Một số yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu 84 Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 27 - 28)

Thứ nhất, do sự gia tăng cạnh tranh và xung đột lẫn nhau giữa các nhà đầu tư quốc tế. Từ giữa những năm 1980, đầu tư trực tiếp ra bên ngoài của Nhật Bản được chủ yếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EC. Chính vì dòng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Mỹ và Châu Âu tăng lên nhanh chóng nên đã tạo ra một sự “tẩy chay” đối với nguồn vốn của Nhật Bản từ các nước Âu Mỹ. Phải chăng, sự “tẩy chay” của các nước Âu, Mỹđối với nguồn vốn từ Nhật Bản là do chủ nghĩa dân tộc, không muốn vì đồng vốn của nước ngoài mà nền kinh tế và nền văn hoá truyền thống của nước mình bị nước ngoài chi phối? Mặt khác, nếu trước đây, các nước thường ca ngợi dòng vốn đầu tư của Nhật Bản đã tạo ra nhiều việc làm, du nhập phương pháp kinh doanh theo kiểu Nhật Bản ... thì thời gian này, những đánh giá tích cực về nó cũng có phần lắng xuống. Các nước Châu Âu, Mỹ phê phán rằng, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra bên ngoài gia tăng một cách nhanh chóng trong khi đó đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Nhật Bản lại quá ít là một sự “không tương xứng”, do đó các nước này đòi hỏi Nhật Bản phải hoặc là xoá bỏ “rào cản đầu tư” hoặc là phải hình thành nên “chủ nghĩa tương hỗ” trong lĩnh vực đầu tư.

Thứ hai, do sự gia tăng xu hướng tự do hoá đầu tư trực tiếp. Hiệp định thương mại quốc tế của WTO chính thức có hiệu lực từ tháng 1/1995. Hiệp định này không chỉ duy trì và phát huy thể chế thương mại tự do đa phương mà còn coi trọng việc tăng cường những nguyên tắc và luật lệ của đầu tư quốc tế. Tại Hội nghị Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm 18 nước và khu vực trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Jakarta vào tháng 11 năm 1994 cũng đã ra Tuyên bố Bogor, theo đó coi thương mại và đầu tư tự do trong khu vực là mục tiêu

lâu dài. Như vậy, trong mục tiêu chung nhằm tự do hoá đầu tư trên phạm vi toàn thế giới, vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản cũng được đề cập tới nhiều và yêu cầu Nhật Bản phải mở rộng thị trường của mình ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu 84 Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 27 - 28)