Những thách thức:

Một phần của tài liệu 195 Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 61 - 63)

N ăm học 2004-2005 ăm học 2005-

2.4.2.2Những thách thức:

T1: Việt Nam gia nhập WTO, bên cạnh những tác động tích cực còn có nhiều thách thức trong việc thu hút FDI

Trước tác động tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hóa và sự hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước nói chung và Vĩnh Long nói riêng…đòi hỏi các cơ quan quản lý kinh tế của tỉnh Vĩnh Long cần phải có sự nhận thức đầy đủ và chuẩn bị về

tinh thần, con người cũng như vật chất để hội nhập.

T2: Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện

Hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư nước ngoài của nước ta tiếp tục được hoàn chỉnh theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và ngoài nước, minh bạch hơn và phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên việc xây dựng văn bản còn chậm, cụ thể như Luật đầu tưđã có hiệu lực từ ngày 1/7/2005 nhưng đến nay vẫn chưa ban hành Nghị định hướng dẫn Luật đầu tư, hoặc chất lượng một số văn bản pháp luật chưa đạt yêu cầu, nội dung chưa phù hợp gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà

đầu tư nước ngoài như Nghịđịnh 16/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây Dựng…

Thời gian qua do sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài giữa các địa phương hết sức quyết liệt, ngay cả các địa phương thuộc vùng ĐBSCL cũng nhận ra sự cần thiết trong thu hút vốn FDI nên đã tạo môi trường hấp dẫn để mời gọi đầu tư. Vì vậy tỉnh đã ban hành quyết định 2642/2003/QĐ-UB về quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Long, trong đó quy định miễn giảm tiền thuê đất trái với qui định của Chính phủ nhưng cũng không ngoài mục đích tăng cường khả

năng thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển. Tuy nhiên thực hiện quyết định số

1387/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đình chỉ hiệu lực thi hành các quy

định vềưu đãi, khuyến khích trái luật do các tỉnh, thành ban hành nên tỉnh Vĩnh Long

đã ban hành quyết định số 2104/2005/QĐ-UBND nhằm sửa đổi các quy định trái luật.

Điều này làm bất mãn các nhà đầu tư khi phải thay đổi chếđộ miễn giảm theo qui định và làm giảm lòng tin ở các nhà đầu tư tiềm năng khác.

T3: Cạnh tranh trong thu hút FDI hiện nay giữa các địa phương trong cả nước cũng như trong khu vực ĐBSCL diễn ra hết sức quyết liệt. Vì vậy trong điều kiện hiện nay

để thu hút được các dự án FDI là một thách thức đối với Vĩnh Long

¾ Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh còn thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của các tỉnh trong khu vực, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Trong khi các địa phương khác phát triển hơn, quyết liệt hơn đã thu hút các dự án FDI vềđó.

¾ Vĩnh Long là một địa bàn nằm giữa 2 trung tâm lớn là Thành phố Cần Thơ

và Thành phố Hồ Chí Minh nên bị sức hút mạnh mẽ vềđối tác và nguồn vốn đầu tư

cũng như lực lượng lao động có trình độ học vấn cao và tay nghề cao.

¾ Cầu Mỹ thuận và cầu Cần Thơ mở ra một triển vọng phát triển kinh tế nhưng

đồng thời là một thách thức đối với Vĩnh Long. Nhà đầu tư có ghé lại Vĩnh Long hay

đi tiếp thêm một bước nữa đến các tỉnh có vùng nguyên liệu nông, thủy, hải sản như

Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, còn tùy thuộc vào sức hút của chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Long.

¾ Tiềm năng thế mạnh của tỉnh chủ yếu dựa vào sự phát triển và đi lên từ

ngành nông nghiệp, thủy sản, trữ lượng đất sét, ít hoặc không có những tài nguyên, khoáng sản qúy hiếm tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp và tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Mà hiện nay lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ít hấp dẫn các nhà đầu tư hơn các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

T4: Các địa phương đang ra sức sắp xếp bộ máy hành chính gọn, nhẹ, cải cách hành chính theo hướng “một cửa tại chỗ” đang là vấn đềđặt ra đối với tỉnh Vĩnh Long

Thực tế cho thấy các địa phương thu hút nhiều dự án FDI đều là những địa phương thực hiện rất tốt công tác cải cách hành chánh, chẳng hạn như TPHCM, Bình Dương…, bởi vì tâm lý các nhà đầu tư nước ngoài họ thích đầu tư nơi mà mọi chính sách đều trong sạch, minh bạch, thủ tục hành chánh đơn giản không qua nhiều cấp quản lý. Mặc dù thời gian qua Vĩnh Long đã nổ lực thực hiện sắp xếp bộ máy quản lý nhà nước theo hướng gọn, nhẹ, thực hiện công tác cải cách hành chính trên toàn tỉnh nhưng hiệu quảđạt được vẫn chưa cao.

Trong quá trình toàn cầu hóa như hiện nay, để lôi kéo được các nhà đầu tư tiềm năng đến với tỉnh là điều rất khó bởi vì:

¾ Hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏđến từ các nước láng giềng nhưĐài Loan, Trung Quốc nên phần nào hạn chế trong việc mời gọi các nhà đầu tư khác đến đầu tư

tại tỉnh Vĩnh Long.

¾ Khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh chưa phát triển mạnh mẽ nên chưa đủ tiềm năng liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 195 Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 61 - 63)