nông nghiệp. Thực hiện phương châm “li nông bất li hương, nhập xưởng bất nhập thành” thông qua khuyến khích phát triển mạnh mẽ khu công nghiệp hương trấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và phân công lại lao động ở nông thôn, rút ngắn chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, coi phát triển công nghiệp nông thôn chính là vấn đề giải quyết việc làm. Năm 1993 có khoảng 109.5 triệu lao động được thu hút vào làm việc tại khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn, tăng 6.24 triệu hay tăng 6% so với 1992. Nhưng về sau

công nghiệp hương trấn gặp khó khăn trong thị trường tiêu thụ sản phẩm, do công nghệ của công nghiệp nông thôn không đáp ứng kịp nhu cầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường.

Trong quá trình mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc tế, nông nghiệp Trung Quốc cũng phải đổi mới để thích nghi và giải quyết mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất nhỏ lẻ

của nông dân với sự thay đổi nhanh chóng và khó dự báo của thị trường. Nhằm tìm lời giải cho phát triển nông nghiệp Trung Quốc đã đưa ra chính sách “sản nghiệp hoá nông nghiệp”, chính sách này được hiểu là tạo những mối liên kết giữa nông hộ với công ty hoặc nông hộ kết hợp với tập thể, nông hộ cùng các tổ chức kinh tế khác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nói chung là nối kết các khâu thành một dây chuyền từ nuôi trồng đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chính sách sản nghiệp hoá mang lại thành tựu to lớn trong phát triển nông nghiệp Trung Quốc, từ

năm 1997 đến 2001 số tổ chức kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp đã tăng từ

11834 lên 66000, các loại hình tổ chức ngày càng đa dạng. Sự kết nối giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ một cách nhịp nhàng đã thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và tiêu thụ.

1.3.2. Hàn Quốc

Hàn Quốc thực hiện chính sách phát triển song song nông thôn và thành thị, phát triển các tập đoàn kinh tế lớn luôn đi cùng với phát triển công nghiệp qui mô nhỏ

theo hình thức vệ tinh ở nông thôn phục vụ cho các tập đoàn công nghiệp. Nông thôn của Hàn Quốc có những thay đổi rất lớn về cả về kinh tế lẫn xã hội do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế nhanh (GDP đạt trung bình 8% năm), phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, hướng vào xuất khẩu đã thu hút một lượng lớn lao động nông thôn ra thành thị, giải quyết cơ bản tình trạng thất nghiệp trong nông thôn. Những chính sách cụ thểđã được thực hiện để đạt thành tựu to lớn trong những năm qua:

- Rút dần lao động trẻ ra khỏi nông thôn.

Hàn Quốc đã thực hiện chính sách nguồn nhân lực trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. Từ đó rút dần lao động trẻ ra khỏi nông

29

nghiệp. Chính sách này tập trung vào ba chương trình lớn: chương trình hỗ trợ trang trại gia đình; chương trình hỗ trợ giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của các chính sách này là nhằm bảo vệ và hỗ trợ cho các nhà kinh doanh nông nghiệp có trình độ, kỹ

năng canh tác, các công ty kinh doanh nông nghiệp, những người có khả năng thúc

đẩy năng suất và quản lý việc canh tác một cách có hiệu quả và ổn định. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa đã thu hút khối lượng lớn lao động nông nghiệp đặc biệt là lao động trẻ và rất nhiều người dân đã từ bỏ nông nghiệp nhưng vẫn sống ở nông thôn.

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Việc phát triển công nghiệp nông thôn dựa vào phát triển các nhà máy vệ

tinh của các tập đoàn kinh tế. đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm giúp cho các doanh nghiệp nhỏ hình thành và phát triển, đồng thời làm tăng năng suất nông nghiệp, làm ổn định

đời sống của người dân làm nông nghiệp, không tạo mau thuẫn khi người lao động chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp.

