Sự ra đời của TTCK Việt Nam và bùng nổ từ năm 2005 đến nay đã thực sự tạo ra một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng đối với các ĐCTC. Các ĐCTC đã
thể hiện được vai trò quan trọng của mình đối với TTCK thông qua các hoạt động phát hành chứng khoán, hoạt động kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán, đại lý - bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt động tư vấn chứng khoán, hoạt động lưu ký và thanh toán và một số hoạt động khác. Tuy nhiên, các định chế tài chính Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định khi đóng vai trò là một trung gian quan trọng trên TTCK. Qua phân tích ở trên, ta có thể đưa ra một số đánh giá chung về vai trò của các ĐCTC trên TTCK trong thời gian vừa qua như sau:
1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, các ĐCTC bước đầu đã trở thành “chiếc cầu về vốn” trên thị
trường.
♠ Hoạt động phát hành chứng khoán của các ĐCTC Việt Nam trong thời
gian qua đã tạo ra một lượng hàng hóa lớn có chất lượng cho thị trường, thu hút được một lượng vốn lớn từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài. Điều này sẽ tạo điều kiện cho TTCK chứng khoán hội nhập hơn với thị trường khu vực và thế giới.
♠ Hoạt động kinh doanh chứng khoán đã được các NHTM và công ty triển
khai mạnh mẽ ở cả hoạt động ngân quỹ và hoạt động đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là các NHTM, công ty tài chính đã góp vốn vào việc thành lập các công ty thành viên cũng là các ĐCTC. Điều này góp phần làm gia tăng số lượng các ĐCTC trên thị trường chứng khoán.
Thứ hai, các ĐCTC giúp giảm thiểu đáng kể chi phí giao dịch cho thị
trường thông qua việc triển khai các hoạt động liên quan.
♠ Hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành của các NHTM và CTCK bước đầu
được triển khai tốt, đặc biệt đối với trái phiếu Chính phủ và trái phiếu công ty, làm tăng khả năng thành công phát hành của các tổ chức phát hành, tăng lượng hàng hóa cho TTCK.
♠ Hoạt động tư vấn, môi giới bước đầu phát triển, là một chất dầu bôi trơn
Thứ ba, sự ra đời và đi vào hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán đã
làm hoàn thiện hệ thống các ĐCTC trên TTCK. Trung tâm lưu ký chứng khoán đã giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan tới lưu ký chứng khoán, thanh toán đối với các thành viên, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia TTCK.
Thông qua các kết quả đạt được, các ĐCTC đã thể hiện là các trung gian tài chính quan trọng trên thị trường; đồng thời, bước đầu dẫn dắt hoạt động của các thành phần khác trên thị trường theo hướng chuyên nghiệp.
2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, các ĐCTC vẫn có những hạn chế nhất định khi thể hiện vai trò của mình trên TTCK Việt Nam.
Thứ nhất, nhiều ĐCTC, như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, tổ chức
ĐMTN, công ty quản lý quỹ đầu tư, vẫn chưa thể hiện được hết vai trò của mình trên TTCK. Các công ty bảo hiểm, với tiềm lực tài chính lớn nhờ thu phí bảo hiểm, nhưng lại ít hoạt động trên TTCK. Nhiều công ty quản lý quỹ, tuy đã ra đời nhưng cho tới này vẫn chưa thành lập được quỹ đầu tư để tiến hành hoạt động trên TTCK.
Thứ hai, các ĐCTC chưa thể hiện được hết vai trò xứng với tiềm năng trên
thị trường. Điều này được thể hiện ở hai mặt,
♠ Phạm vi hoạt động của các ĐCTC còn hạn chế, cả về mặt nghiệp vụ lẫn
đối tượng khách hàng.
♠ Chất lượng hoạt động còn chưa cao, thiếu chuyên nghiệp và đơn giản, thụ
động ở nhiều hoạt động như tư vấn, môi giới.
