Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt Hà Nam (Trang 25 - 32)

SỔ CÁI TK

2.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là bộ phận quan trọng cấu thành sản phẩm. Do đó việc tính toán chính xác và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng vậy, việc trả lương chính xác và kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành. Tại Công ty dệt Hà Nam chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong giá trị sản phẩm nhưng nó lại rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp đứng máy, sản xuất (lương chính, lương phụ, ca, thưởng, các khoản phụ cấp khác mang tính chất lương và các khoản trích theo lương) được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lương cho công nhân sản xuất nói riêng và nhân viên cùng các bộ phận khác nói chung được thực hiện dưới những hình thức trả lương: trả lương theo thời gian (áp dụng đối

Lớp K7A1 Sinh viên: Trương Thị Nga

Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân Chuyên đề thực tâp chuyên ngành

với bộ phận văn phòng), trả lương theo sản phẩm, theo ca (áp dụng đối với công nhân sản xuất).

Các quy chế về việc trả lương và phương pháp tính lập các bảng lương tại Công ty dệt Hà Nam như sau:

ĐGTL = TL min x Hệ số lương = Lương cơ bản

26 26

TLương tháng = ĐGTL x Ntt x Hệ số cơ bản x Hệ số kinh doanh Lương thực lĩnh = Tiền lương tháng + Các khoản phụ cấp - Các khoản giảm trừ Trong đó

TL min: Là tiền lương tối thiểu theo quyết định của Nhà nước (540.000đ/tháng).

Ntt: Số ngày làm việc thực tế của ngừời lao động.

Hệ số lương được dựa vào trình độ của nhân viên và quy định của doanh nghiệp.

Phụ cấp trách nhiệm 25%* Lương thực tế.

Phụ cấp khác: 40%* Lương thực tế (áp dụng cho TGĐ,PTGĐ, Kỹ sư). Lương học, họp, nghỉ phép được áp dụng theo chế độ của Nhà nước là nghỉ 12 ngày/năm.

Số ngày công chế độ 26 ngày/ tháng. Các ngày nghỉ theo chế độ thì được nghỉ và hưởng lương bình thường như ngày đi làm, còn ngày nghỉ vượt chế độ khi đó lương được tính như sau:

(Lương nghỉ vượt chế độ = 50% lương một ngày công) Lương thực lĩnh = ĐGTL x Ntt + Lương ngày nghỉ trong chế độ - Lương ngày nghỉ vượt chế độ Lương thêm giờ, thêm ca: Một công làm thêm = 2 Hai công thường Các chế độ khen thưởng (áp dụng cho toàn công ty)

Loại A: 150.000đ

Lớp K7A1 Sinh viên: Trương Thị Nga

Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân Chuyên đề thực tâp chuyên ngành

Loại B: 105.000đ Loại C: Không thưởng

Các khoản giảm trừ bao gồm: BHXH, BHYT

BHXH: 15% x Tổng lương (tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp)

5% x Tổng lương (trừ vào lương công nhân viên)

BHYT: 2% x Tổng lương (tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp)

1% x Tổng lương (trừ vào lương công nhân viên) Trong tháng 01 năm 2008 lương của Trần Thị Minh Nguyệt

26 ngày công + 2 x 2 ngày công (thêm giờ) = 30 ngày công Trong tháng được xếp loại A

Ta có lương của nhân viên này như sau:

Lương cơ bản: (540.000/27) x 29 x 2.26 x 1.5 = 1.966.200 Lương phụ cấp: 1.966.200 x 0.25 = 491.550

Thưởng 150.000đ

Tiền ăn ca: 5000 x 30= 150.000đ

Tổng thu nhập của Trần Thị Minh Nguyệt: 1.966.200 + 491.550 +150.000 = 2.607.750đ

Đối với bộ phận sản xuất được tính theo hình thức lương sản phẩm và theo ca là chủ yếu:

Theo sản phẩm

Tiền lương = ĐGTL x SL

SL: Sản lượng mà công nhân viên đó thực hiện được trong tháng

ĐGTL: Đơn giá tiền lương được xác định dựa trên đơn giá gốc và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của công nhân so với định mức lao động.