- Phát triển công nghiệp hóa nông thôn.

Nông thôn Hàn Quốc cũng có truyền thống sản xuất qui mô nhỏ, lúa là cây trồng chính. Vì Vậy, ngoài mùa vụ nông nghiệp nông dân còn thực hiện các hoạt động tạo thu nhập phi nông nghiệp khác để có thêm thu nhập trang trải cho chi tiêu gia

đình. Những hoạt động này chủ yếu tập trung vào chế biến nông sản và các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương. Chính phủ cung cấp vốn và các hỗ trợ kỹ thuật đối với các hoạt động tạo việc làm phi nông nghiệp và việc tổ chức sản xuất theo hình thức hợp tác.

- Hỗ trợ xây dựng nhà máy ở nông thôn trong những năm 70.

Trong những năm 70, các nhà máy được khuyến khích chuyển về khu vực nông thôn để giải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập phi nông nghiệp cho nông dân. Những nhà máy đưa về nông thôn được nhận ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp,

mỗi làng một nhà máy” chính sách này đã không đạt đến mục tiêu vì chi phí phát sinh trong vận chuyển và tiếp thị cũng như tiếp cận những dịch vụ khác về ngân hàng, thông tin sản xuất, công nhân lành nghề….

- Phát triển cụm công nghiệp nông thôn những năm 80.

Sau những khó khăn gặp phải trong chính sách đưa nhà máy về từng làng trong thập kỷ trước, chính sách phát triển cụm công nghiệp ở nông thôn được thực hiện. Các dự án phát triển cụm công nghiệp ở nông thôn giúp giảm chi phí xây dựng cơ sở

hạ tầng, từng nhà máy trong khu công nghiệp cũng giảm được chi phí hoạt độ nhờ sử

dụng các trang thiết bị dùng chung. Chính quyền địa phương tham gia với vai trò thiết kế xây dựng theo qui định của pháp luật sau đó bán mặt bằng cho các nhà đầu tưđến xây dựng nhà máy. Các dự án khu công nghiệp nông thôn được ưu tiên giảm thuế

trong một số năm và được vay vốn ưu đãi từ chính phủ. Các dự án này góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

1.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị

Từ khung phân tích lý thuyết có thể rút ra những nhân tố tác động đến quyết

định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của người lao động bao gồm: (1) đặc điểm bản thân người lao động như các đặc điểm cá nhân lao động, chất lượng người lao

động; (2) đặc diểm của hộ gia đình như thu nhập ngoài lao động, qui mô gia đình, thu nhập từ nông nghiệp, đất sản xuất và thời gian nhàn rỗi của hộ gia đình; (3) tiền công cho hoạt động phi nông nghiệp.

Qua tổng quan các nghiên cứu chúng ta nhận thấy các yếu tố tác động đến việc tham gia việc làm phi nông nghiệp của người lao động nông thôn xuất phát từ: (1) bản thân người lao động, (2) hộ gia đình, (3) khả năng tạo việc làm của cộng đồng. Đối với bản thân người lao động nông thôn Việt Nam, các yếu tố về giáo dục và đào tạo quyết định chất lượng lao động và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tham gia hoạt

động phi nông nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố về tuổi tác, về giới có tác động rất nhiều

đến khả năng tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tham gia hoạt động phi nông nghiệp, qui mô gia đình lớn và số

31

lượng đất sản xuất mà gia đình sở hữu ít hay không có sẽ là yếu tố “đẩy” người lao

động có mong muốn tìm việc làm phi nông nghiệp nhiều hơn. Ngoài hai yếu tố gây sức ép từ phía hộ gia đình còn có các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho lao động quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp đó là vốn của gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, định hướng nghề nghiệp cho con cháu, và khả năng biết tính toán làm

ăn của gia đình.

