Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu 116 Đánh giá mức độ thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đang công tác tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 31 - 44)

Ngày 09/01/2007, được sự nhất trí của Ban lãnh đạo Bưu điện tỉnh, chúng tôi đã tiến hành tổ chức hội thảo với nội dung đánh giá mức độ thỏa mãn của CBCNV đang công tác tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng. Thành phần là đội ngũ lãnh đạo và cán bộ

Hệ thống hóa lý thuyết về sự thỏa mãn của nhân viên đối với tổ chức

Phân tích các tài liệu thứ cấp của doanh nghiệp: - Các chính sách động viên, đãi ngộ…

- Kinh nghiệm của các đơn vị khác.

- Các công trình nghiên cứu khác đã công bố.

Thảo luận nhóm (các chuyên viên và cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt của Bưu điện tỉnh) Xác định các yếu tốảnh hưởng đến sự thỏa mãn đối với CBCNV Thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn Thiết kế lần 1 Phỏng vấn thử Thiết kế lại để hoàn chỉnh Lấy thông tin vào bảng câu hỏi

Nhập số liệu và xử lý số liệu (SPSS) Kết luận và nhận xét từ phân tích, xử lý số liệu Đề xuất các kiến nghị Nghiên cứu khám phá Nghiên cứu khẳng định - KiểNm ội dung xđịnh thang ử lý sđo. ố liệu: - Đo lường mức độ thỏa mãn. (Trung bình các biến tiềm ẩn, biến phụ thuộc) - Phân tích hồi quy để xác định trọng số cho từng nhóm biến. (B1) (B3) (B2) (B4) (B5) (B6) (B7) (B8) (B9)

chủ chốt của Bưu điện tỉnh; nhằm thu thập các ý kiến nhận xét, đánh giá để có biện pháp điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát, đo lường các khái niệm nghiên cứu về mức độ thoả mãn của CBCNV (dàn bài thảo luận nhóm được trình bày trong phụ lục số 02). Kết quả hội thảo thu được như sau:

Có 17 ý kiến tham gia, các ý kiến đều cơ bản nhất trí với những nội dung dự kiến cho việc thiết kế nghiên cứu đánh giá mức độ thỏa mãn của CBCNV đang công tác tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng như đã trình bày trong hội thảo. Các thành viên đã đánh giá cao về ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu; tìm các giải pháp thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn cạnh tranh, hội nhập sắp tới.

Trong đó có 05 ý kiến phát biểu và nhiều ý kiến đồng ý với nhận định: công tác đào tạo của Bưu điện tỉnh thời gian qua đã được chú trọng nhưng việc cử người đi đào tạo chưa đúng với quy hoạch và đối tượng chức danh công việc cần đào tạo. Nhận thức và khả năng tư duy sau đào tạo chưa cao, vì vậy chưa áp dụng kiến thức vào thực tế công việc để đạt được những hiệu quả thiết thực. Cần thiết phải đưa lĩnh vực này vào nội dung nghiên cứu.

Nhiều ý kiến tham gia về sự tự thể hiện bản thân của nhân viên, cho đó là nhu cầu cao nhất mà mỗi nhân viên đều có mong muốn hướng tới, đặc biệt là những nhân viên có chí hướng phấn đấu cao. Việc tạo điều kiện cho nhân viên tự thể hiện bản thân mình, không những đánh giá được mức độ nhìn nhận, công nhận sự nỗ lực, cố gắng của nhân viên mà nó còn thể hiện môi trường làm việc hiệu quả, dân chủ, đồng thuận trên – dưới; theo đó sẽ giúp Bưu điện tỉnh giữ được nhân viên giỏi, gắn bó lâu dài và hết lòng làm việc với Bưu điện tỉnh.

Một số ý kiến cho rằng việc đánh giá một cách đầy đủ những công việc đã làm được của nhân viên sẽ đóng vai trò như một sự động viên, khích lệ kịp thời, tạo cho nhân viên có được niềm tin, động lực hoàn thành tốt hơn công việc được giao.

Những ý kiến khác nhấn mạnh, Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cũng là một trong những doanh nghiệp nhà nước, khi hoạt động và vận hành trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh, muốn thắng lợi đòi hỏi mọi CBCNV phải hiểu được xu hướng phát triển, mục tiêu, sứ mạng mà Bưu điện tỉnh đang tập trung hướng tới. Đó là những tiêu chuẩn về chất lượng sản

phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông; là cung cách phục vụ khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng… Vì đây cũng chính là nguyên nhân quyết định sự tồn tại và phát triển của Bưu điện tỉnh.

