Quá trình hình thành và phát triển các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 46 Một số giải pháp tài chính hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại các Công ty cổ phần niêm yết tại TP.HCM (Trang 40 - 41)

Nam nói chung và ti thành ph H Chí Minh nói riêng

Sự ra đời và phát triển các công ty cổ phần tại Việt Nam là một quá trình phát triển tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, với chủ trương cải cách kinh tế của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế

hàng hóa nhiều thành phần.

Để tạo tiền đề, hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế hoạt động, năm 1990 Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân đã được ban hành. Với luật công ty trong đó lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp dưới hình thức công ty cổ phần với việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu được đề cập đến đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế

nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Cùng với thời gian, Luật doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2000, thay thế Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân, đã đưa ra những qui định thông thoáng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các loại hình công ty nói chung, công ty cổ phần nói riêng.

Bên cạnh đó, chủ trương của Đảng và Nhà nước là quá trình chuyển đổi cơ

cấu sở hữu trong nền kinh tế một thành phần - kinh tế bao cấp sang kinh tế nhiều thành phần - kinh tế thị trường thì quá trình cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là một xu hướng tất yếu.

So với thế giới các công ty cổ phần ở Việt Nam ra đời muộn hơn và còn rất non trẻ, công ty cổ phần ở Việt Nam mới chỉ ra đời trong vòng hơn 10 năm trở lại đây

cùng với chủ trương cổ phần hóa và việc ban hành Luật công ty, sau này là Luật doanh nghiệp. Đến cuối năm 1998, cả nước chỉ có vài trăm công ty cổ phần đi vào hoạt động với số vốn chưa đáng kể, trong đó phần lớn là các công ty cổ phần được thành lập mới theo Luật công ty, còn lại một số ít là công ty cổ phần được hình thành từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Nhìn chung đến thời điểm đó, hoạt

động của công ty cổ phần trong nền kinh tế Việt Nam chưa có gì nổi bật. Thị trường chứng khoán chưa ra đời nên cũng chưa xuất hiện công ty cổ phần niêm yết.

Thực tế, số lượng công ty cổ phần Việt Nam tăng lên đáng kể từ sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành ngày 26/06/1999 với nhiều sửa đổi bổ sung, và Nghị định 44/1998/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhằm tháo gỡ những vướng mắc, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa. Theo số liệu thống kê, số lượng công ty cổ phần tại Việt Nam tính đến ngày 01/07/2002 là 1989 công ty, chiếm 4% số doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó công ty cổ phần có vốn Nhà nước là 714 công ty và công ty cổ phần không có vốn Nhà nước là 1275 công ty. Cùng với quá trình phát triển của các công ty cổ phần, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào tháng 07/2000 đã tạo cơ hội phát triển cho công ty cổ

phần. Các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của thị trường chứng khoán, hoạt động niêm yết chứng khoán, công bố thông tin, phát hành, mua bán cổ phần, trái phiếu... đã tạo nền tảng pháp lý cho việc vận hành thị trường chứng khoán và cho các công ty cổ phần nội bộ, doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa phát triển thành công ty cổ phần niêm yết.

Một phần của tài liệu 46 Một số giải pháp tài chính hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại các Công ty cổ phần niêm yết tại TP.HCM (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)