a. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành
3.2. Số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng Long
Hoàn thiện công tác theo dõi và hạch toán chi phí công cụ dụng cụ dùng cho SX :
Phòng Tài chính Kế toán Công ty nên quy định cho kế toán từng phân xưởng, bộ phận sản xuất mở sổ theo dõi chi tiết các công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ. Đối với các loại công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu trình sản xuất thì cần phân loại và xác định tỷ lệ phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ cho phù hợp. Có như vậy mới phản ánh chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm trong kỳ.
Hoàn thiện phương pháp tính và hạch toán chi phí sản xuất chung
Việc không thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất làm cho việc tính giá thành ở các bộ phận này không chính xác và do vậy giá trị đầu vào ở các khâu kế tiếp cũng không được phản ánh chính xác với giá trị thực tế. Đặc biệt với các bán thành phẩm hoàn thành xuất để bảo hành sản phẩm có giá xuất thấp hơn giá trị thực tế và do vậy chi phí bảo hành hạch toán không đúng với thực tế phát sinh mà thường thấp hơn giá trị thực tế.
Để khắc phục nhược điểm này, việc theo dõi và phân bổ chi phí sản xuất chung cần được tập hợp và hạch toán ngay tại đơn vị sản xuất.
Công ty cần nghiên cứu và xây dựng định mức chi phí chung cho bộ phận sản xuất, có chế độ khuyến khích phù hợp để các phân xưởng, bộ phận sản xuất nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, thực hành tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Nghiên cứu thay đổi phương pháp trích khấu hao TSCĐ
Khi lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý để vận dụng vào doanh nghiệp là phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, từ yêu cầu quản lý hạch toán nhằm để thu hồi được vốn nhanh có điều kiện để tái sản xuất TSCĐ và trang trải chi phí. Trên thực tế hiện nay, phương pháp khấu hao đều theo thời gian đang được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với công ty việc tính và trích khấu hao đều ở Công ty hiện nay làm cho giá thành sản xuất của Công ty không ổn định, nó chịu tác động của sản lượng sản xuất. Xét trên thực tế, nếu sản lượng càng cao thì mức trích khấu hao càng cao và ngược lại. Như vậy Công ty nên nghiên cứu để chuyển sang trích khấu hao theo sản lượng hay đưa ra mức chi phí khấu hao máy trên một đơn vị sản phẩm. Để làm được điều này cần có sự đầu tư nghiên cứu và phân tích đầy đủ thông tin về dây chuyền sản xuất hiện tại (như năng lực sản xuất, sản lượng bình quân, thời gian sử dụng của dây chuyền sản xuất, của máy móc thiết bị,..).
Mặt khác, theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được phép khấu hao nhanh đối với những dây chuyền, tài sản có mức độ lạc hậu nhanh (Tuy nhiên mức khấu hao nhanh được quy định tối đa không quá 20% mức tối thiểu trong khung quy định và phải được sự nhất trí của Bộ Tài Chính ) với điều kiện doanh nghiập làm ăn hiệu quả. Quy định này được áp dung với những tài sản có tiến bộ kỹ thuật nhanh, TSCĐ làm việc với chế độ cao hơn mức bình thường, TSCĐ đầu tư bằng vốn vay hay các hình thức hợp pháp khác mà thời gian trả nợ nhanh hơn thời gian khấu hao theo quy định. Đối chiếu với quy định, Công ty hoàn toàn có đủ điều kiện để áp dụng khấu hao
nhanh để nhanh chóng thu hồi vốn và có điều kiện đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất. Vấn đề đặt ra là khấu hao nhanh ở mức độ nào để vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn, vừa đảm bảo có lãi là một bài toán cần được xem xét cụ thể trên cơ sở phân tích đầy đủ các yếu tố như tình hình thị trường, giá cả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Tăng cường ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin vào công tác quản lý
Mặc dù đã tin học hoá công tác tài chính kế toán từ rất sớm nhưng đến nay, phần mềm kế toán của Công ty đang sử dụng đã thể hiện một số yêu điểm của nó và thực tế đã có một số nội dung không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý. Hơn nữa do được viêt bằng ngôn ngữ cơ sở dữ liệu Foxpro for DOS nên chương trình đã không có tính tương thích với các thiết bị hiện đại, đặc biệt là môi trường làm việc cộng tác và mạng diện rộng.
Do vậy, công ty nên nghiên cứu, đầu tư để nâng cấp hệ thống mạng hiện có và trang bị lại phần mềm kế toán. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm phần mềm kế toán hoàn chỉnh khá ưu việt. Nhiều chương trình có tính mở cao, nó cho phép người dùng có thể tuỳ biến cơ sở dữ liệu, tự xây dựng các báo cáo riêng phù hợp với yêu cầu và đặc thù sản xuất kinh doanh của đơn vị mình như các phần mềm Fast ACC, Bravo Acounting System, Kế toán Lạc việt 8.0, AFSYS5.0.