2.2. Nguyên nhân
Giống như đồng tiền luôn có hai mặt của nó, các ĐCTC trong thời gian vừa qua đã thể hiện được những vai trò quan trọng của mình trên TTCK, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Nguyên nhân của những
hạn chế này bao gồm cả những nguyên nhân mang tính chủ quan và những nguyên nhân mang tính khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, tiềm lực tài chính thấp vẫn là một lực cản đối với nhiều doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và các ĐCTC nói riêng. Mặc dù thông qua TTCK, các ĐCTC đã thu hút được hàng trăm nghìn tỷ đồng để tăng vốn điều lệ, nhưng lượng vốn này vẫn còn khá khiêm tốn so với so với nhu cầu tài trợ cho các hoạt động trên thị trường. Thêm vào đó, năng lực điều hành quản trị của các ĐCTC vẫn còn thấp, chưa có chiến lược phát triển lâu dài, vẫn còn xảy ra tình trạng các ĐCTC - những nhà đầu tư có tổ chức- chạy theo biến động của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận, chứ chưa chủ động được với tình hình biến động trên TTCK. Chính vì vậy, nguồn tài chính hạn hẹp của các định chế tài chính không được sử dụng theo những chiến lược lâu dài.
Thứ hai, thiếu nhân lực cho hoạt động trên TTCK chứng khoán. Mặc dù,
khi TTCK bùng nổ đã hút một lượng lớn nhân lực từ các ngành khác chuyển sang, như nhân lực bảo hiểm, ngân hàng, kiểm toán, kế tóan... Tuy nhiên, lực lượng này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường. Thêm vào đó, TTCK vẫn còn là một khái niệm mới mẻ dối với Việt Nam, số lượng những người am hiểu sâu sắc và có kinh nghiệm cho hoạt động này vẫn còn hạn chế.
Thứ ba, thiếu tính chủ động linh hoạt trong hoạt động của các ĐCTC.
Trong giai đoạn bùng nổ của TTCK, số lượng các nhà đầu tư tăng lên nhanh chóng, còn các ĐCTC Việt Nam vẫn nhỏ bé cả về số lượng lẫn quy mô. Chính điều này đã tạo ra sự chênh lệch giữ cung và cầu về dịch vụ trên thị trường, khiến cho nhiều ĐCTC vẫn còn thụ động, đợi khách hàng, thậm chí một số các CTCK lớn (như CTCK Ngân hàng Ngoại thương, CTCK Sài Gòn…) đã lựa chọn, hạn chế khách hàng trong lúc thị trường sôi động - một hành động trái với quy luật thị trường.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động trên TTCK
thống riêng của mình theo khả năng tài chính và chính sách phát triển công nghệ thông tin, chưa có chuẩn công nghệ thông tin cho toàn ngành. Trong thời gian vừa qua, đã xảy các sự cố kỹ thuật tại nhiều công ty như tại CTCK Ngân hàng Á Châu, CTCK thăng Long… gây hưởng tới giao dịch của các nhà đầu tư.
Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân mang tính chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan khiến cho các ĐCTC Việt Nam chưa phát huy được vài trò theo đúng tiềm năng của mình trên TTCK. Các nguyên nhân đó bao gồm:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán việt nam vẫn còn non trẻ, chưa phát triển,
chưa tạo được tiền đề, điều kiện cho hoạt động của các ĐCTC. Các doanh nghiệp được niêm yết vẫn khá khiêm tốn so với số lượng các doanh nghiệp trong nước. Điều này gây khó khăn cho danh mục đầu tư của các ĐCTC và không có cơ hội cho các hoạt động khác như bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành…Còn số lượng các nhà đầu tư tham gia vào TTCK vẫn còn nhỏ (khoảng 250.000 tài khoản so với trên 84 triệu dân), đầu tư vẫn theo phong trào. Điều này làm cho hoạt động tư vấn không được phát triển.
Thứ hai, khung pháp lý cho TTCK nói chung và hoạt động của các ĐCTC
trên TTCK nói riêng chưa được đầy đủ, phức tạp, chưa có tầm nhìn chiến lược lâu dài...
Thứ ba, hoạt động của các cơ quan quản lý thị trường còn chưa hiệu quả,
dẫn tới các vi phạm của các CTCK, quỹ đầu tư trong thời gian vừa qua, gây ảnh hưởng tới lợi ích của các nhà đầu tư trên thị trường và cho cả hoạt động của TTCK.
Thứ tư, thiếu kiến thức về TTCK của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Hoạt
động trên TTCK vẫn còn là một khái niệm mới mẻ không chỉ với các nhà đầu tư mà cả các doanh nghiệp Việt Nam - chủ thể quan trọng của thị trường. Cả doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư trong nước vẫn bị cuốn vào cái phong trào được mang tên “Chứng khoán” mà chưa thực sự có chiến lược rõ ràng, chưa hiểu rõ và tận dụng các tiện ích do các dịch vụ của các ĐCTC đem lại.
CHƯƠNG III: