Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng có tác động trực tiếp đến sự chuyển hoá vật chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi. Hơn nữa ảnh hưởng đến cường độ hô hấp, trao đổi chất, quá trình sinh trưởng và phát triển của thuỷ sinh vật nói chung và tôm nói riêng trong các loại thuỷ vực (Đặng Ngọc Thanh 1979).
Bảng 7. Nhiệt độ trung bình (0C) ở các nghiệm thức
Tuần Buổi NTI NTII NTIII
1 Sáng 25,0±0,58 25,5±0,05 25,6±0,05 Chiều 28,0±0,05 28,5±0,05 28,0±0,05 2 Sáng 26,0±0,15 26,5±0,05 26,0±0,50 Chiều 28,5±0,50 28,5±0,05 28,7±0,28 3 Sáng 25,5±0,50 26,0±0,50 26,0±0,50 Chiều 30,0±0,15 30,0±0,15 30,0±0,50 4 Sáng 26,0±0,15 26,5±0,05 26,0±0,50 Chiều 29,0±0,32 29,0±0,05 29,0±0,50 5 Sáng 26,0±0,05 26,0±0,05 26,0±0,50 Chiều 28,0±0,50 28,6±0,05 28,6±0,05 6 Sáng 25,0±0,50 25,3±0,50 25,3±0,57 Chiều 28,0±0,50 28,7±0,57 28,9±0,34 7 Sáng 23,0±0,50 24,0±0,34 24,0±0,12 Chiều 25,7±0,23 26,0±0,15 26,0±0,50 8 Sáng 23,0±0,50 23,0±0,15 23,0±0,00 Chiều 24,7±0,57 25,0±0,05 25,0±0,28 9 Sáng 26,6±0,05 26,8±0,05 26,7±0,05 Chiều 29,8±0,15 30,0±0,05 29,9±0,34 10 Sáng 26,0±0,50 26,5±0,50 26,5±0,00 Chiều 30,7±0,23 30,0±0,15 31,2±0,34 11 Sáng 28,0±0,32 28,4±0,32 28,5±0,05 Chiều 30,7±0,23 31,4±0,34 31,4±0,15
Kết quả (Bảng 7) cho thấy nhiệt độ trong quá trình thực nghiệm không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P> 0,05). Nhiệt độ dao động sáng và chiều không lớn (khoảng 3 0C) và ở mức khá thấp (Hình 10). Ðặc biệt vào tuần thứ 7 và thứ 8, buổi sáng 230C buổi chiều 250C, nhiệt độ nầy rất thấp có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của tôm vì gần đến ngưỡng dễ bị sốc nhiệt khi
nhiệt độ xuống dưới 220C (Rogers & Fast, 1988). Khoảng nhiệt thích hợp cho tôm càng xanh trong các loại thuỷ vực là 28 - 340C (Nguyễn Thanh Phương, 2003).
Hình 10. Biến động nhiệt độ (0C) sáng chiều trong các nghiệm thức theo
tuần.
Qua bảng nhiệt độ cũng cho thấy dao đông nhiệt trong các nghiệm thức quá lớn (23 - 31 ) giá trị nầy cũng phần nào ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm .
Biến động của pH
Trong thủy vực pH là yếu tố quan trọng liên quan trưc tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật nói chung và tôm càng xanh nói riêng. Qua (Bảng 8) cho thấy pH hầu hết khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa 3 nghiệm thức pH thấp nhất vào buổi sáng 7,5 và cao nhất vào buổi chiều 8,6. pH thấp vào buổi sáng do quá trình hô hấp thải ra nhiều CO2 về đêm và cao vào buổi chiều là do quá trình quang hợp của phiêu sinh thực vật (Hình 11) (Boyd, 1979). Giá trị pH trong từ 7,5 – 8,6 đều nằm trong khoảng thích hợp (Theo Boyd, 1990).
