0
Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm

Một phần của tài liệu 19 GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (VIETNAM ARILINES) IV (Trang 45 -50 )

phẩm

1) Phân đoạn thị trường

Bất kể một công ty nào khi tiến hành hoạt động Marketing cũng đều phải thực hiện công việc phân đoạn để hướng tới thị trường khách mục tiêu của mình. Với công ty thì tiêu thức được lựa chọn là phân đoạn theo thu nhập và theo mục đích chuyến đi. Đối tượng khách mà công ty phục vụ chủ yếu là khách du lịch có thu nhập trung bình trở lên, muốn mua tour với chất lượng dịch vụ tốt.

Tuy nhiên công ty cũng có phục vụ khách bình dân,mua tour với giá vừa phải bởi họ có hạn chế về tài chính

Lợi thế của việc chọn lựa tiêu thức phân đoạn theo thu nhập là xác định được đặc điểm của khách bình dân hay cao cấp Nhật Bản. Từ đó công ty sẽ biết được nhu cầu của khách để phục vụ tốt hơn. Từ đó sắp xếp các dịch vụ phù hợp với yêu cầu của họ, đảm bảo được sức thu hút lẫn lợi nhuận cho công ty.

Ngoài ra công ty cũng phân đoạn theo tiêu thức mục đích chuyến đi. Hiện nay khách du lịch Nhật bản chủ yếu vẫn đi du lịch Việt Nam với mục đích khám phá văn hóa hay thăm quan các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa.

Công ty cũng đón nhiều khách du lịch đi theo mục đích công vụ, làm từ thiện, hay sang Việt Nam với ,mục đích hội nghị, hội thảo, khảo sát, tìm hiểu các địa phương để có cơ sở đầu tư.

2) Thị trường mục tiêu:

Tổng công ty đã tiến hành phân tích, đánh giá toàn bộ thị trường nhằm lựa chọn những đoạn thị trường mục tiêu hấp dẫn, phù hợp với mục tiêu và tiềm lực của mình.

* Các thị trường mục tiêu của tổng công ty là:

Qua nghiên cứu thị trường, tổng công ty đã chọn thị trường mục tiêu cho mình dựa trên phân đoạn thị trường bao gồm:

+ Thị trường truyền thống: Ngay từ đầu, tổng công ty đã xác định tập khách hàng là khách nội địa. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu đi du lịch của người dân tăng lên một cách nhanh chóng. Đây là mảng thị trường rất tốt để các tổng công ty du lịch khai thác. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, tổng công ty không ngừng xây dựng cho mình những chương trình du lịch mới, hấp dẫn về vui chơi, nghỉ mát, tham quan, tìm hiểu, khám phá…tại các điểm du lịch nổi tiếng trong nước như: Hạ long, Bãi Cháy, Sầm Sơn, Cát Bà, Sa Pa…và du lịch lễ hội vào những dịp lễ tết như: Lễ hội Đền Hùng, Chùa Hương…

Để phục vụ tốt nhu cầu du lịch của nhân dân, tổng công ty xây dựng các tour du lịch rất đa dạng từ các tour du lịch đơn lẻ, tour theo đoàn của các doanh nghiệp.

+ Mảng thị trường khách đi du lịch nước ngoài:

Đây là mảng thị trường trọng tâm nhất của tổng công ty. Cùng với sự phát triển của kinh tế, tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực nên nhu cầu đi du lịch

quốc tế của nhân dân ngày càng tăng. Bắt nhịp cùng xu hướng xã hội đó, Tổng công ty đã xây dựng cho mình các tour du lịch đến các quốc gia như: Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore…

* Sau khi lựa chọn thị trường mục tiêu, tổng công ty tiến hành phân tích thị trường theo các nội dung sau:

+ Xác định nhu cầu mong muốn của khách hàng

+ Khách hàng chủ yếu của tổng công ty là những người có thu nhập ở mức trên trung bình. Vì vậy nhu cầu mong muốn của họ là được sử dụng các dịch vụ có chất lượng phù hợp với yêu cầu của họ.

Khách hàng luôn mong muốn được sử dụng những dịch vụ hoàn hảo nhất, những dịch vụ mới mà từ trước đến nay chưa từng có hoặc có ít…Chính vì thế nên sau mỗi chuyến đi tổng công ty luôn phát cho khách các phiếu điều tra nhằm thu thập những ý kiến đóng góp của khách hàng, những mong muốn của họ để từ đấy hoàn thiện hơn nữa các dịch vụ cũng như sản phẩm của mình.

