Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại công ty Tây Hồ (Trang 72 - 107)

Hàng năm Công ty đều lập kế hoạch trích khấu hao, mức trích phụ thuộc vào số lượng máy móc, thiết bị hiện có trong Công ty ở thời điểm lập kế hoạch. Lượng khấu hao được trích dùng lập quỹ để đầu tư máy móc, thiết bị mới và phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa.

2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý chất lượng máy thi công. thi công.

Công ty không lập kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, Công ty sẽ mua khi nào cần theo yêu cầu công việc hoặc khi máy móc bị hỏng.

Nói chung, năng lực về máy móc, thiết bị thi công, dây chuyền sản xuất của Công ty còn nhiều hạn chế. Một số máy móc, thiết bị đã hết thời gian sử dụng vẫn tiếp tục được đưa vào quá trình thi công như :

- Máy đào KOMATSU, HITACHI, KOBELCO sản xuất tại Nhật, có 9 chiếc nhưng giá trị còn lại là 40 %.

- Máy ép cọc lực nén tới 150 tấn sản xuất tại Việt Nam, có 7 chiếc nhưng giá trị còn lại là 45%.

Trong năm 2007 vừa qua , Công ty có đầu tư mua một số máy móc thiết bị nhưng phần lớn đã qua sử dụng nên chất lượng không cao như:

- Máy trộn bê tông 250L, 350L sản xuất tại Nga, mua 4 chiêc, nhưng giá trị còn lại lúc mua là 80%.

- Máy cắt đá sản xuất tại Nhật, mua 2 chiếc, nhưng giá trị còn lại lúc mua là 90%.

- Xe ủi DZ 171, T130 ( 110 CV ) sản xuất tại Nga, mua 1 chiếc nhưng giá trị còn lại lúc mua là 85%

Sự hạn chế trong năng lực về máy móc thiết bị của Công ty đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý chất lượng các công trình cũng như khả năng tham gia dự thầu một số công trình có giá trị lớn.

2.2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó.

Do khả năng lập kế hoạch của Công ty còn kém, việc lập kế hoạch mới chỉ dựa vào các báo cáo của cấp dưới, và tình hình chủ quan của Công ty còn việc dựa vào dự báo nhu cầu của thị trường sản phẩm, thị trường nguyên nhân vật liệu, và biến động của thị trường nên khi có những thay đổi bất ngờ thì Công ty không kịp trở tay. Điều này làm cho máy móc thiết bị của công ty không được sử dụng theo đúng kế hoạch..

Ngoài ra, hiện nay ở các xí nghệp của Công ty thì việc quản lý sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị chủ yếu do một người kiêm nhiệm, đồng thời kiêm luôn cả việc lập kế hoạch về sử dụng và sửa chữa. Nhưng các nhà quản lý này lại chỉ có chuyên môn về ngành kỹ thuật chứ không đào tạo về lập kế hoạch. Do vậy mà công tác lập kế hoạch sửa chữa, sử dụng máy móc còn chứa sát với thực tế.

Bên cạnh đó Công ty cũng chưa đầu tư đúng mức cho máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị đã khá cũ nên công suất hoạt động nhiều khi không như ý muốn. Điều này đã gây ảnh đến việc lập kế hoạch sử dụng máy móc hiệu quả. Ngoài ra việc đầu tư mua máy móc rất tốn kém, nguồn vốn của Công ty cũng có hạn chế, Công ty còn phải đầu tư vào nhiều thứ khác nên một số máy móc Công ty không thể mua mới được, mà thường là đã qua sử dụng ở các nước phát triển.

2.2.4. Công tác quản lý kỹ thuật thi công.

Trong năm vừa qua Công ty đã áp dụng quản lý kỹ thuật thi công theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000.

Sẽ tùy tính chất dự án mà Công ty sẽ chọn 1 trong 3 hình thức:

- Quản lý tập trung có giao khoán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho CNCT nếu dự án có tầm quy mô lớn, và quan trọng mang tầm quốc gia.

- Giao khoán gọn việc tổ chức thi công cho Đội (từng giai đoạn hoặc cả công trình) nếu dự án có quy mô tương đối lớn nhưng các Đội có khả năng đảm nhận được.