Sau khi tập hợp các ý kiến, chúng tôi đã thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung các biến tiềm ẩn và biến quan sát đểđưa vào bảng câu hỏi nghiên cứu, cụ thể có 12 yếu tố (biến tiềm ẩn) tác động đến sự thỏa mãn của người lao động khi làm việc tại tổ chức là:

1. Môi trường, điều kiện làm việc

2. Cảm giác làm chủ sự vật của nhân viên 3. Sự tự thể hiện bản thân của nhân viên 4. Tiền lương và chếđộ chính sách 5. Cơ hội thăng tiến

6. Sựđánh giá đầy đủ các công việc đã làm 7. Triển vọng và sự phát triển của Bưu điện tỉnh 8. Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân 9. Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới 10.Sự công bằng trong đối xử

11.Công tác đào tạo

12.Thăm dò, đánh giá những tâm tư, nguyện vọng của CBCNV với tổ chức của Bưu điện tỉnh.

3.2.3. Nghiên cứu định lượng:

Được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp CBCNV thông qua bảng câu hỏi chi tiết đã được xây dựng sau quá trình nghiên cứu định tính. Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của CBCNV, đồng thời kiểm tra mô hình lý thuyết đặt ra.

Mẫu nghiên cứu: mẫu được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, kích thước mẫu là 250 phần tử, phân bổ đều theo các đơn vị cơ sở trực thuộc, trên các địa bàn hoạt động khác nhau, theo các độ tuổi và chức danh khác nhau.

Để đạt được kết tốt hơn, chúng tôi đã tiến hành bước thử nghiệm, phỏng vấn thử với 30 người (15 nam, 15 nữ) sau đó thực hiện việc hiệu chỉnh một số câu hỏi chưa rõ hoặc yêu cầu thêm phỏng vấn viên về cách thuyết phục người trả lời, đánh giá theo suy nghĩ (cảm tính, nhận thức) của mình để hạn chếđến mức thấp nhất số câu hỏi bị bỏ trống.

Sau việc thực hiện phỏng vấn thử, chúng tôi đã phát hành 260 bảng câu hỏi. Kết quả thu vềđược 250 bảng (đạt tỷ lệ 96%), tiếp tục kiểm tra có 16 bảng hỏi bị loại bỏ vì lý do: có quá nhiều ô trống hoặc thông tin thiếu chính xác, trả lời chiếu lệ, không cần biết đúng hay sai (chỉ có một lựa chọn duy nhất cho tất cả các câu hỏi). Với 234 câu hỏi hoàn chỉnh được sử dụng, chúng tôi tiến hành việc cập nhật và làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 13.0.

3.3. Xây dựng thang đo:

Theo nội dung phân tích ở Chương 2, chúng tôi đã rút ra 10 nội dung chủ yếu về nhân tố con người áp dụng cho việc nghiên cứu, đánh giá mức độ thỏa mãn của CBCNV đang công tác tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng.

Qua kết quả nghiên cứu định tính tại Hội thảo về phát triển nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi đã điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. Sau khi điều chỉnh, thang đo về sự thỏa mãn của người lao động đang công tác tại Bưu điện tỉnh bao gồm 12 nhóm biến tiềm ẩn được chúng tôi mô tả cụ thể như sau:

- Môi trường, điều kiện làm việc

Môi trường và điều kiện làm việc là một trong yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của người lao động. Vì môi trường làm việc tốt sẽ tạo cho người lao động có một cảm giác an toàn, thuận lợi, không buồn chán; từđó họ sẽ phát huy tối đa sở trường, kỹ năng của mình, hạn chế đến mức thấp nhất “thời gian chết” và nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí.

Bảng 6: Thang đo về môi trường, điều kiện làm việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ký hiệu biến Câu hỏi v05 v06 v07 v08 v09 v10 v11 v12 v13 Điều kiện cần thiết Thông tin cần thiết

Thông tin sẵn có để hỗ trợ Sạch sẽ, tiện nghi

An toàn

Thông tin góp ý xây dựng

Thông tin phản hồi kết quả thực hiện Thông tin phản hồi hoàn thiện công việc Cơ hội tham gia thiết lập mục tiêu

- Cảm giác làm chủ sự vật của nhân viên

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, cảm giác làm chủ sự vật là một cảm giác mong muốn được thể hiện ở mỗi nhân viên. Nhân viên luôn muốn họ là người có

ích, có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh; đặc biệt là những hiểu biết và sự cống hiến của mình vào mục tiêu, sứ mạng của Bưu điện tỉnh.