+Tìm hiểu khả năng thanh toán của khách:

Mỗi một khách có khả năng thanh toán khác nhau và khả năng đó quyết định lớn đến việc lựa chọn các dịch vụ. Vì vậy tổng công ty nên cho người đi khảo sát về tình hình tài chính của một nhóm khách hàng mục tiêu để từ đó rút ra được mức giá chung nhất cho sản phẩm của mình sao cho phù hợp với mọi đối tượng khách.

+ Tìm hiểu về thói quen tiêu dùng của khách:

Đây là một cách giúp tổng công ty có thể nắm bắt được những sở thích, thói quen của khách và từ đó đưa ra những sản phẩm thỏa mãn họ.

+ Xác định quá trình mua của khách:

Khách hàng đến với trung tâm thường theo 2 cách đó là trực tiếp và gián tiếp. Đối với cách gián tiếp, trung tâm nên tìm hiểu xem đối tượng khách là ai?

Thói quen tiêu dùng của khách là gì?...Để từ đó thuyết phục khách tiến hành mua các sản phẩm của mình.

+ Sản phẩm hiện nay của tổng công ty rất đa dạng và mới mẻ. Có nhiều chương trình du lịch mới lạ thu hút được nhiều khách hàng như: Tour du lịch “Hà Nội- Tây Nguyên- Nha Trang”…

+ Chất lượng sản phẩm đồng đều, có nhiều dịch vụ bổ xung đi kèm.

+ Kèm theo mỗi chương trình du lịch, khách hàng luôn nhận được những khuyến mại, những phần quà đi cùng…Điều này khiến cho khách cảm thấy thỏa mãn với sản phẩm của tổng công ty hơn.

.Tuy nhiên vẫn còn những nhược điểm:

+ Hầu hết các sản phẩm của trung tâm đều chủ yếu là các tour du lịch nội địa mà chưa chú trọng đến du lịch quốc tế.

+ Sản phẩm dành cho du lịch quốc tế còn nghèo nàn nên không thu hút được nhiều khách.

+ Các sản phẩm của tổng công ty vẫn chưa tạo ra được nét khác biệt đối với các công ty khác: Về chương trình tour, nội dung tour…

+ Xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường:

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều công ty kinh doanh cùng lĩnh vực với công ty, ngoài ra các công ty lữ hành nước ngoài cũng đang nhảy vào thị trường Việt Nam nhằm khai thác thị trường đầy tiềm năng này, chính vì vậy tổng công ty luôn xác định đối thủ cạnh tranh của mình không chỉ là những công ty lữ hành trong nước mà cả các công ty lữ hành nước ngoài.

Công ty luôn tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh xem các sản phẩm của họ có những điểm nào giống và khác với sản phẩm của mình, điemr nào đặc sắc, mới mẻ trong các chương trình du lịch của họ để từ đó tạo ra cho mình những sản phẩm độc đáo hơn, mới mẻ hơn.

3) Định vị sản phẩm:

Để tăng cường thu hút khách và chiếm ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong điều kiện cụ thể của mình, tổng công ty đã chú trọng đến việc định vị:

Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm nên ngay từ những ngày đầu thành lập tổng công ty đã xây dựng cho mình một kế hoạch mục tiêu là sản phẩm của doanh nghiệp phải có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh cơ bản về giá và chất lượng:

+ Giá: Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình và thị trường mục tiêu mà tổng công ty hướng đến đó là đối tượng khách co yêu cầu cao nên tổng công ty luôn đưa ra một mức giá phù hợp nhất và có sức cạnh tranh cao trên thị trường, phù hợp với mọi đối tượng khách.

+ Chất lượng dịch vụ: Công ty luôn cố gắng hoàn thiện hơn chất lượng cũng như đổi mới nó để phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ.

+ Định vị sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Để đứng vững được trên thị trường tổng công ty đã luôn tìm kiếm và đổi mới các sản phẩm dịch vụ của mình sao cho ngày càng hoàn thiện hơn và tạo ra được sự độc đáo khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Tổng công ty đã đưa ra khẩu hiệu: “ Không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm”. Đây cũng là thông điệp công ty muốn đưa đến khách hàng. Với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình đầy kinh nghiệm, với sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú công ty luôn tạo cho khách hàng những điều kiện tốt nhất khi tham gia chương trình du lịch của công ty. Việc định vị sản phẩm này đã giúp cho tỉ lệ khách hàng tìm đến với công ty ngày một đông hơn và giúp công ty ngày càng nâng cao vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh gay gắt này.

Một phần của tài liệu 19 GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (VIETNAM ARILINES) IV (Trang 45 -50 )

×