Ở cấp độ rộng hơn, những điều kiện về tự nhiên và kinh tế như giao thông thuận lợi, có trường nghề, làng nghề hay kinh tế phát triển, giao thương hàng hóa thuận lợi, có khu công nghiệp, nhà máy chế biến… là những yếu tố có tác động rất lớn đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động nông thôn.

Như vậy, các thực nghiệm đã khẳng định một lần nữa ba nhóm nhân tố tác

động đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của các lý thuyết đã đề cập

ở trên. Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của mỗi vùng và các mục đích nghiên cứu khác nhau mà các nhân tố cấu thành trong nhóm cũng có phần khác nhau. Do đó, khung phân tích của nghiên cứu được đề nghị sẽ là những nhân tốđược kế thừa từ mô hình lý thuyết và được phân tích hay kiểm nghiệm ở các nghiên cứu trước đây, nhưng những nhân tố này phải phản ánh được điều kiện đặc thù của vùng và lao động trong vùng.

Nghiên cứu về quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động nông thôn huyện Tam Nông sẽ phân tích tác động theo ba nhóm nhân tố chính: (1)

đặc điểm bản thân người lao động, (2) đặc điểm gia đình người lao động, (3) khả năng tạo việc làm của cộng đồng. Nghiên cứu sẽđược phân tích cụ thể theo sơđồ 1.1.

Quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động nông thôn 3. Khả năng tạo việc làm của cộng đồng Tuổi

Giới tính 1.ng Bườải lao n thân động Trình độ học vấn

2. Gia đình của lao động Qui mô gia đình

Đất sản xuất Thu nhập nông nghiệp

Số người làm việc

Thu nhập ngoài lao động Giao thông

Thông tin việc làm Số nhà máy Học nghề

Nông nhàn

33

CHƯƠNG 2

TNG QUAN LAO ĐỘNG -VIC LÀM VÙNG NÔNG THÔN HUYN TAM NÔNG GIAI ĐON 2005-2006.

Chương 2 giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội và thực trạng lao động việc làm của người lao động nông thôn huyện Tam Nông, từđó phân tích và đưa ra những nhân tố tác động đến khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp của người lao động vùng này.

2.1. Tổng quan về kinh tế của huyện Tam Nông 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Tam Nông phía bắc giáp huyện Hồng Ngự, phía Nam giáp huyện Thanh Bình và Cao Lãnh, phía đông giáp huyện Tháp Mười và huyện Tân Hưng tỉnh Long An, phía tây giáp sông tiền. Tổng diện tích tự nhiên 47.426,54 km2, huyện có 11 xã, 01 thị trấn, trung tâm huyện đặt tại thị trấn Tràm Chim.

Địa hình tương đối bằng phẳng, kênh rạch chằng chịt, dân cư bố trí rải rác chủ

yếu dọc theo kênh rạch và các trục giao thông chính. Đặc điểm của khu vực là chịu

ảnh hưởng của lũ, mùa lũ trùng vào mùa mưa gây ngập úng bắt đầu từ tháng 08 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm. Mức ngập cao nhất hàng năm từ 1,5 –2,5m so với mặt

đất tự nhiên. Ngập lụt xảy ra trong mùa lũ đã phá hại mùa màng, không thể phát triển vườn cây ăn quả. Ngành chăn nuôi cũng bị biến động theo mùa. Khó khăn to lớn đang

đặc ra hiện nay là do sự tập trung quá mức vào sản xuất lúa và cây tràm ngày càng rớt giá dẫn đến khai thác cạn kiệt rừng tràm làm môi trường sinh thái mất cân đối đưa đến lũ lụt lớn hơn, đất đai bị chua phèn nhiều hơn. Môi trường bị thoái hóa do chuyển từ

vùng ẩm thủy quanh năm trở thành vùng ngập nước mùa mưa, kiệt nước mùa khô. Do

xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến. Ngoài ra, lũ tràn vềđã làm hư hỏng cơ sở hạ

tầng nhưđường sá, cầu cống, hệ thống kênh mương, trường học, kho chứa. Điều này

ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng và sinh hoạt của nhân dân.