Bảng 7: Thang đo về cảm giác làm chủ sự vật của nhân viên

Ký hiệu biến Câu hỏi v14 v15 v16 v17 v18 v19 Hiểu về sứ mạng, mục tiêu của đơn vị Công việc với sự thành công của đơn vị Công việc với sứ mạng của đơn vị

Thông tin về sứ mạng, mục tiêu của đơn vị Hiểu các mục tiêu chiến lược

Cảm giác thỏa mãn khi thực hiện tốt công việc

- Về sự tự thể hiện bản thân của nhân viên

Nhu cầu tự thể hiện bản thân là nhu cầu rất mạnh, nó làm tăng đến mức tối đa tiềm năng của mỗi con người. Nhân viên luôn mong muốn làm những điều mà họ có thể đạt được và họ sẽ cảm thấy thỏa mãn nếu tổ chức tạo điều kiện cho họ được thể hiện bản thân mình.

Bảng 8: Thang đo về sự tự thể hiện bản thân của nhân viên

Ký hiệu biến Câu hỏi v20 v21 v22 v23 v24 v25 Coi trọng chính kiến Không sợ bị trù dập Bày tỏ quan điểm cá nhân Thể hiện và phát triển năng lực Coi trọng ý kiến khác biệt

Tầm quan trọng của ý kiến, quan điểm cá nhân

- Tiền lương và chếđộ chính sách

Đối với nhân viên, tiền lương không chỉ cần thiết cho cuộc sống bản thân và gia đình họ mà nó còn là động cơ để làm việc, vì tiền lương giúp họ cảm thấy được đánh giá đúng khả năng, năng lực làm việc và mức độđóng góp vào kết quả hoạt động của một tổ chức. Bên cạnh đó, chế độ chính sách là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực hơn; thu hút, động viên và giữ chân những nhân viên làm việc tốt.

Bảng 9: Thang đo về tiền lương và chế độ chính sách Ký hiệu biến Câu hỏi v26 v27 v28 v29 v30 Tiền lương xứng đáng Lương ngang bằng với những nơi khác Phúc lợi ngang bằng với những nơi khác Hiểu về chính sách trợ cấp Hài lòng với chính sách trợ cấp - Cơ hội thăng tiến

Theo phân tích từ nghiên cứu định tính, cơ hội thăng tiến là động cơ vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy những nhân viên có chí hướng hăng say làm việc. Nếu Bưu điện tỉnh hiểu rõ điều này và áp dụng đúng người, đúng việc thì không những tạo được động lực cho những người làm việc tốt mà còn giữ chân được những nhân viên giỏi làm việc lâu dài cho Bưu điện tỉnh. Thang đo gồm 7 biến quan sát như sau:

Bảng 10: Thang đo về cơ hội thăng tiến

Ký hiệu biến Câu hỏi v31 v32 v33 v34 v35 v36 v37

Cơ hội phát triển chuyên môn

Được quan tâm đến thăng tiến nghề nghiệp Có cơ hội sửa chữa sai lầm

Công việc là thách thức Công việc là khích lệ Công việc là phần thưởng

Được đồng nghiệp có kinh nghiệm giúp đỡ

- Sựđánh giá đầy đủ các công việc đã làm

Như nhận định trong phần nghiên cứu định tính, nhu cầu mong muốn được đánh giá đầy đủ những công việc mà nhân viên đã làm sẽ giúp họ thỏa mãn cảm giác được các nhà quản lý công nhận, thừa nhận năng lực và thành tích. Họ muốn biết họ đã làm việc như thế nào theo phận sự của mình. Yếu tố này rất quan trọng trong việc tạo động lực cho nhân viên hoàn thành tốt công việc. Biểu thị các tiêu chí đánh giá gồm 03 biến quan sát từ V38 đến V40:

Bảng 11: Thang đo về sự đánh giá đầy đủ các công việc đã làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ký hiệu biến Câu hỏi

v38 v39 v40

Đánh giá công việc hợp lý, công bằng Đánh giá, công nhận thành tích kịp thời Khen ngợi, khích lệ thỏa đáng

