Giải pháp về nhân lực (hiệu quả quản lý, sức thu hút lao động)

Một phần của tài liệu 94 Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 82 - 83)

Để đáp ứng được yêu cầu nhân lực, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể. Trước hết, tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ, qua đó khuyến khích đào tạo trình độ đại học và trên đại học làm lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt cho sự nghiệp đổi mới. Có kế hoạch cử cán bộ trẻ, năng lực sang các

nước phát triển đểđào tạo, thực tập nghiệp vụ chuyên ngành. Đồng thời, tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyên đề hội nghị, hội thảo khoa học.

Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xửđối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trường học. Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch có sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền, sựủng hộ và hợp tác của các ban ngành trong tỉnh và toàn xã hội.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch: Tiếp tục kiện toàn bộ máy của sở Du lịch - Thương mại để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động du lịch, bao gồm cả công tác tư vấn giúp tỉnh xét duyệt các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Thành lập ban quản lý đặc trách vận hành theo cơ chế một cửa để quản lý đầu tư và phát triển cho các dự án du lịch trọng điểm.

Thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện, tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong quy hoạch và phát triển như: Đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý cơ sở hạ tầng…

Một phần của tài liệu 94 Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)