Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu KTMon (34) (Trang 48 - 50)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

1. Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng cần được giải quyết ngay trong thời kỳ hiện nay. Như đã phân tích ở trên nguồn nhân lực ở nước ta không hợp lý trong quá trình đào tạo. Để cho nguồn lao động nước ta hợp lý thì cần phải có các chính sách như:

- Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị các cơ sở đào tạo. - Đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội đảm bảo số lượng, chất lượng cơ cấu ngành nghề hợp lý.

- Phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề,

- Dự báo số công nhân kỹ thuật cần đào tạo, yêu cầu của thị trường lao động, tình hình phát triển kinh tế xã hội.

- Cần tiến hành xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của nước ta đến năm 2020 đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp và phân kỳ thời gian thực hiện song song với các chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế xã hội và cụ thể hoá thành các kế hoạch 5 năm để thực hiện.

Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa các quan điểm và chính sách đầu tư cho giáo dục đào tạo theo các nội dung:

+ Đảm bảo tỷ lệ đầu tư cho giáo dục đào tạo/GDP bằng mức tỷ lệ trung bình của nước đang phát triển khoảng 5%-6%/GDP so với 3,18% hiện nay hoặc 20-25% tổng chi ngân sách. Nếu ngân sách không đảm bảo được mức này thì có thể đi vay để đầu tư cho giáo dục đào tạo, bao gồm cả nhà nước và các trường đào tạo tự vay.

+ Ngoài ngân sách nhà nước đầu tư, phải huy động các nguồn khác vằng 50% mức đầu tư của nhà nước cho giáo dục đào tạo.

Vời chủ trương này, dự kiến năm 2005 sẽ có 45000 tỷ đồng (trong đó ngân sách 30000 tỷ, huy động các nguồn khác15000 tỷ) và năm 2010 sẽ có 75000 tỷ (trong đó ngân sách nhà nước 50000 tỷ các nguồn khác 25000 tỷ).

+ Về chính sách đầu tư:

Đối với các khối cao đẳng, đại học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề nhà nươc đầu tư chủ yếu vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy và bồi dưỡng giáo viên tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học; còn chi phí thường xuyên sẽ có cớ chế chính sách để các trường tự tạo nguồn là chính, nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách và các ngành nghề cần thiết.

Đối với khối giáo dục phổ thông, chủ trương hỗ trợ của nhà nước ở mức cao đối với các cấp học dưới và đối với các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm củng cố kết quả của phổ thông tiểu học đã đạt được và đạt mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010

Phải xác định rõ việc gì mà dân lo được và thuộc về trách nhiệm của dân là chính thì nhà nước tạo cơ chế để dân lo; còn việc gì mà dân klhông lo được và thuộc trách nhiệm của nhà nước là chủ yếu thì nhà nước phai lo và phải làm thật tốt đem lại lòng tin cho dân. Tránh tình trạng nhà nước bao biện như hiện nay và làm không tốt để dân kêu ca, phàn làn.

Hình thành mộtn bộ phận quản lý chuyên trách đối với khu vực giáo dục ngoài công lập từ Bộ giáo dục và đào tạo đến các tỉnh thành phố để vừa giúp đỡ, vừa giám sát hoạt động của cơ sở này theo định hướng phát triển của nhà nước và cơ chế chính sách của ngành.

+ Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hướng nhà nước giao quyền chủ động về kinh phí cho nhà trường và công bố các phần hỗ trợ về đầu tư khuyến khích, còn tiền lương nhà nước chỉ hướng dẫn khung thang bảng lương còn mức trả lương do đơn vị quyết định

Một phần của tài liệu KTMon (34) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w