THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu 125 Đánh giá môi trường đầu tư và các giải pháp tiếp thị đầu tư vào tỉnh lâm đồng (Trang 27 - 29)

Một khi địa phương đã cĩ tầm nhìn và các mục tiêu cần đạt, nhà tiếp thị địa phương cần thiết kế các chiến lược tiếp thị để đạt được các mục tiêu đề ra. Khi thiết kế một chiến lược tiếp thị cho địa phương, nhà tiếp thị cần chú ý hai vấn đề chính. Một là phải xem xét những lợi thế nào mà địa phương mình cĩ được để cĩ thể thực hiện thành cơng chiến lược đĩ (vận dụng nguyên tắc dị biệt). Hai là, địa phương cĩ đủ nguồn lực để thực hiện thành cơng chiến lược đề ra hay khơng.

Rất nhiều nhà tiếp thị cho rằng tiếp thị một địa phương đồng nghĩa với việc chiêu thị, quảng bá địa phương đĩ. Tuy nhiên, chiêu thị, quảng bá một địa phương đĩng vai trị ít quan trọng nhất trong quá trình tiếp thị một thương hiệu địa phương. Tương tự như tiếp thị thương hiệu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, tiếp thị thương hiệu địa phương là làm cho thương hiệu của mình thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu hiệu quả hơn thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh. Để thành cơng, một địa phương phải làm sao người dân, khu vực kinh doanh hài lịng với cộng đồng, cũng như đáp ứng được những kỳ vọng của nhà đầu tư, khách du lịch (vận dụng nguyên tắc giá trị)

Cĩ nhiều cách thức một địa phương cần phải đầu tư để gia tăng chất lượng sống, khả năng thu hút đầu tư và khách du lịch. Những thành phần tạo nên một chiến lược cạnh tranh cho địa phương cĩ thể bao gồm (1) hoạch định đơ thị, (2) cơ sở hạ tầng, (3) hệ thống dịch vụ, và (4) điểm vui chơi, giải trí.

Để hấp dẫn khách hàng mục tiêu, địa phương phải cĩ một thiết kế đơ thị hợp lý và một kế hoạch phát triển khả thi để tăng sức hấp dẫn của địa phương mình vì khách hàng của địa phương luơn cĩ một ấn tượng nào đĩ về

đặc điểm của địa phương mà họ muốn đến. Hai là địa phương phải xây dựng và duy trì một cơ sở hạ tầng phù hợp với mơi trường tự nhiên. Ba là, địa phương phải phát triển một hệ thống dịch vụ cĩ chất lượng để thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng dân cư và khu vực kinh doanh. Cuối cùng là địa phương phải xây dựng các điểm giải trí để hấp dẫn cư dân, khách đầu tư và khách du lịch.

Một vấn đề mang tính chiến lược trong thiết kế chiến lược tiếp thị địa phương mà nhà tiếp thị địa phương cần phải chú tâm thực hiện là xây dựng và quảng bá ấn tượng của địa phương cho thị trường mục tiêu. Ấn tượng của một địa phương cĩ thể định nghĩa là “Một tổng hợp các ý tưởng, lịng tin, dấu ấn mà khách hàng cảm nhận về địa phương đĩ. Ấn tượng thể hiện cơ đọng một tập những thuộc tính đồng hànhcủa địa phương đĩ”. Dĩ nhiên, những nhĩm khách hàng khác nhau sẽ cĩ những ấn tượng về địa phương khác nhau. Chính vì vậy, các nhà tiếp thị địa phương cần phải thực hiện phân khúc thị trường để chọn thị trường mục tiêu cho địa phương mình (vận dụng nguyên tắc chọn lọc và tập trung).

Các nghiên cứu định tính và định lượng sẽ giúp cho nhà tiếp thị thực hiện cơng việc phân khúc thị trường và chọn thị trường mục tiêu cho địa phương cũng như khám phá ra các thuộc tính hấp dẫn của địa phương đối với thị trường mục tiêu. Cũng cần chú ý là thị trường của một địa phương bao gồm nhiều thành phần khác nhau như cư dân, khách du lịch, các nhà đầu tư, chuyên gia, v.v. Trong từng thị trường này cĩ nhiều khúc khách hàng khác nhau. Ví dụ như thị trường các nhà đầu tư cĩ thể chia thành các nhà đầu tư trong nước, ngồi nước, và các nhà đầu tư trong hay ngồi nước lại bao gồm nhiều khúc nhỏ nữa. Như vậy, nhà tiếp thị địa phương phải dựa vào tầm nhìn và mục tiêu của địa phương, cũng như đặc điểm của thị trường để cĩ chiến lược phân khúc

thị trường và chọn thị trường mục tiêu thích hợp cho địa phương mình. Trên cơ sở đĩ thì nhà tiếp thị địa phương mới xây dựng được ấn tượng của địa phương cho thị trường mục tiêu cụ thể.

Ấn tượng phải đơn giản nhưng hấp dẫn và mang tính phân biệt cao. Một ấn tượng đơn giản sẽ giúp tránh nhầm lẫn cho khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên để tạo được ấn tượng tốt cho họ thì ấn tượng của địa phương phải hấp dẫn. Đặc trưng hấp dẫn sẽ kích thích khách hàng lịng ham muốn “tiêu dùng” địa phương, nghĩa là họ muốn đầu tư vào địa phương nếu là khách hàng đầu tư hay chọn địa phương là điểm du lịch nếu là khách hàng du lịch, v.v. Một điểm quan trọng nữa là ấn tượng của địa phương cần phải phân biệt với ấn tượng của các địa phương cạnh tranh. Ví dụ cĩ rất nhiều thành phố ở Châu Á thơng đạt một ấn tượng là “Một nơi mến khách” hay “Mơi trường kinh doanh tốt nhất“. Một ấn tượng mà địa phương mình và địa phương cạnh tranh cùng cĩ thì khơng thể thu hút được khách hàng.

Khi đã cĩ được cơng cụ để giới thiệu ấn tượng địa phương cho khách hàng mục tiêu, nhà tiếp thị phải thiết kế chiến lược quảng bá ấn tượng địa phương. Cũng tương tự như tiếp thị thương hiệu sản phẩm hay dịch vụ của các doanh nghiệp, cĩ hàng loạt phương tiện để quảng bá ấn tượng địa phương mà nhà tiếp thị địa phương cĩ thể sử dụng như quảng cáo, khuyến mại, chào hàng cá nhân, tiếp thị trực tiếp, và quan hệ cộng đồng. Sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, như sự ra đời của mạng Internet, đã cung cấp nhiều phương tiện quảng bá hữu hiệu. Nhà tiếp thị địa phương phải biết thiết kế một chiến lược truyền thơng thích hợp và phối hợp chiến lược kéo và đẩy trong chiêu thị cho từng thị trường mục tiêu cụ thể để quảng bá ấn tượng của địa phương mình đạt hiệu qủa cao nhất.

Một phần của tài liệu 125 Đánh giá môi trường đầu tư và các giải pháp tiếp thị đầu tư vào tỉnh lâm đồng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)