Thực tế ở nước truyền thanh truyền hình hiện nay đã chứng tỏ việc đầu tư và tin học hoá công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã và đang đem lại nhiều hiệu quả đáng kể. Là một Công ty lớn, Công ty hoàn toàn có đủ khả năng để đầu tư và cũng cần thiết nên đầu tư để có thể cải thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính của mình.
Kết Luận
Trong những năm qua, Công Ty cổ phần đầu tư phát triển thăng long luôn luôn cố gắng trong công tác kinh doanh cũng như công tác quản lý. Kết quả kinh doanh đạt được năm sau cao hơn năm trước đó là nhờ sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ Công ty dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng uỷ, của Ban giám đốc Công ty. Do đó Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, đứng vững và phát triển không ngừng, đạt được nhiều thành tích cao trong kinh doanh.
Để có được thành tích trên, ngoài sự đóng góp, phấn đấu nỗ lực của toàn công ty còn có sự đóng góp tích cực của đội ngũ kế toán. Nhận rõ được trách nhiệm và tầm quan trọng của mình, đội ngũ kế toán đã luôn cung cấp số liệu, thông tin một cách chính xác, kịp thời cho lãnh đạo công ty có những biện pháp, chính sách, phương thức kinh doanh tiêu thụ hàng hoá, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế về công tác tài chính kế toán tại Công Ty , tôi đã nhận thấy công tác kế toán của Công ty phù hợp với tình hình quản lý kinh doanh và đúng với chế độ kế toán ban hành. Đội ngũ cán bộ kế toán của công ty có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác. Mọi công việc luôn hoàn thành đúng với thời hạn yêu cầu.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Tài Chính Kế Toán, Văn Phòng công ty, phòng Kế hoạch, các phòng Kinh Doanh I,II, phòng Xuất Nhập Khẩu I & II, các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất và các cán bộ, nhân viên Công Ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng long đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp các số liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo : Đinh Thế Hùng, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thiện bản báo cáo này.
Mục lục
Lời mở đầu ... 1
Phần I: Lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 4 1.1. Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ... 4
1.1.1. Chi phí sản xuất ... 4
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất ... 4
1.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất ... 5
1.1.2. Giá thành sản phẩm ... 6
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm ... 6
1.1.2.2 . Phân loại giá thành sản phẩm ... 6
1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ... 7
1.2. Hạch toán chi phí sản xuất ... 8
1.2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí phí sản xuất ... 8
1.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ... 8
1.2.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ... 8
1.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất theop phương pháp kê khai thường xuyên ... 9
1.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ... 9
1.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ... 11
1.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung ... 13
1.2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất ... 14
1.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ ... 16
1.2.4. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang... 17
1.2.4.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính ... 17
1.2.4.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương ... 18
1.2.4.3.Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
... 18
1.2.4.4. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo định mức ... 19
1.2.5. Hạch toán thiệt hại trong quá trình sản xuất ... 19
1.2.5.1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng ... 19
1.2.5.2.Thiệt hại về ngừng sản xuất ... 21
1.3.Tính giá thành sản xuất sản phẩm... 22
1.3.1.Đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm ... 22
1.3.2.Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm ... 23
1.3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn ... 23
1.3.2.2.Phương pháp hệ số ... 24
1.3.2.3.Phương pháp tỷ lệ ... 25
1.3.2.4 Phương pháp tính giá thành phân bước ... 26
a. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm ... 26
b.Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm ... 27
1.3.2.5. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ ... 29
1.3.2.5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng ... 29
1.4 Hình thức sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ... 30
Phần II: Thực trạng kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển thăng long .. 35
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần phát triển thăng long ... 35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty phát triển cổ phần thăng long ... 35
2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý sản xuất của công ty cổ phần phát triển thăng long ... 36
2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư phát triển thăng long ... 47
2.1.3.1. tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ... 47
2.2 thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng Long ... 50
2.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty ... 52
2.2.1.1 Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty ... 52
2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất ... 53
2.2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ... 53
2.2.1.4 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất ... 54
2.2.1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty ... 67
2.2.2. Thực tế công tác theo dõi chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty ... 67
2.2.2.1 Khái quát về đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty ... 68
2.2.2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ... 70
2.2.2.4. Trình tự tính giá thành sản phẩm (Đầu thu số mặt đất VTC- DT)... 70
Phần III: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển thăng long... 76
3.1.Nhận xét , đánh giá ... 76
3.1.1.Nhận xét , đánh giá chung ... 76
3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện ... 78
3.2. Số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển thăng long ... 80
Nhận xét của đơn vị thực tập ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...