Nhà nước cần có các chương trình ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và

Một phần của tài liệu 27 Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 112)

và nhỏ

Các chương trình nhà nước hỗ trợ cụ thể là:

-Tổ chức các triển lãm thương mại ảo hoặc triển lãm điện tử để hỗ trợ và phục vụ các phái đoàn thương mại.Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia.

- Tổ chức và cung cấp kịp thời các kết quả nghiên cứu thị trường và các bạn hàng thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

- Tổ chức các cuộc hội thảo toàn quốc về TMĐT và Marketing xuất khẩu - Xây dựng các trung tâm kinh doanh ảo trên internet

- Trợ giúp cố vấn cho các DN thông qua thư điện tử

- Tuyên truyền giáo dục cho các DN về lợi ích của TMĐT và Marketing xuất khẩu

- Hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật một cách hiệu quả nhất.

- Tổ chức các chương trình hỗ trợ nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh miễn phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 191/2005/QĐ - TTg phê duyệt dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010”.

- Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức và kỹ năng làm Marketing nhất là các hoạt động Marketing xuất khẩu cho các cán bộ công nhân viên

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, marketing xuất khẩu Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc rất đáng được ghi nhận về cả số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp đã tích cực tìm hiểu và xây dựng các chiến lược marketing xuất khẩu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của chúng ta đã tiếp cận được với rất nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, EU hay Nhật Bản.Chiến lược marketing xuất khẩu khá là đa dạng, phong phú và bước đầu chất lượng các chiến lược xuất khẩu này đã được nhìn nhận là những chiến lược có chất lượng và có hiệu quả cao.

Có thể nói, marketing xuất khẩu Việt Nam có rất nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa và tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu của chúng ta so với các đối thủ, Việt Nam phải xác định được những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế. Chúng ta phải tận dụng được tối đa các cơ hội và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy, nếu các biện pháp trước mắt và lâu dài được thực hiện triệt để, đồng bộ thì các chiến lược marketing Việt Nam nói chung và hoạt động marketing xuất khẩu nói riêng sẽ phát triển lên một tầm cao mới. Với ý nghĩa của một chuyên đề tốt nghiệp tốt nghiệp, đề tài này không có tham vọng là một sự hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing xuất khẩu . Nội dung và mục đích chủ yếu của chuyên đề là nhằm tổng hợp, đánh giá lại những thực tiễn trong hoạt động marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta trong bối cảnh chung của thị trường thế giới. Toàn bộ các vấn đề nêu ra được phân tích dưới giác độ Marketing xuất khẩu sản phẩm, qua đó tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp Marketing và những khuyến nghị về việc phát triển chiến lược marketing của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng trong thời gian tới. Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã tận tình hướng dẫn cho em trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này . Đồng thời, người viết cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, ban ngành, các tạp chí, … đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thu thập tài liệu phục vụ cho công việc này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

1. Giáo trình Kinh doanh quốc tế – Chủ biên: PTS. Đỗ Đức Bình -Trường Đại học Kinh tế quốc dân –NXB Giáo dục 1998

2. Giáo trình “Marketing lý thuyết”/ PGS.TS Lê Đình Tường - PGS.TS Nguyễn Trung Vãn - CN Nguyễn Thanh Bình - ThS Phạm Thu Hương - ThS Lê Huy Thành - ThS Nguyễn Huyền Minh/ Nhà Xuất Bản Giáo dục/ 2000. .

3. Giáo trình Thương mại quốc tế – Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Duy Bột- Trường Đại học Kinh tế quốc dân –NXB Giáo dục 1999

4. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Chủ biên : PGS.NGUT Vũ Hữu Tửu -Trường Đại học Ngoại thương_NXB Giáo Dục 1998

5.Giáo trình Kinh tế thương mại –Chủ biên: PGS.TS. Đặng Đình Đào- PGS.TS.Hoàng Đức Thân-NXB Thống kê 2001

6.Giáo trình "Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại"_PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thị Mơ và PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết_Trường Đại học Ngoại thương_NXB Giáo Dục 1997 .

7.Giáo trình Marketing Thương mại – Chủ biên: TS. Nguyễn Xuân Quang- Trường Đại học Kinh té quốc dân-NXB Thống kê 1999 .

8. Giáo trình Tổ chức quản lý nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu –Chủ biên : PGS.NGƯT Vũ Hữu Tửu- Trường đại học Ngoại thương – NXB Giáo dục 2000 .

9. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Chủ biên : PGS.NGUT Vũ Hữu Tửu -Trường Đại học Ngoại thương_NXB Giáo Dục 1998

10.Chương 1 “Một số vấn đề lý luận cơ bản của Marketing xuất khẩu”/ Sách “Một số biện pháp hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu gạo Việt Nam”/ Tiến

sĩ Nguyễn Văn Thọ - Trung tâm thông tin và thẩm định giá Miền Nam/ Bộ Tài Chính/ Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh

11. Giáo trình Marketing Thương mại quốc tế –Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Duy Bột –Trường đại học kinh tế quốc dân –NXB Giáo dục 1998

12. Marketing management,Philip kotler,prentice hali, 2006 13. Stratergy ò marketing, JosepP.Guiltinan, Hong Kong,2006 14. Principles of marketing,Pilip kotler,prentice Hall,2006 15. Marketing strategy,Susan Douglas, China, 2006

Website - Bwportal.com - franchising.com - lantabrand.com - marketingchienluoc.com -marketingprofs.com -massogroup.com - money.com - neu.eud.vn - www.cut.eud.vn

Tạp chí

1. Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam”/ Viện Nghiên cứu

Thương mại – Bộ Thương Mại 2. Thời báo Kinh tế Việt Nam.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: HÀNH LANG PHÁP LÝ MỚI CHO DOANH NGHIỆP FDI

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

Đây là văn bản được các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá tại Việt Nam đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO với những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ kinh doanh, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, phân phối và các hoạt động khác, về thị trường bán lẻ.

Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản là hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối và các hoạt động khác được quy định trong Chương IV, Chương V Luật Thương mại, thể hiện cụ thể các cam kết của Việt Nam về mở rộng thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các cá nhân tổ chức liên quan đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài việc thực hiện Nghị định này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư và pháp luật liên quan

Nghị định này cũng quy định các điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan tại Việt Nam như:

- Là các nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký kết, tham gia điều ước quốc tế về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan;

- Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong Điều ước quốc tế

- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở rộng thị trường, pháp luật của Việt Nam

- Được Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh chấp thuận.

Ngoài ra Nghị định còn có quy định ngoại lệ đối với nhà đầu tư nước ngoài đến từ quốc gia, vùng, lãnh thổ mà Việt Nam không có quan hệ điều ước, Bộ trưởng Bộ Thương mại sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.

UBND cấp tỉnh cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có giấy chứng nhận đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại. Có một số trường hợp cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và hoạt động liên quan mới vào Việt Nam, cơ quan quản lý đầu tư lấy ý kiến Bộ Thương mại và chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu được Bộ Thương mại chấp thuận, trong trường hợp này, giấy chứng nhận đầu tư có giá trị đồng thời là giấy phép kinh doanh;

- Đối với nhà đầu tư chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất, nhập khẩu hoặc chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh xuất, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá thì cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư căn cứ vào lộ trình mở cửa trong các cam kết của Việt Nam cấp hoặc bổ sung, không cần chấp thuận Bộ Thương mại;

- Doanh nghiệp đã có quyền phân phố đã được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này, việc lập thêm cơ sở bán lẻ do UBND cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.

Về quy trình cấp giấy phép, Nghị định có quy định các doanh nghiệp phải nộp đủ 03 bộ hồ sơ, một bộ gốc cho UBND cấp tỉnh nơi đóng trụ sở chính, trong 3 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận phải gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại, và trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh.

Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh thì thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, cơ quan cấp phép có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Điều ước quốc tế, luật pháp Việt Nam.

Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ cũng dành một chương quy định riêng về thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở bán lẻ, theo đó hồ sơ đề nghị lập cơ sở bán lẻ cũng gồm 3 bộ, một bộ gốc gửi cho UBND cấp tỉnh nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.

Và trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận phải gửi hồ sơ lấy ý kiến lên Bộ Thương mại, thời hạn cấp giấy phép cũng là 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ thương mại, UBND cấp tỉnh quyết định việc cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ, chậm nhất không quá 30 ngày.

Phụ lục 2: MARKETING XUẤT KHẨU: LÀM GÌ ĐỂ THÀNH CÔNG?

Xuất khẩu là một trong những nhân tố then chốt góp vào tăng trưởng GDP 7-8% hàng năm của nước ta. Chỉ trong 10 năm, kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 6 lần, từ 4,0 tỷ USD (1994) lên 26 tỷ USD vào năm 2004. Dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2005 sẽ vượt qua mốc 30 tỷ USD, đạt mức 31 tỷ USD.