Các giá trị của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Hình 11. Biến động pH sáng chiều trong các nghiệm thức theo tuần. Oxy hoà tan
Oxy hoà tan hiện diện trong môi trường nước nuôi là do quá trình quang hợp của thuỷ sinh vật cùng với sự khuyếch tán của khí trời (Đặng Ngọc Thanh. 1979). Trong quá trình thực nghiệm, các bể nuôi được sục khí liên tục và đều nhau nên đa số các trường hơp hàm lượng oxy hoà tan giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), ngoại trừ một số trường hợp vào tuần thứ 3,
Tuần Buổi NTI NTII NTIII
1 Sáng 8,4±0,06a 8,4±0,06a 8,4±0,06a Chiều 8,5±0,08a 8,5±0,08a 8,5±0,08a 2 Sáng 8,4±0,23a 8,4±0,23a 8,4±0,23a Chiều 8,5±0,08a 8,5±0,13a 8,5±0,13a 3 Sáng 8,2±0,06a 8,3±0,06a 8,4±0,06a Chiều 8,5±0,08a 8,5±0,23a 8,5±0,13a 4 Sáng 8,1±0,23a 8,0±0,06a 8,0±0,06a Chiều 8,3±0,23a 8,2±0,10a 8,2±0,06a 5 Sáng 8,2±0,06a 8,3±0,23a 8,3±0,23a Chiều 8,4±0,06a 8,5±0,23a 8,5±0,23a 6 Sáng 8,4±0,23a 8,4±0,23a 8,4±0,00a Chiều 8,5±0,08a 8,5±0,23a 8,5±0,23a 7 Sáng 7,6±0,06a 7,5±0,06a 8,0±0,058b Chiều 8,4±0,00a 8,3±0,00a 8,4±0,06a 8 Sáng 8,4±0,06a 8,3±0,00a 8,3±0,06a Chiều 8,5±0,08a 8,5±0,06a 8,5±0,06a 9 Sáng 8,0±0,06a 7,9±0,06a 7,9±0,06a Chiều 8,3±0,23a 8,5±0,23a 8,4±0,06a 10 Sáng 8,1±0,06a 8,2±0,10a 8,2±0,06a Chiều 8,5±0,00a 8,5±0,23a 8,5±0,13a 11 Sáng 8,3±0,06a 8,3±0,06a 8,3±0,06a Chiều 8,5±0,00a 8,6±0,06a 8,6±0,10a
4, 8 và 9 (Bảng 9). Nhìn chung hàm lương oxy hoà tan trong 3 nghiệm thức dao động thấp nhất 4,33 mg/l vào buổi sáng và cao nhất 7,17 vào buổi chiều (Hình 12) . Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) hàm lượng oxygen thấp nhất cho sự phát triển tôm càng xanh vào các giai đoạn cuối là 4 mg/l. Từ đó cho thấy giá trị trên hoàn toàn thoả mãn nhu cầu hô hấp và trao đổi chất của tôm càng xanh trong môi trường nuôi. Ngưỡng oxygen thích hợp cho quá trình trao đổi chất từ 3 đến 7 mg/l (Smith. 1982).
