Đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam 1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu 119 Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giao của cac doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (Trang 35 - 38)

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam 1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoà

2.1.1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài

Năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục của FDI vào Việt Nam. Cả nước có 833 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 7.838 triệu USD và 486 dự án tăng vốn đầu tư 2.362 triệu USD, gộp lại là 10.2 tỷ USD. Đây là năm có vốn FDI cao nhất trong gần hai thập kỷ vừa qua, kể từ khi Quốc hội nước ta ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1987.

Năm 2006 cũng là năm vốn thực hiện của FDI có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây, 24.2% so với năm 2005, đạt 4.1 tỷ USD, có thêm 250 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, đưa số doanh nghiệp FDI đang kinh doanh ở nước ta lên con số 3.500, tạo ra doanh thu 29.4 tỷ USD, tăng 31.3% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) đạt 14.5 tỷ USD, tăng 30.1% so với năm trước, tính cả dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu là 22.6 tỷ USD, chiếm hơn 57% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nếu năm 1997 được coi là đỉnh điểm của FDI thì sau 10 năm, đến năm 2006 mới vượt qua được đỉnh điểm đó.

Như vậy, tính đến cuối năm 2006, nước ta đã thu hút được 60.4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, trong đó vốn thực hiện là 36 tỷ USD, kể cả các dự án đã ngừng hoạt động.

Không thể không nói đến dòng vốn FDI thế giới đã tăng nhanh trong 15 năm gần đây, tạo cơ hội cho những nước phát triển hoặc chuyển đổi cơ chế kinh tế có thể thu hút được một lượng vốn nước ngoài cần cho công cuộc xây dựng kinh tế như cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực đã làm cho các nhà đầu tư

quốc tế đánh giá lại “sự thần kỳ của Đông Á” làm giảm đi tính hấp dẫn của các nước trong khu vực đối với các nhà đầu tư lớn.

Tuy nước ta còn ở trình độ phát triển thấp, độ mở của nền kinh tế cao và đang trên đà phát triển nhanh, nên rất “đói” vốn đầu tư, tạo ra những cơ hội vàng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới mới công bố cho thấy, với xấp xỉ 84 triệu dân, xếp hạng thứ 13 thế giới nhưng quy mô GDP của Việt Nam mới đạt 254 tỷ USD (tính theo sức mua tương đương), xếp hạng thứ 37 thế giới, còn GNI bình quân đầu người chỉ mới đạt 620 USD/năm, xếp hạng thứ 166 trong tổng số 208 nền kinh tế có số liệu so sánh. Trong khi đó, số liệu thống kê của WTO cho thấy, Việt Nam được xếp thứ 50 trong 50 quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới. Nhìn từ khía cạnh khác, trong khi độ mở ở đầu ra xuất khẩu của nền kinh tế nước ta năm 2000 mới là 47.82% thì trong năm 2005 đã tăng lên 61.14%. Còn độ mở nhập khẩu tăng từ 51.73% năm 2000 lên 69.69% năm 2005. Tất cả những điều nói trên có nghĩa là nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế còn ở trình độ phát triển rất thấp, nhưng đang phát triển nhanh theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và xuất khẩu dựa trên cơ sở đẩy mạnh nhập khẩu. Nói cách khác, tiềm năng mở rộng thị trường của nước ta hiện nay còn rất lớn và tự chúng ta không đủ vốn để khai thác, do đó tạo ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đó không chỉ là những cơ hội trong đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, mà còn là những cơ hội trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất những nguyên phụ liệu phải nhập khẩu với quy mô ngày càng lớn, cũng như những cơ hội đầu tư sản xuất có quy mô dân số đứng thứ hai trong khu vực.

Bên cạnh đó, theo đánh giá mới đây nhất của Hội nghị thương mại và phát triển liên hợp quốc (UNCTAD), Việt Nam được xếp vào nhóm nước có tiềm năng FDI thấp nhưng hiệu quả hoạt động của khu vực FDI cao. Đây chắc chắn là một liều thuốc kích thích các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh trong

bối cảnh nước ta trở thành thành viên WTO. Việc có trên 1.200 đại biểu dự Hội nghị thượng đỉnh các tổng giám đốc APEC vừa qua đủ cho thấy điều đó.

Tháng 7 năm 1997 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, các nước chịu tác động lớn nhất là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia, … , nước ta nằm ngoài “tâm bão”, đây chính là thời cơ cho việc thu hút nguồn vốn quốc tế khi mà các nước khác trong khu vực đang phải đối phó với “trận cuồng phong kinh tế”. Đáng tiếc là do môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn từ khi sửa Luật năm 1996, lại không có được một đối sách thích hợp để chủ động đối phó nên nước ta đã gánh chịu hậu quả nặng nề, giảm sút rõ rệt tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI quốc tế trong nhiều năm liên tiếp.

Năm 2006 với Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp mới đánh dấu bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế với thế giới trong lĩnh vực lập pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố việc thẩm định và cấp phép. Việc quản lý nhà nước các doanh nghiệp FDI, vừa tạo thế chủ động cho UBND các địa phương, vừa tạo nên phong trào thi đua cải tiến thủ tục và môi trường đầu tư giữa các địa phương. Nước ta đạt được tăng trưởng cao, đã hình thành tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo của một nước có dân số hơn 84 triệu người, ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ lớn, cũng như có nguồn lực đầy tiềm năng đối với nhiều tập đoàn đa quốc gia.

Năm 2006 có thể coi như sự khởi đầu cho một thời kỳ mới, với hy vọng không chỉ vốn đăng ký, vốn thực hiện FDI ngày càng tăng, mà quan trọng hơn là cùng với việc tiếp tục thu hút nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ có các tập đoàn hàng đầu trên thế giới đầu tư những dự án công nghệ cao, có tầm ảnh hưởng lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chẳng hạn như làn sóng đầu tư từ Nhật bản đã được khởi động và theo đánh giá của thủ tướng Nhật Bản mới đây rằng, vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng từ 6.5 tỷ USD hiện nay lên 15 tỷ USD vào năm 2010 là một

điều hết sức đáng mừng, nhưng có lẽ điều còn đáng mừng hơn nữa là ở chỗ, với những động thái gần đây trong chính giới và tại thị trường Mỹ, rất có thể bây giờ mới là thời điểm để xuất hiện làn sóng đầu tư của các nhà kinh doanh Mỹ vào Việt Nam.

Intel (Mỹ) tăng vọt vốn đầu tư từ 605 triệu USD lên 1 tỷ USD, hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà máy điện Mông Dương 2 giữa tập đoàn AES & Power (Mỹ) và tập đoàn công nghệ than – khoáng sản Việt Nam trị giá 1.4 tỷ USD. Tập đoàn Rockingham đang đầu tư 1 tỷ USD vào đảo Phú Quốc, liên doanh sản xuất nhôm trị giá 1.3 tỷ USD (tỷ lệ góp vốn của Trung Quốc 60%, của Việt Nam 40%), … Bên cạnh đó, theo lời của tổng thống Nga Putin, các doanh nghiệp cũng có thể đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu 119 Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giao của cac doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)