Cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông dân huyện Ý Yên- Nam Định (Trang 37 - 41)

I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN Ý YÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN.

b.Cơ sở hạ tầng.

b.1. Giao thông

- Quốc lộ 10: Nối liền thành phố Nam Định (qua ý Yên13km)đi Ninh Bình, Thanh Hoá, mặt đường rải nhựa rộng 12,5m.

- Tỉnh lộ 12: Nối trung tâm huyện lỵ ý Yên với thành phố Nam Định (14km trên địa phận Huyện) mặt đường rải nhưạ rộng 10,5m.

- Đường liên huyện: Các tuyến đường như + Đường 56đi huyện Giao Thủy

+Đường 57a đi phố cũ Ninh Bình + Đường 56b Yên Tiến đi Giao Thủy.

+ Đường 57c Yên Tiến, Yên Khang đi nghĩa Hưng. + Đường 64 đi huyện Bình Lục (Hà Nam).

Đang được nâng cấp và nhựa hoá từng đoạn góp phần kích thích sự phát triển kinh tế, lưu thông liên vùng.

- Đường liên xã: Các tuyến đường liên tuyến 31 xã và 1 thị trấn đã cơ bản được nhựa hoá rộng 7,5m với tổng chiều dài 252 km.

- Đường liên thôn: Hiện nay, đường liên thôn - xóm đã được rải đá hoặc cấp phối (rộng 3,5m) trong những năm tới sẽ bê tông hoá.

- Đường nội đồng: Trên cơ sở bờ vùng, bờ mương thủy lợi đã tạo ra hệ thống đường nội đồng hoàn chỉnh về mặt mạng lưới nhưng chưa hoàn chỉnh về mặt đường (đang là đường đất hoặc cấp phối từng đoạn, rộng từ 1,5m đến 2,5m).

b.2. Thủy lợi:

Hệ thống thủy lợi của huyện ý Yên nằm trong hệ thống thủy lợi Bắc sông Đào của tỉnh Nam Định, qua 40 năm xây dựng, tu bổ đã cơ bản hoàn

chỉnh về mặt mạng lưới hệ thống trạm bơm, cống, phai, mương tưới tiêu, nhưng chưa hoàn thiện về chất lượng công trình và đang xuống cấp.

Trong huyện có 5 trạm bơm tưới tiêu đầu mối lớn (Cổ Đan, Quỹ Độ, Vĩnh Trị1, Vĩnh Trị 2 và Yên Quang).

Hệ thống phân phối, điều tiết nước gồm: - 4 kênh cấp1: dài 33,6km

- 41 kênh cấp2: dài 109,7km - 455 kênh cấp 3: dài 427,9km

- 1.603 cống phai điều tiết nội đồng, trong đó có 25 cống điều tiết, 95 cống cấp 2 và 1.526 cống cấp 3.

Tổng công suất của 5 trạm bơm lớn là 196.000m3/h do công ty khai thác công trình thuỷ lợi ý Yên quản lý (doanh nghiệp nhà nước), 50 trạm bơm nội đồng với tổng công suất 82.500m3/h đã đảm bảo cơ bản nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho cây trồng nhưng còn hạn chế về tiêu úng.

Năng lực của hệ thống thủy nông

Đơn vị tính Huyện ý Yên

Tưới Tiêu

Hiện tại đạt Lít/s/ha 0,81 3,5

Yêu cầu Lít/s/ha 1,25 5,5

Năng lực tưới thực tế của hệ thống thủy nông (qua đánh giá của UBND huyện) đạt kết quả khá.

- Vùng phía Bắc huyện: diện tích tưới chủ động đạt 75% diện tích cây ngắn ngày.

- Vùng Trung huyện: diện tích tưới chủ động đạt 82% diện tích cây ngắn ngày.

- Vùng phía Nam huyện: diện tích tưới chủ động đạt 72% diện tích cây ngắn ngày.

Trong 3 năm gần đây nhằm nâng cao hiệu quả tưới tiêu, huyện ý Yên chú trọng cứng hoá kênh mương và chống xuống cấp hệ thống thuỷ nông,

nhưng do nguồn vốn có hạn, nên mới bê tông hoá được 4% kênh mương (19,1km).