Bảng 9. Oxy hoà tan trung bình (mg/l) ở các nghiệm thức
Tuần Buổi NTI NTII NTIII
1 Sáng 4,40±0,10a 4,41±0,25a 4,43±0,24a Chiều 5,16±0,06a 5,10±0,10a 5,26±0,14a 2 Sáng 4,40±0,24a 4,53±0,22a 4,54±0,26a Chiều 5,18±0,06a 5,29±0,09a 5,24±0,23a 3 Sáng 4,41±0,16a 4,65±0,36a 5,03±0,18a Chiều 5,18±0,16a 5,49±0,11b 6,00±0,01c 4 Sáng 5,26±0,13a 5,03±0,07a 5,03±0,23a Chiều 5,93±0,13a 5,47±0,22b 5,57±0,14b 5 Sáng 5,03±0,1a 5,40±0,29a 5,30±0,17a Chiều 5,69±0,02a 5,93±0,30a 5,84±0,16a 6 Sáng 4,99±0,19a 4,89±0,13a 4,68±0,10a Chiều 5,35±0,35a 5,21±0,13a 5,31±0,09a 7 Sáng 5,03±0,34a 5,10±0,25a 5,17±0,19a Chiều 5,87±0,13a 6,04±0,24a 6,13±0,16a 8 Sáng 5,08±0,87a 4,33±0,01b 4,33±0,25b Chiều 5,70±0,13a 5,40±0,20a 5,53±0,38a 9 Sáng 4,38±0,09a 4,46±0,07a 4,86±0,38a Chiều 5,05±0,30a 4,83±0,36ab 5,21±0,35b 10 Sáng 5,42±0,14a 5,59±0,13a 5,54±0,30a Chiều 6,43±0,12a 6,77±0,23a 7,17±0,15a 11 Sáng 4,97±0,13a 4,95±0,50a 5,26±0,24a Chiều 6,29±0,11a 6,22±0,27a 6,57±0,29a
Các giá trị của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Hình 12. Biến động oxy hoà tan (mg/l) sáng chiều trong các nghiệm thức theo tuần.
Ðộ kiềm
Trong suốt quá trình thực nghiệm độ kiềm dao động từ 68 – 102 mg/l. Theo Boyd (1979) độ kiềm thích hợp trong khoảng 40 – 120 mg/l và nước có độ kiềm cao thường có hệ đệm tốt hơn nước có độ kiềm thấp. Ðộ kiềm thường tỉ lệ thuận với pH cho nên khi pH cao hay thấp thì độ kiềm dao động tương ứng theo. Qua (Hình 13) cho thấy độ kiềm có chiều hướng ngày càng giảm dần do quá trình quang hợp và phân huỷ các hơp chất hữu cơ cho đến tuần thứ 7, đến tuần thứ 8 độ kiềm được điều chỉnh trở lại trong quá trình thay nước, sau đó pH tiếp tục tăng theo.
Hình 13. Biến động độ kiềm (mg/l) trong các nghiệm thức theo tuần.
Hàm lượng NH4+, mặt dù sai biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức, nhưng biến động khá lớn trong quá trình thực nghiệm từ 0,05 đến 0,5 mg/l, và cao nhất vào tuần thứ 8 (Hình 14). Theo Nguyễn Việt Thắng (1993), lượng NH4+ tồn tại trong môi trương nuôi là do quá trình tương tác giữa các chất thải của tôm và sự ô nhiễm của thức ăn dư thừa. Hàm lượng NH4+ dao động trong khoảng (0,05 – 0,5 mg/l) với pH 7,6 – 8,6 là giới hạn cho phép đối với tôm nuôi, nếu NH4+ > 2mg/l với pH 8,5, tôm càng xanh không tồn tại và phát triển (Boyd và Zimmermann, 2000).
Hình 14. Biến động Amonium NH4+ (mg/l)trong các nghiệm thức theo tuần Biến động của Nitrite (NO 2-)
Nitrite là một trong những yếu tố gây độc cho các loài thuỷ sinh vật. Dạng này xuất hiện trong môi trường khi có thức ăn dư thừa , thực vật phiêu sinh chết và nhất là khi pH thấp thải ra nhiều NO 2- (Bouldin, et, al., 1974). Qua kết quả cho thấy NO 2- không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức và NO 2- xuất hiện cao nhất vào tuần thứ 3 và thứ 7 là 0,53±0,058 mg/l (Hình 22). Mặc dù Nitrite trong thí nghiệm nầy tương đối cao vào một số thời điểm, tuy nhiên, theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003), hàm lương nitrite tăng đến 2 mg/l không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển ấu trùng tôm càng xanh.
