- Đào tạo nâng cao kỹ năng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
3.2.5. Tăng cường vai trò và hiệu lực của KTKSNB
KTKSNB giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thực hiện tốt chức năng kiểm tra kiểm soát sẽ giúp cho các nhà quản trị phát hiện và khắc phục được những sai sót, kẽ hở có nguy cơ phát sinh rủi ro trong quy định, quy trình và thực tiễn tác nghiệp tại từng khâu, bộ phận kinh doanh của ngân hàng. Nhờ có kết quả của kiểm tra kiểm soát mà nhà quản trị có biện pháp thích hợp thông qua hành vi quản trị hoàn thiện chính sách, quy trình, sửa chữa sai sót để
tránh rủi ro hay có cơ sởđể xử lý các hành vi sai phạm của nhân viên.
Bản chất của hoạt động kiểm tra kiểm soát nhằm thực thi nhiệm vụ giám sát, kiểm tra các hoạt động của cán bộ, nhân viên dưới quyền để đảm bảo là họ có đáp
ứng các mục tiêu và chính sách do Hội đồng quản trị hoạch định hay không và vì
thế nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quản trị.
Không khó để chúng ta nhận ra rằng các cuộc kiểm tra hoạtđộng ngân hàng thường chiếm nhiều thời gian và tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực tín dụng do đặc điểm rủi ro phức tạp và dễ phát sinh tiêu cực gây thiệt hại cho ngân hàng cả về vật chất lẫn con người.
Nhận thức những vấn đề trên, việc đặt ra yêu cầu tăng cường vai trò và hiệu lực của KTKSNB là điều cần thiết và cần phải lưu ý:
- Kiểm tra kiểm soát phải được thực hiện liên tục bằng nhiều biện pháp như giám sát từ xa và kiểm tra hồ sơ trực tiếp theo một quy trình rõ ràng, quy định cụ thể
nhiệm vụ, trách nhiệm của kiểm soát viên.
- Việc bố trí nhân sự kiểm tra kiểm soát phải lựa chọn những người có bản lĩnh, kiến thức trên nhiều lĩnh vực và yêu cầu phải có kinh nghiệm chuyên môn ở
lĩnh vực kiểm tra. Việc thiếu hụt nhân sự có kinh nghiệm và tình trạng thu nhập chưa hợp lý là nguyên nhân chính làm cho chức năng KTKSNB chưa thật sự
phát huy hiệu quả như mong muốn trong thực tiễn hoạt động ngân hàng hiện nay.
- Kinh nghiệm cho thấy nhiều trường hợp từ lãnh đạo đến nhân viên trong quy trình tín dụng cho rằng nhiệm vụ kinh doanh là chính và xem nhẹ, chậm trễ
trong việc khắc phục các sai sót theo khuyến nghị của kiểm soát viên lâu dần tạo nên tâm lý ỷ lại, thiếu thận trọng và vì thế làm giảm thấp vai trò, hiệu lực của KTKSNB. Do vậy, giải pháp nâng cao hiệu quả QTTD phải thực thi đồng thời việc nâng cao ý thức tuân thủ quy chế, quy trình trong tác nghiệp nhằm hạn chế
các sai sót của CBTD và kiên quyết xử lý các hành vi sai phạm, thực hiện luân chuyển cán bộđể tránh phát sinh tiêu cực.