- Triển vọng và sự phát triển của Bưu điện tỉnh

Qua kết quả nghiên cứu định tính, triển vọng và sự phát triển của Bưu điện tỉnh cũng là những yếu tốđược nhân viên đặc biệt quan tâm. Uy tín, chất lượng sản phẩm và sự thành công của Bưu điện tỉnh không chỉ là giá trị khẳng định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp mà còn thể hiện giá trị, niềm tự hào của mỗi nhân viên đang công tác tại đó. Vì vậy, đây là một trong những tiêu chí hết sức có ý nghĩa đối với họ.

Bảng 12: Thang đo về triển vọng và sự phát triển của Bưu điện tỉnh

Ký hiệu biến Câu hỏi v41 v42 v43 v44 v45 v46

Trách nhiệm về chất lượng công việc Tầm quan trọng của chất lượng sảm phẩm Duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao

Hiểu nhu cầu khách hàng Đáp ứng nhu cầu khách hàng Coi trọng nhu cầu khách hàng

- Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân

Đồng cảm với những vấn đề cá nhân là một sựđộng viên vô cùng lớn để mỗi nhân viên thể hiện cao sự nỗ lực hướng tới những mục tiêu của tổ chức. Người lao động vừa là thành viên của tổ chức, vừa là thành viên của gia đình họ. Nghĩa vụ gia đình có thể là nguyên nhân cản trở việc hoàn thành nghĩa vụ của tổ chức. Vì vậy, việc quan tâm đến người lao động hoàn thành các nghĩa vụ gia đình sẽ tạo được niềm tin, sự thân thiện và là động lực gắn bó lâu dài với tổ chức. Ngược lại nếu những vấn đề cá nhân không được thỏa mãn, không được quan tâm thì người lao động khó có thể nỗ lực để hướng tới những mục tiêu của tổ chức.

Bảng 13: Thang đo về sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân Ký hiệu biến Câu hỏi v47 v48 v49 v50 v51 v52 v53 v54 Sự thăng bằng giữa công việc và đời sống Nhà quản lý hiểu được việc duy trì sự thăng bằng Sự thỏa mãn giữa công việc và gia đình Không bị áp lực giữa công việc và bổn phận Nhịp độ thực hiện công việc tốt Khối lượng công việc hợp lý Tổ chức đáp ứng được mong đợi

Công việc không áp lực thái quá với cuộc sống

- Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, người lao động nhận được từ công việc nhiều thứ, không phải chỉ có tiền và những thành tựu; vì vậy, sự cộng tác và hỗ trợ, đặc biệt từ phía các nhà lãnh đạo là nhân tố chủ yếu xác định sự thỏa mãn của nhân viên. Sự thoả mãn của người lao động sẽ tăng lên khi người lãnh đạo của họ là người hiểu biết, thân thiện, biết đưa ra những lời khen ngợi khi người lao động thực hiện tốt công việc, biết lắng nghe ý kiến của người lao động, biết quan tâm đến lợi ích của người lao động… Vì vậy, chúng tôi đưa ra 12 biến khảo sát để đo lường các tiêu chí này, được ký hiệu từ V55 đến V66

Bảng 14: Thang đo về mối quan hệ cấp trên với cấp dưới

Ký hiệu biến Câu hỏi v55 v56 v57 v58 v59 v60 v61 v62 v63 v64 v65 v66 Nhà quản lý đối xử tôn trọng Lắng nghe ý kiến của nhân viên Tổ chức tôn trọng nhân viên

Nhà quản lý coi trọng tài năng và sựđóng góp Tài năng được coi trọng

Những đóng góp được coi trọng Đồng nghiệp quan tâm, thân thiện Tôn trọng nhà quản lý có kinh nghiệm Tôn trọng nhà quản lý có năng lực Lãnh đạo hiểu được công việc

Kinh nghiệm và kỹ năng của nhà quản lý Hài lòng với nhà quản lý

- Sự công bằng trong đối xử

Công bằng trong đối xử luôn là động lực để người lao động duy trì năng lực cống hiến. Trong một tổ chức, nếu nhân viên luôn phải đối mặt với sự không công

Một phần của tài liệu 116 Đánh giá mức độ thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đang công tác tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 31 - 44)