Hình 15. Biến động Nitrite NO 2- (mg/l)trong các nghiệm thức theo tuần. Biến động của Nitrat (NO3-)
Qua thực nghiệm cho thấy hàm lượng NO3- của các nghiệm thức dao động trong khoảng 4 – 8 mg/l, giá trị này rất thấp so với ngưỡng < 50 mg/l không ảnh hưởng đến ấu trùng tôm (Thanh, 1999).
Hình 16. Biến động Nitrate NO 3- (mg/l)trong các nghiệm thức theo tuần. 4.2.2. Tỉ lệ sống
Kết quả (Bảng 10) trong 3 nghiệm thức cho thấy, tỉ lệ sống của tôm nuôi vào tháng đầu tiên đạt cao nhất ở NTI (99%) tiếp đến là NTII (97%) và thấp nhất ở NTIII (86%) và sự khác biệt nầy có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 10. Tỉ lệ sống (%) trung bình ở các nghiệm thức Ngày NT 30 60 90 NTI 99,87±0,23b 88,53±7,00a 80,27 ± 4,105a NTII 97,87±1,51b 85,47±5,83a 75,20 ± 7,49a NTIII 86,67±5,07a 86,67±5,07a 81,87 ± 5,45a
Các giá trị của mỗi chỉ số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Ðiều nầy có lẽ do tôm ở NTIII đã được ương nuôi ở độ mặn cao nhất 12‰ nên bị hao hụt, nguyên nhân khi thuần hoá xuống thấp và nếu ở nước ngọt hoàn toàn
tôm bị chết nhiều sau 15 ngày thả nuôi (Hình 17). Trong suốt quá trình nuôi trở về sau tỉ lệ sống ở các nghiệm thức ổn định khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Ðiều nầy cho thấy tôm nuôi từ nguồn giống có nồng độ muối thấp có tỉ lệ sống ổn định hơn tôm nuôi từ nồng độ muối ương 12‰. Hay nói cách khác tôm giống ương ở nồng độ muối thấp khi nuôi thương phẩm thích nghi với môi
trường tốt hơn so với tôm giống ương ở nồng đô muối cao.
Hình 17. Tỉ lệ sống (%)trong các nghiệm thức 4.2.3.Tăng trưởng về trọng lượng và chiều dài
Qua kết quả (Bảng 11 và 12) cho thấy tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của tôm ở các nghiêm thức đạt trung bình từ 0,22 – 0,28 gram và 22,48 – 24,15 mm ở ngày 30, 0,36 -0,39 gram và 32,12 – 35,8 mm ở ngày 60, 1,08 – 1,37 gram và 41,95 – 48,66 mm ở ngày 90. Nhìn chung, tôm tăng trưởng khá chậm. Nguyên nhân có thể do nhiệt độ trong môi trường nuôi thấp, dao động 23 – 28 0C trong 2 tháng đầu, dẫn đến quá trình trao đổi chất của tôm cũng
nhiệt độ cao hơn 26 - 31 0C (Hình 10). Mặc dù tốc độ phát triển khá chậm nhưng điều quan trọng là khối lượng và chiều dài của tôm ở các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) ở hầu hết các đợt thu mẫu. Ðặc biệt, sau 90 ngày ương nuôi, về chiều dài của nghiệm thức 1 lớn hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức 2 và 3. Kết quả nầy bước đầu cho thấy tôm giống sản xuất ở độ mặn khác nhau (6,9 và 12 ‰) ảnh hưởng chưa có ý nghĩa lên sự tăng trưởng về khối lượng nhưng có ý nghĩa lên sự tăng trưởng về chiều dài qua 90 ngày ương (Hình 18 & hình 19). Theo Wicking (1972) ấu trùng tôm càng
xanh được chuyển sang môi trường nuôi có độ mặn thấp có tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn so với tôm nuôi ở môi trường có độ mặn tiêu chuẩn là 15 ‰.
