Đối với Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Một phần của tài liệu 242 Xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con (Trang 73 - 76)

Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến Bảng cân đối kế toán hợp nhất của tập đoàn gồm:

- Khoản đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con;

- Lợi ích của cổđông thiểu số;

- Các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn;

- Các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh.

Trình tự lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất có thể thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Điều chỉnh khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con. Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ

trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ hoàn toán trên bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Ví dụ: Một số thông tin trên Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ (Tập

đoàn công nghiệp cao su Việt Nam) và các công ty con (Công ty cổ phần cao su

Đồng Phú và công ty cổ phần cao su Tây Ninh) tại thời điểm 31.12.2006 như sau: (Đây là số liệu giảđịnh và sẽđược sử dụng trong toàn bộ phần 3 này), ngoài ra Tập

đoàn còn chiếm tỷ lệ biểu quyết 80% trong công ty cổ phần cao su Đồng Phú và 70% trong công ty cổ phần cao su Tây Ninh. (Phụ lục số 1)

Đầu tư vào công ty cổ phần xây dựng cao su 16.000 triệu đồng (chiếm 40 % quyền biểu quyết); công ty cơ khí cao su 8.000 triệu đồng (chiếm 35% quyền biểu quyết)

Chi tiết các khoản phải thu và phải trả:

Công ty Đồng Phú phải thu của Tập đoàn là 6.000 triệu đồng và phải thu của Công ty Tây Ninh là 3.000 triệu đồng.

Công ty Tây Ninh phải thu của Tập đoàn là 6.000 triệu đồng và phải trả cho Công ty Đồng Phú là 3.000 triệu đồng.

Tập đoàn phải trả cho công ty Đồng Phú 6.000 triệu đồng và công ty Tây Ninh 6.000 triệu đồng.

Khoản đầu tư vào công ty con của Tập đoàn 136.000 triệu đồng bao gồm đầu tư vào công ty cổ phần cao su Đồng Phú 80.000 triệu đồng và công ty cổ phần cao su Tây Ninh là 56.000 triệu đồng. Do đó khi lập báo cáo tài chính hợp nhất của toàn bộ tập đoàn thì khoản đầu tư này phải được loại trừ:

Bút toán điều chỉnh :

Giảm khoản mục đầu tư vào công ty con 136.000

Giảm khoản mục Vốn đầu tư của chủ sở hữu (ĐP) 80.000 Giảm khoản mục Vốn đầu tư của chủ sở hữu (TN) 56.000 Bước 2: Điều chỉnh để xác định lợi ích của cổđông thiểu số. Khi công ty mẹ

nắm giữ ít hơn 100% vốn cổ phần của công ty con thì sẽ xuất hiện khoản mục “Lợi ích của cổđông thiểu số”. Lợi ích của cổđông thiểu số trong tài sản thuần của công ty được xác định và trình bày thành một chỉ tiêu riêng trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. Bút toán điều chỉnh: Giảm khoản mục Vốn đầu tư của chủ sở hữu (ĐP) 20.000 (20% x 100.000) Giảm khoản mục Vốn đầu tư của chủ sở hữu (TN) 24.000 (30% x 80.000)

(20% x 30.000 + 30% x 20.000)

Tăng khoản mục Lợi ích của cổđông thiểu số 56.000 Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở

hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh. Giá trị này được xác định trên cơ sở tỷ lệ vốn góp kinh doanh của cổđông thiểu số và tổng giá trị chênh lệch của vốn chủ sở hữu. Phần này điều chỉnh tăng (giảm) lợi ích của cổ đông thiểu số tùy thuộc vào tăng (giảm) của vốn chủ sở hữu.

Bước 3: Điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị nội bộ trong tập đoàn. Số dư các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị nội bộ trong cùng tập

đoàn phải được loại trừ. Bút toán điều chỉnh: Giảm khoản mục phải trả người bán (CTM) 12.000 Giảm khoản mục phải trả người bán (TN) 3.000 Giảm khoản mục phải thu khách hàng (ĐP) 9.000 Giảm khoản mục phải thu khách hàng (TN) 6.000

Bước 4: Điều chỉnh các khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch giữa các đơn vị trong tập đoàn. Các khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ đang nằm trong giá trị tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định, lợi nhuận trước thuế TNDN phải được loại trừ hoàn toàn.

Trong thí dụ trên cuối năm giá trị hàng tồn kho tại Tập đoàn là 6.000 triệu

đồng là có 3.000 triệu đồng mua cao su của công ty Đồng Phú (giá vốn của ĐP là 2.500 triệu đồng). Như vây lợi nhuận ở đây tăng lên là 500 triệu đồng.

Bút toán điều chỉnh:

Giảm khoản mục Lợi nhuận chưa phân phối (ĐP) 500 Giảm khoản mục hàng tồn kho (CTM) 500

Bước 5: Điều chỉnh khoản mục đầu tư vào công ty liên kết. Thực hiện ghi nhận vốn góp liên kết, liên doanh của công ty mẹ, công ty con (Trong thí dụ này khoản mục đầu tư vào công ty liên kết ở các công ty con đã được điều chỉnh theo

phương pháp vốn chủ sở hữu) theo phương pháp vốn chủ sở hữu khi lập báp cáo tài chính hợp nhất.

Khoản mục lợi nhuận chưa phân phối trên Báo cáo tài chính của các công ty cổ phần xây dựng cao su và công ty cơ khí cao su tương ứng là 8.000 triệu đồng và 4.000 triệu đồng.

Bút toán điều chỉnh như sau:

Tăng khoản mục đầu tư vào công ty liên kết (CTM) 4.600 (40% x 8.000 + 35% x 4.000)

Tăng khoản mục lợi nhuận chưa phân phối (CTM) 4.600

Một phần của tài liệu 242 Xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)