Tín dụng vàng

Một phần của tài liệu 61 Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM (Trang 37 - 38)

Đây là quan hệ vay mượn giữa khách hàng và ngân hàng mà đối tượng trong quan hệ này là vàng (vàng SJC, AAA, vàng nguyên liệu hay vàng theo tiêu chuẩn quốc tế). Bản chất của hoạt động tín dụng là nhằm đáp ứng nhu cầu vàng ở thời điểm hiện tại và được hồn trả lại (vốn và lãi) trong thời điểm xác định ở tương lai bởi cĩ sự khơng trùng nhau giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng vàng hiện tại của khách hàng nhưng khả năng này của khách hàng sẽđược đáp ứng trong tương lai.

Lấy ví dụ, khi khách hàng bán nhà và nhận thanh tốn bằng vàng, họ muốn bảo hiểm giá trị vàng của mình bằng tiền VND theo tỷ giá hiện tại, nhưng thời gian thanh tốn lại tại một thời điểm tương lai. Để giải quyết nhu cầu này, họ sẽ vay vàng từ ngân hàng để bán theo giá hiện tại và sẽ trả lại vàng cho ngân hàng khi họ nhận được vàng thanh tốn của giao dịch nhà lúc hồn tất. Ngược lại đối với người mua,

họ sẽ gửi tiết kiệm vàng bằng cách mua vàng tại giá hiện tại để bảo hiểm giá trị thanh tốn của mình.

Tuy nhiên phần lớn hoạt động tín dụng vàng tại các ngân hàng thương mại khơng nhằm mục đích này mà chủ yếu để phục vụ nhu cầu kinh doanh của khách hàng. Khi khách hàng dự báo giá vàng xuống họ sẽđến ngân hàng vay vàng để bán theo giá hiện tại và sẽ mua trả lại ngân hàng vào thời điểm trong tương lai khi giá vàng giảm, và như vậy họ cĩ được khoản lợi nhuận từ sự chênh lệch giá vàng. Ngược lại, khi họ dự báo giá vàng lên họ sẽ gửi vàng vào ngân hàng và vay tiền. Như vậy bản chất của nghiệp vụ này là hoạt động hốn đổi tiền tệ, nên tài sản thế chấp trong quan hệ tín dụng theo dạng này thường là tiền hoặc vàng.

Ví dụ khi dự báo giá vàng giảm trong thời điểm ở tương lai, khách hàng sẽ đến ngân hàng vay vàng ra để bán. Tài sản thế chấp là khoản tiền mà họ thu được từ việc bán vàng cộng thêm một tỷ lệ đảm bảo trên số tiền từ việc bán vàng thu được này tùy vào từng ngân hàng. Ngược lại, khi dự báo giá vàng sẽ tăng khách hàng sẽ mua vàng gửi vào ngân hàng, nguồn tiền để mua vàng là vay từ ngân hàng và lúc này vàng mà họ mua trở thành tài sản thế chấp, và tùy vào từng ngân hàng tỷ lệ giữa giá vàng gửi và số tiền giải ngân sẽ khác nhau.

Vấn đề đặt ra của nghiệp vụ này là ngân hàng chỉ đơn thuần làm dịch vụ tín dụng, nhưng bản chất của vấn đề khi khách hàng đặt quan hệ là hoạt động kinh doanh. Do vậy, cĩ những rủi ro tín dụng mà ngân hàng cần phải chuyển hướng từ nghiệp vụ này.

Rõ ràng ở nghiệp vụ này, mục đích của quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là khơng thống nhất. Đối với ngân hàng chỉ đơn thuần là quan hệ tín dụng, nhưng về phía khách hàng đây là hoạt động kinh doanh. Sự khơng gặp nhau này dẫn đến rủi ro nghiêp vụ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 61 Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)