Huyện ý Yên đang phấn đấu:

- Đến năm 2005: Kiên cố hoá 45% kênh mương. - Năm 2010: Kiên cố hoá 100% kênh mương. b.3. Điện khí hoá nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Ý Yên đã có hệ thống cung cấp điện năng từ lưới điện quốc gia (110KV), 4tuyến phân phối35KV (dài 34km), 48 trạm biến áp khu vực và 395km đường dây hạ thế đến56 trạm bơm và các trung tâm sản xuất, các khu dân cư ở 31xã và 1 thị trấn.

Lưới điện đã phục vụ tương đối tốt cho sản xuất và sinh hoạt cho 100% hộ gia đình trong huyện.

Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng nên còn bất cập khi cần huy động công suất điện ở thời điểm tập trung cho sản xuất (do dung lượng của máy biến áp khu vực thấp hơn yêu cầu và lưới điện hạ thế cũ).

Trong giai đoạn 2001 -2005 cần nâng cấp hoặc thay mới 18 trạm biến áp khu vực, 160 km đường dây hạ thế (cột bê tông - cáp bọc).

b.4. Cơ khí hoá nông nghiệp:

Quá trình cơ khí hoá trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Ý Yên liên tục trong 40 năm qua, do xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp tiểu nông nên cơ khí hoá chỉ diễn ra ở từng phần các khâu công việc của nhà nông và có những đặc điểm riêng.

• Máy kéo lớn: Huyện Ý Yên có 1 Xí nghiệp cơ khí nông nghiệp với chức năng chủ yếu là làm đất bằng máy, có 16 đầu máy kéo (công suất từ 54 mã lực đến 110 mã lực) hiện nay đang đảm nhận 30% diện tích làm đất canh tác (thông qua các hợp đồng với các HTX).

Ngoài ra Xí nghiệp cơ khí còn hợp đồng vận chuyển vật tư, thiết bị, vật liệu trong địa bàn huyện (35.000 - 40.000 tấn km/năm).

• Máy kéo nhỏ: Toàn huyện có 256 máy kéo nhỏ với công suất trung bình từ 12-50 mã lực HTX và hộ gia đình để phục vụ làm đất và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

• Máy nông nghiệp:

Toàn huyện có 767 máy tuốt lúa và máy quạt,431 máy xay xát, 62 máy nghiền thức ăn gia súc (dùng động cơ điện hoặc máy nổ) đảm bảo yêu cầu thu hoạch và làm sạch sản phẩm từ cây lúa (các cây trồng khác chủyêú là thu hoạch thủ công) và sơ chếmột phần thức ăn cho con lợn.

b.5. Hệ thống trạm trại:

• Hệ thống phòng dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi:

Huyện Ý yên đã có 1 trạm bảo vệ thực vật, 1 trạm thú y cấp huyện để sẵn sàng dập tắt các dịch bệnh hai cho cây trồng và vật nuôi, mỗi xã có 2 cán bộ bảo vệ thực vật, và thú y thường trực để phát hiện sớm dịch bệnh.

Hệ thống phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi của huyện đã phát huy tác dụng trong việc sớm phát hiện và dập tắt các ổ dịch, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định.

• Hệ thống sản xuất giống cây, con: + Giống cây trồng:

Việc sản xuất và cung cấp cây giống cây trồng của huyện ý Yên nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung dưới sự điều hành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định, trực tiếp là Công ty giống cây trồng Nam Định.

Tuy huyện ý Yên không có trung tâm sản xuất giống cây trồng, nhưng được phân công 6 hợp tác xã ở các xã: Yên Bình, Yên Đồng, Yên Cường, Yên Bằng, Yên Phương, Yên Tân chuyên sản xuất lúa giống dưới sự chỉ đạo của công ty Giống cây trồng để đáp ứng một phần nhu cầu giống

trên địa bàn, hàng năm có thể cung cấp từ 150tấn đến 400 tấn thóc giống (theo hợp đồng).

+ Giống vật nuôi:

Trước yêu cầu phát triển của chăn nuôi mấy năm gần đây huyện Ý Yên đang chỉ đạo phục hồi và xây dựng 3 cơ sở sản xuất giống và vật nuôi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông dân huyện Ý Yên- Nam Định (Trang 37 - 41)