Bảng 11. Khối lượng trung bình (g) của tôm ở các nghiệm thức
Ngày
NT 15 30 45 60 75 90
NTI 0,05±0,00b 0,28±0,030a 0,31±0,03a 0,39±0,04a 0,88±0,17a 1,37±0,02a
NTII 0,06±0,010a 0,26±0,070a 0,30±0,01a 0,36±0,00a 0,95±0,11a 1,12±0,07a
NTIII 0,03±0,06b 0,22±0,006a 0,28±0,03a 0,39±0,00a 1,01±0,09a 1,08±0,07a
Các giá trị của mỗi chỉ số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Bảng 12. Chiều dài trung bình (mm) của tôm ở các nghiệm thức
Ngày
15 30 45 60 75 90
NTI 18,80±1,08b 24,15±0,70a 27,38±1,31a 33,10±1,92a 45,35±4,39a 48,66±4,09a
NTII 17,77±0,75b 22,48±0,92a 29,27±2,45a 32,12±2,46a 40,65±1,27ab 42,47±0,65b
NTIII 15,87±0,89a 23,13±1,99a 27,85±2,29a 35,80±3,08a 39,50±0,5b 41,95±0,89b
Các giá trị của mỗi chỉ số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Hình 18. Tăng trưởng chiều dài(mm) Hình 19. Tăng trưởng trọng lượng (g ) của tôm trong các nghiệm thức. của tôm trong các nghiệm thức. 4.2.4. Sự phân đàn về chiều dài và trọng lượng
Sự phân đàn cũng là một trong những chỉ tiêu rât quan trọng trong nuôi tôm nó được đánh giá về hiệu quả kinh tế sau khi thu hoạch, sự phân đàn nhiều hay ít trong ao nuôi phụ thuộc rất nhiều yếu tố như chất lượng con giống, thức ăn, mât độ và các yếu tố môi trường, kết quả là cân bằng giữa quá trình đồng hoá và dị hoá của từng cá thể (von Bertalanffy 1938). Qua thực nghiệm cho thấy tôm nuôi có tỉ lệ phân đàn cao theo chiều dài cũng như trọng lượng có thể chịu ảnh hưởng một số yếu tố về môi trường như nhiệt độ quá thấp, mật độ khá cao. Kết quả (Bảng 13) cho thấy đối với chiều dài không có khác biệt giữa các nghiệm thức và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhìn chung tỉ lệ phân đàn ở kích thước nhỏ nhất (<20mm) trong NTI (11,12 %) thấp hơn so với 2 nghiệm thức còn lại, ngược lại ở kích thước lớn nhất (80 – 100 mm) trong NTIII (2,11%) thấp hơn so với NTI và NTII.
Bảng 13. Tỉ lệ phân đàn (%) trung bình theo chiều dài ở các nghiệm thức
Chiều dài (mm) < 20 20 - 40 40 - 60 60 - 80 80 - 100 NTI 11,12 ± 8,14a 17,94 ± 9,64a 40,20±10,41a 26,57±8,15a 4,15± 3,51a NTII 23,04±16,20a 21,80 ±7,81a 31,91±2,65a 19,14±10,39a 4,07±3,06a NTIII 22,96±20,52a 18,24±9,71a 38,43±11,37a 18,24±13,05a 2,11±2,52a
Các giá trị của mỗi chỉ số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Tỉ lệ Phân đàn về mặt trọng lượng khác biệt không ý nghĩa thống kê (p>0,05) ở tất cả các nhóm (<0,3; 0,3-05; 0,5-1,5; >2,5 g), riêng đối với nhóm (1,5-2,5g) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa NTI (19,2%) so với NTII (12,7%) và NTIII (12,6%) (Bảng 14). Nhóm có trọng lượng (<0,3 g), ở NTII (20,8 %) chiếm tỉ lệ cao nhất so với NTIII (16,5%) và NTI (11,5%), nhóm có trọng lượng (0,3-0,5 g) ở NTIII có tỉ lệ cao nhất (27,0%), kế đó là NTII (24,4%) và thấp nhất là NTI (18,6%), nhóm có trọng lượng (0,5-1,5 g) cao nhất ở NTI (34,9%), kế đó là NTIII (33,6%) và thấp nhất là NTII (29,4%), nhóm có trọng (>2,5g) chiếm tỉ lệ cao nhất ở NTI (15,9%) và thấp nhất ở NTIII (10,4%). Kết
Nhưng tỉ lệ phân đàn đối với tôm nuôi có chiều dài và trọng lượng nhỏ nhất đều tập trung ở nghiệm thức tôm ương từ nồng độ muối cao so với nghiệm thức tôm ương từ nồng độ muối thấp (Hình 20 & hình 21).