Đối với sản phẩm đạt 100% kế hoạch thì

Lớp K7A1 Sinh viên: Trương Thị Nga

Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân Chuyên đề thực tâp chuyên ngành

ĐGTL = Đơn giá gốc

Đối với sản lượng tăng từ 100 – 105% so với kế hoạch thì ĐGTL = Đơn giá gốc x 1.5

Đối với sản lượng tăng từ 105% trở lên so với kế hoạch thì ĐGTL = Đơn giá gốc x 2

Đối với những công nhân hoàn thành kế hoạch ở mức dưới 95% thì ĐGTL = Đơn giá gốc x tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

Ngày công làm việc x Đm SL

Tỷ lệ % hoàn thành KH =

x 100

Tổng sản lượng của tháng

Đối với công nhân trong 3 tháng liên tiếp chỉ hoàn thành 80% kế hoạch sẽ buộc thôi việc.

Theo ca

ĐG gốc ca đêm = 1.3 ngày

Đơn giá gốc ca ngày là định mức lao động của một người / ca máy Hoàn thành kế hoạch trên 100% và cao nhất tổ mức thưởng là 300.000đ, hoàn thành kế hoạch trên 100% mức thưởng là 200.000đ (khi đạt các mức khen thưởng công nhân viên chỉ được hưởng một mức cao nhất).

Lương của Vũ Thế Anh đứng máy sợi con thuộc dây chuyền sợi Chải kỹ, trong tháng 01/2008 nhân viên này làm được 26 ca và sản lượng đạt là 10.839 Kg/Tháng. Trong đó ca đêm là 8 với kế hoạch sản lượng là 3.397Kg và trong tháng không nghỉ ngày nào ngoài kế hoạch với đơn giá gốc ca ngày là 136,99 đồng/ kg. Trong tháng kế hoạch sản xuất là 10.036 Kg/ Tháng nhân viên Thế Anh đã đạt là 108% trong đó sản lượng ca ngày đạt 107% kế hoạch sản lượng ca đêm đạt 110% kế hoạch như vậy lương của Thế Anh trong tháng 012008 như sau:

Lớp K7A1 Sinh viên: Trương Thị Nga

Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân Chuyên đề thực tâp chuyên ngành

ĐG gốc ca đêm: 136,99 x 1.3 = 178,09đ/kg Đối với sản lượng đạt đến 100% kế hoạch,

Tiền lương ca ngày: (10.036 – 3.397/1.1) x 136.,99 = 951.779,12đ Tiền lương ca đêm: 3.397/1.1 x 178,09 = 549.941,92đ

Đối với sản lượng đạt từ 100% - 105%

Tiền lương ca ngày: (Sản lượng: 6.947,8 x 1.05 - 6.947,8 = 347,39) 347,39 x 136,99 x 1,5 = 71.383,43đ

Tiền lương ca đêm: (Sản lượng: 3.388,18 x 1.05 – 3.088,18 = 154,41). 154,41 x 178,09 x 1,5 = 41.248,315đ

Đối với sản lượng tăng trên 105%

Tiền lương ca ngày: 146,6 x 136,99 x 2 = 40.165,568đ Tiền lương ca đêm: 154,5 x 178,09 x 2 = 55.029,81đ

Trong tháng Thế Anh đạt loại A với sản lượng cao nhất tổ nên Thế Anh được thưởng là 300.000đ. Tổng thu nhập của Vũ Thế Anh

951.779,12 + 549.941,92 + 71.383,43 + 41.248,315 + 40.165,568 + 55.029,81 + 300.000 = 2.008.548,16đ

Đối với cán bộ quản lý phân xưởng TL = ĐGTL x Ntt

Bộ phận này cũng có những chế độ thưởng hấp dẫn và phong phú

Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất( sản lượng đạt từ 95% - 100% KH) phân loại và số công nhân trong tổ bị phân loại B, C dưới 20%

ĐGTL = Đơn giá gốc x 1,2

Hoàn thành xuất sắc sản xuất (sản lượng tổ đạt trên 100% KH) phân loại A và số công nhân trong tổ bị phân loại B, C dưới 20%.