2.1.2. Tình hình kinh tế của huyện.

Bảng 2.1 cho chúng ta thấy tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua của huyện

đạt mức khá, tổng giá trị sản lượng tăng bình quân 8.66% năm trong giai đoạn 2001- 2005, riêng năm 2006 ước tăng 12,03% so với năm 2005.

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm 2001, 2005, 2006.

ĐVT: % Ngành kinh tế cấp I 2001 2005 2006 (*) Tốc độ tăng trưởng

2005-2006 (%) Nông – Lâm – Thủy sản 84,93 81,76 81,1 - 0,8 Công nghiệp - xây dựng 2,54 3,33 3,56 6,9 Thương mại – dịch vụ 12,53 14,9 15,34 2,95

( Nguồn: niên giám thống kê huyện tam nông, năm 2005. (*) số liệu ước tính của Ủy ban Nhân dân huyện Tam Nông, báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2006.)

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện vẫn phản ánh hiện trạng nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Mặc dù cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong thời gian qua nhưng tốc độ chuyển dịch chưa đạt được theo chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn 5 năm (chỉ tiêu của nghị quyết VIII đến năm 2005 tỷ trọng đóng góp của khu vực Nông – Lâm – Thủy sản còn 78,6%, Công nghiệp – Xây dựng đạt 4,58% và thương mại dịch vụ đạt 16,82%). Cơ cấu kinh tế của vùng phản ánh lợi thế tự

nhiên của vùng là nông nghiệp chuyên sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản, phần lớn sản phẩm công nghiệp và dịch vụ được sản xuất trong vùng chỉ đóng vai trò nhập lượng cho sản xuất nông nghiệp hoặc là đảm đương khâu chế biến bảo quản, lưu

35

thông nông sản, các ngành công nghiệp khác chiếm tỷ trọng nhỏ và có gắn bó với ngành nông nghiệp truyền thống của huyện.

Cơ cấu kinh tế này cũng đã phản ánh tập quán của người dân vùng lũ là sản xuất nông nghiệp. Điều này có tác động lớn đến khuynh hướng chọn lựa nghề nghiệp của người lao động trong vùng.

2.2. Thực Trạng nguồn lao động nông thôn của huyện Tam Nông. 2.2.1. Tình hình dân số và lao động 2.2.1. Tình hình dân số và lao động

Bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ tăng dân tự nhiên qua các năm của toàn huyện và một số xã vùng nông thôn, huyện Tam Nông có 98.268 người, bao gồm 22.536 hộ, trong

đó dân số nông thôn là 88.403, điều này cho thấy đa phần người dân sống ở nông thôn chiếm 89,9% dân số.

Bảng 2.2.Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số.

2003 2004 2005 Tốc độ tăng

trung bình (%) Tăng tự nhiên của toàn huyện 13,07 12,4 12,34 -2,80

Xã Phú Đức 13,98 14,95 14,36 1,41 Xã Tân Công Sính 15,27 12,25 13,49 -5,29

Xã Phú Thành B 15,74 15,34 14,63 -3,69

Xã Phú hiệp 14,32 13,97 13,04 -4,78 ( Nguồn: niên giám thống kê huyện Tam nông, năm 2004, năm 2005)

Bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn huyện có xu hướng giảm qua các năm, nhưng đối với các xã vùng nông thôn thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều so với tỷ lệ chung của toàn huyện. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, cơ cấu dân số nông thôn của huyện khá trẻ, lực lượng lao động tiếp tục tăng với qui mô lớn và hậu quả là áp lực việc làm của nông thôn ngày càng gay gắt. Theo con số thống kê của ban chỉ đạo điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp tỉnh Đồng Tháp tháng 07

Một phần của tài liệu 285 Lao động, việc làm vùng nông thôn huyện Tâm Nông giai đoạn 2005 - 2006 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)