Để tăng tốc kim ngạch xuất khẩu thì phải tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho xuất khẩu như quảng bá, tiếp thị, xúc tiến thương mại,... được gọi chung là marketing cho xuất khẩu. Làm gì để đẩy mạnh hoạt động marketing cho xuất khẩu là điều đang được nhiều nhà lập chính sách và doanh nghiệp quan tâm.

Chương trình các khóa học bao gồm:

(*) Nâng cao nhận thức chung về mẫu bao bì đẹp mắt, an toàn và tiện dụng. (*) Tạo hiểu biết về thiết kế bao bì và quy trình phát triển thương hiệu. (*) Trình bày các tình huống thực tế.

(*) Trình bày hiện trạng của xu hướng phát triển bao bì quốc tế ở nước ngoài. (*) Tiến hành huấn luyện tại công ty về các vấn đề cụ thể.

(*) Đào tạo thực hành cho các thiết kế gia trẻ, các nhà hoạch định marketing, phối hợp với các chuyên gia về vật liệu và công nghệ.

(*) Nâng cao nhận thức về luật bản quyền quốc tế liên hệ với những vấn đề phát triển thương hiệu”.

Chúng tôi cho rằng marketing xuất khẩu là hoạt động rất rộng, không phải chỉ một hay hai doanh nghiệp mà cả ngành cùng tham gia vì nó có liên quan đến nhiều bộ ngành từ trung ương đến địa phương. Nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu trước hết phải thuộc về các nhà hoạch định chính sách. Thực tế cho thấy chính quyền địa phương nào quan tâm xúc tiến thương mại thì nền kinh tế của địa phương đó phát triển rất nhanh.

Các nhà sản xuất, doanh nghiệp cũng phải quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu. Người Việt Nam thường không am hiểu nhiều về công tác marketing cho sản phẩm nên khó tránh khỏi thua lỗ vì không bán được hàng. “Vua dầu lửa” của Mỹ từng nói: “Nếu tôi có 5 đồng, tôi sẽ dùng 4 đồng để quảng bá còn 1 đồng để mua máy móc”.

Trong đào tạo, chúng ta cần chú ý đến việc đào tạo những chuyên gia về marketing. Tại tỉnh Đaklak, chúng tôi đã tập trung xây dựng thương hiệu cho cà phê Buôn Ma Thuột và sẽ được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tiếp sức cho hoạt động marketing xuất khẩu không thể không nhắc đến vai trò của các nhà ngoại giao. Ngoài công tác chính trị, nhiệm vụ kinh tế phải được đặt lên hàng đầu đối với các nhà ngoại giao. ở thị trường nước ngoài, các nhà ngoại giao am hiểu thị trường, luật pháp cũng như văn hóa nên họ cần được giao thêm nhiệm vụ marketing cho sản phẩm xuất khẩu và hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong nước.

Một vấn đề không kém phần quan trọng là hoạt động marketing cũng giống như hoạt động ngoại giao, đã ngoại giao nhân dân thì marketing cũng mang tính nhân dân. Cần phải vận động mọi người tham gia vào công tác marketing từ các nhà giáo dục, văn hóa, du lịch, khoa học...

Để đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu hàng hoá xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU, năm 2004, tác giả đã có cuộc điều tra xã hội học với qui mô điều tra 100 doanh nghiệp, được phân chia khu vực theo tỷ lệ như sau: miền Bắc chiếm 53%; miền Trung chiếm 4% và miền Nam chiếm 34%.

Phân theo hình thức pháp lý có 10% là doanh nghiệp tư nhân, 19% là công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 38%. Các đối tượng trả lời bản câu hỏi điều tra là Giám đốc, Trưởng phòng xuất khẩu và Trưởng phòng marketing của các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU.

Kết quả điều tra cho thấy một số vấn đề nổi cộm sau trong thực trạng phát triển thương hiệu hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU 25:

Thứ nhất, hiện nay, ở Việt Nam, cụm từ thương hiệu được mọi người sử dụng rất phổ

biến nhưng không ai định nghĩa cụ thể thương hiệu là gì? Việc đó dẫn đến mỗi người hiểu thương hiệu theo một khía cạnh và nhiều khi không đồng nhất.

Thứ hai, tuy có sự hiểu biết khác nhau về thương hiệu nhưng doanh nghiệp lại có sự

đồng nhất khi đánh giá tầm quan trọng và lợi ích của thương hiệu. Số lượng doanh nghiệp cho rằng thương hiệu giúp cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm chiếm 9,2%; yên tâm khi sử dụng sản phẩm chiếm 9,1%; tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn chiếm 8,5%. Số

Một phần của tài liệu 27 Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w