Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu ở công ty

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt (Trang 41 - 43)

Do vật liệu trong công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt chiếm tỷ trọng lớn mà đều là do mua ngoài nên việc quản lý vật tư là rất cần thiết. Mặt khác, tổ chức quản lý tốt nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty. Trên cơ sở nhận thức rõ điều đó, công ty đã tổ chức quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu tại tất cả các khâu.

Khâu thu mua: Việc thu mua nguyên vật liệu được thực hiện trên kế hoạch sản xuất thông qua các chỉ tiêu quy định của công ty mà lập kế hoạch thu mua vật liệu cho từng tháng, từng quý, từng năm sao cho vừa tiết kiệm được chi phí vừa đem lại hiệu quả cao.

Vật liệu phải đảm bảo đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng, có nguồn cung cấp tương đối ổn định, có đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ thu mua. Việc

giao nhận vật liệu được theo dõi từ khi vận chuyển đến khi mua về nhập kho. Có bộ phận kiểm tra chất lượng làm nhiệm vụ kiểm tra quy cách , phẩm chất vật liệu.

Khâu bảo quản: Công ty đã xây dựng hệ thống kho vật tư rộng rãi chắc chắn ngay tại nơi sản xuất để có thể cung cấp nguyên vật liệu kịp thời cho các xí nghiệp sản xuất. Những kho này được xây dựng khá kiên cố và được sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời công ty có đội ngũ nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho.

Khâu sử dụng: Phần lớn nguyên vật liệu được xuất cho sản xuất và được quản lý theo định mức nguyên vật liệu mà công ty đã quy định cho. Việc xuất kho vật tư đòi hỏi phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ cần thiết, có sự ký duỵêt của ban lãnh đạo, các phòng ban liên quan, được tiến hành theo đúng thủ tục và được ghi chép đẩy đủ chính xác nhằm đảm bảo sự hợp lý, đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng nguyên vật liệu.

Khâu dự trữ: Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm, công ty đã xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm vật tư. Đặc biệt, đối với nguyên vật liệu mà thị trường khan hiếm thường được dự trữ với khối lượng lớn, những loại vật liệu có sẵn trên thị trường và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất thì công ty không dự trữ, khi có nhu cầu sử dụng mới tiến hành thu mua.

Bên cạnh đó bộ phận quản lý vật tư có trách nhiệm quản lý vật tư và làm theo lệnh giám đốc, tiến hành nhập, xuất kho vật tư trong tháng, định kỳ kiểm kê để tham mưu cho giám đốc những chủng loại vật tư dùng cho sản xuất, những vật tư kém phẩm chất, những loại vật tư còn tồn đọng nhiều… để giám đốc có biện pháp giải quyết hợp lý, tránh tình trạng cung ứng không kịp

thời làm giảm tiến độ sản xuất hoặc ứ đọng vốn do vật tư tồn đọng quá nhiều không sử dụng hết.

Mặt khác công ty phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục lập và luân chuyển chứng từ, mở các sổ hạch toán chi tiết, tổng hợp nguyên vật liệu theo đúng chế độ quy định đồng thời kiểm kê đối chiếu nguyên vật liệu và xác định trách nhiệm vật chất trong công tác quản lý, sử dụng nguyên vật liệu trong toàn công ty và từng tổ đội xí nghiệp sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w