ĐGTL = Đơn giá gốc x 1.3

Lớp K7A1 Sinh viên: Trương Thị Nga

Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân Chuyên đề thực tâp chuyên ngành

Tổ trưởng tổ sợi con là Nguyễn Văn Điệp, trong tổ có 12 công nhân và có sản lượng thực tế trong tháng 01/2008 như sau: 108%, 98%, 100%, 92%, 90%, 102%, 95%, 100%, 101%, 100%, 95%, 101%.

Sản lượng tổ so với kế hoạch = (108% + 98% +…+101%)/12 = 98,5% Tỷ lệ công nhân bị phân loại B, C: (2 x 100%)/12 = 16,7% < 20% Trong tháng Nguyễn Văn Điệp được phân loại A

Đơn giá gốc ca đêm = Đơn giá gốc ca ngày x 1,3 = 36.199 x 1,3 = 47.058,7 ĐGTL ca đêm = Đơn giá gốc ca đêm x 1,2 = 47.058,7 x 1,2 = 56.470,44 ĐGTL ca ngày = Đơn giá gốc ca ngày x 1,2= 36.199 x 1,2 = 43.438,8 Tiền lương ca ngày: 19 x 43.438,8 = 825.337,2

Tiền lương ca đêm: 9 x 56.470,44 = 508.233,96

Tổng tiền lương: 825.337,2 + 508.233,96 = 1.333.571,2

Tổng thu nhập của Nguyễn Văn Điệp: 1.333.571,2 + 150.000 = 1.483.571,2 Đối với công nhân vệ sinh công nghiệp

TL = Đơn giá gốc x Ntt

Các chế độ được hưởng như các công nhân viên khác.

Lớp K7A1 Sinh viên: Trương Thị Nga

Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân Chuyên đề thực tâp chuyên ngành

Công ty Dệt Hà Nam BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 01/2008

Bộ phận văn phòng Ngày 31 tháng 01 năm 2008

TT Họ và Tên CV HSL CB HSL KD ĐG TL Ntt PC TN XL Thưởng Tổng TN Các khoản giảm trừ Còn lại Ghi chú

Tiền ăn 5%+1% TƯ

1 Lê Trung Thực TP 4,33 1,6 138.560 27 935.280 A 150.000 4.826.400 81.000 233.467 4.511.9332 Mai Thị Lý PP 2,46 1,3 63.960 27 431.730 A 150.000 2.308.650 81.000 112.615 2.115.035 2 Mai Thị Lý PP 2,46 1,3 63.960 27 431.730 A 150.000 2.308.650 81.000 112.615 2.115.035 3 Vũ Thị Biên KD 2,46 1,4 68.880 27 A 150.000 2.009.760 81.000 120.585 1.808.174 4 Dương Thị Quyên KD 2,06 1,3 53.560 27 A 150.000 1.596.120 81.000 95.767 1.419.353 5 Thiệu Thị Nhiên KD 2,06 1,3 53.560 27 A 150.000 1.596.120 81.000 95.767 1.419.353 6 Nguyễn Thị Hương KT 1,86 1,2 46.357 29 A 150.000 1.447.996 81.000 86.879 1.280.116 7 Phạm Thị Nhuận TP 4,33 1,6 138.560 25 866.000 B 105.000 4.421.670 72.000 213.340 4.136.330 8 Nguyễn Phú Dũng KT 2,06 1,3 53.560 25 B 105.000 1.444.000 72.000 86.879 1.285.160 9 Trần T. M..Nguyệt PP 2,26 1,5 67.800 29 491.550 A 150.000 2.607.750 84.000 156.465 2.367.285 10 Đỗ Thế Bằng KT 2,06 1,3 53.560 27 A 150.000 1.596.120 81.000 95.767 1.419.353 .. … … … .. .. … … … .. .. … … … .. .. Cộng - - - - - 2.659.020 2.865.000 33.929.417 1.593.000 187 30.640.193

Biểu 05: Bảng thanh toán tiền lương của Công ty Dệt Hà Nam

Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân Chuyên đề thực tâp chuyên ngành

Công ty Dệt Hà Nam BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 01/2008

Tổ anh Điệp – Máy sợi con Ngày 31 tháng 01 năm 2008

T

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt Hà Nam (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w