Bảng 14. Tỉ lệ phân đàn (%) trung bình theo trọng lượng ở các nghiệm thức NT <0,3 (g) 0,3-0,5 (g) 0,5-1,5 (g) 1,5-2,5 (g) >2,5 (g) NTI 11,5±4,28a 18,6±6,49a 34,9±7,82a 19,2±2,84b 15,9±4,66a
NTII 20,8±4,79a 24,4±4,93a 29,4±2,33a 12,7±1,17a 12,7±1,96a
NTIII 16,5±7,40a 27,0±6,68a 33,6±4,70a 12,6±2,07a 10,4±2,17a
Các giá trị của mỗi chỉ số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 20. Tỉ lệ phân đàn theo trọng Hình 21. Tỉ lệ phân đàn theo chiều lượng (g) trong các nghiệm thức dài (mm)trong các nghiệm thức 4.2.5. Phân biệt giới tính
Ðói với một số loài thủy sản nuôi thì vấn đề tỉ lệ đực - cái rất quan trọng, dựa vào đặc điểm sinh học để có thể điều chỉnh tỉ lệ này theo ý muốn của người nuôi. Ðặc biệt đối với tôm càng xanh, hiện nay có một số nghiên cứu đang tạo nguồn con giống toàn đực để có hiệu quả kinh tế. Qua thời gian 90 ngày nuôi do tôm phát triên tương đối chậm và có sự phân đàn lớn nên có tôm nhỏ hơn 30 mm khá nhiều. Vì thế có đến 25 – 34 % số tôm chưa thể xác định được giới tính đực cái, tỉ lệ nầy khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05). Trong số xác định được giới tính, tỉ lệ tôm đực ở các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng tỉ lệ tôm cái khác nhau có ý nghĩa thống kê rõ rệt (p<0,05), thấp nhất nghiệm thức 1 (27,57 %). Nhìn chung với thời gian nuôi ngắn chưa khẳng định được ảnh hưởng của các nguồn tôm giống sản xuất ở độ mặn khác nhau lên tỉ lệ đực cái, nhưng qua thí nghiệm bước đầu cho thấy tôm nuôi từ nguồn giống có độ mặn thấp có tỉ lệ con đực nhiều hơn con
cái (Bảng 15). Ðiều nấy cần thời gian nuôi dài để xác định tỉ lệ đực cái cũng như sự thành thục của tôm chính xác hơn.
Bảng 15. Tỉ lệ giới tính (%) trung bình ở các nghiệm thức
Tỉ lệ Ðực Cái KPB
NTI 37,88 ± 5,29a 27,58 ± 3,79b 34,55 ± 6,03b
NTII 35,11 ± 11,14a 39,89 ± 8,19b 25,00 ± 3,00a
NTIII 31,11 ± 1,53a 38,76± 6,11a 30,13 ± 7,64b
Các giá trị của mỗi chỉ số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
KPB: Tỉ lệ tôm đực và cái không phân biệt đươc
Hình 22: Tỉ lệ tôm đực và cái (%)trong các nghiệm thức
.
Phần 5
Phân biệt giới tính
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Ðực Cái KPB Tỉ lệ (% )