3. Hoạt động cho vay DNV&N của NHTM 1 Khái niệm và đặc điểm của DNV&N
3.2. Vai trò tín dụng của NHTM đối với DNV&N
Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ hỗ trợ sự ra đời và phát triển của các DNV&N. Tín dụng ngân hàng không những hỗ trợ vốn cho các DNV&N trong quá trình hoạt động và phát triển mà ngay từ khi hình thành và đi vào hoạt động ban đầu, nếu không có nguồn hỗ trợ tích cực của tín dụng ngân hàng thì nhiều doanh nghiệp cực kỳ khó khăn, thậm chí không hình thành được.
Tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho DNV&N phát triển. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thường dựa vào 3 nguồn vốn chủ yếu: vốn từ ngân sách, vốn ngân hàng và vốn tự có. Tuy nhiên, đối với DNV&N nguồn vốn ngân sách cấp rất ít ỏi, vốn tự có thì hạn chế. Chính vì vậy tín dụng ngân hàng là nguồn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Sự mở của của thị trường vốn tín dụng từ ngân hàng còn tùy thuộc vào môi trường đầu tư và các yếu tố liên quan khác. Các ngân hàng có khả năng huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tế và các tầng lớp dân cư để đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp.
Tín dụng ngân hàng giúp DNV&N nâng cao năng lực cạnh tranh vì nó cung cấp nguồn vốn cho các DNV&N có thể đổi mới thiết bị công nghệ. Nếu như trước đay, các doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu thông qua giá cả của sản phẩm thì ngày nay với xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh lại chuyển sang chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Muốn cạnh tranh được, đòi hổi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ.
Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực điều chỉnh cơ cấu ngành nghề cho các DNV&N. Vì ngân hàng chỉ cho vay những đối tường hàng hóa có chất lượng cao, có sức cạnh tranh tốt, qua đó thúc đẩy việc xác lập cơ cấu ngành nghề theo hướng tiên tiến.