- Giao khoán toàn bộ hợp đồng cho Đội nếu là dự án nhỏ.

Nội dung, trình tự thực hiện quy trình tuân theo đúng nguyên tắc trong ISO 9001-2000. Nó bao gồm có:

- Chuẩn bị tổ chức thi công: - Triển khai tổ chức thi công:

+ Lập kế hoạch, tiến độ thi công chi tiết. + Quản lý kỹ thuật tiến độ.

+ Nghiệm thu công việc nội bộ. + Quản lý vật tư, máy móc, thiết bị.

+ Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường. + Quản lý các công việc phát sinh.

+ Thu hồi vốn. + Kiểm soát nội bộ. - Quyết toán, hoàn công:

- Tổng hợp báo cáo, lưu trữ hồ sơ.

Sau khi hoàn thành xong dự án thì sẽ có 1 ban kiểm tra đến thanh tra công trình, ban này có thể do bên chủ đầu tư, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Năm vừa qua nhờ có việc áp dụng mới về quản lý kỹ thuật thi công mà Công ty đã có được những Công trình sau được công nhận là công trình chất lượng tiêu biểu.

Số liệu các công trình hoàn thành trong 2005-2007.

Tên công trình

Thời gian hoàn thành công trình so với kế hoạch.

Tỷ lệ sai hỏng so với thiết kế khi thực hiện đánh giá toàn diện chất lượng công trình.

Sự hài lòng của khách hàng.

nghị tỉnh Lạng Sơn. Nhà làm việc Cục điều tra hình sự Bộ Quốc Phòng. Đúng kế hoạch 1% Rất hài lòng Dự án cải tạo nâng cấp Bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Đứng kế hoạch 4% Hài lòng

Hội đồng nghiệm thu xác nhận công trình đã thực hiện tốt các điểm sau( trích từ Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng):

* Thời hạn : đúng kế hoạch

* Quy mô đưa vào sử dụng của công trình: thực tê đã đạt được theo đúng thiết kế đã được phê duyệt.

* Chất lượng ( kỹ thuật và mỹ thuật) thi công xây dựng của các hạng mục công trình so với yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệ.

- Chất lượng thi công xây dựng: đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.

* Các biện pháp phòng cháy nổ, an toàn lao động, an toàn vận hành, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông ….:

- Trong quá trình thi công đơn vị thi công đã thi công đảm bảo an toàn về người, thiết bị và nguyên vật liệu nhằm nâng cao chất lượng công trình.

- Bố trí cán bộ an toàn viên hàng ngày đôn đốc bảo đảm an toàn lao động.

- Giám sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

* Những sửa đổi trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị so với thiết kế đã được phê duyệt: không có sửa đổi gì lớn so với thiết kế đã được phê duyệt.

* Kiến nghị : không có

* Kết luận: đồng ý nghiệm thi bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

2.2.5. Hệ thống tổ chức quản lý giám sát chất lượng công trình của công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý giám sát chất lượng của Công ty là cơ cấu theo kiểu trực tuyến, giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng các công trình mà Công ty thi công. Giúp việc giám đốc trong công tác quản lý chất lượng là phó giám đốc kế hoạch kỹ thuật cùng các cán bộ có chuyên môn về kỹ thuật trong phòng kế hoạch kỹ thuật và giám sát viên chuyên quản công trình. Bộ phận này thực hiện việc chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra mỗi tháng 1 lần đối với các xí nghiệp trực thuộc Công ty và sẽ là những người sẽ đi kiểm tra chất lượng khi công trình hoàn thành.

Thực hiện các công việc kiểm tra giám sát chất lượng cụ thể trên công trường là các chỉ huy trưởng (đội trưởng) cùng các kỹ sư xây dựng, nhân viên KCS, các kỹ thuật viên. Yêu cầu bắt buộc đối với đội trưởng, kỹ thuật viên là họ phải có trình độ chuyên môn về kỹ thuật, phải tốt nghiệp các trường cao đẳng hay đại học chuyên ngành kỹ thuật.

Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng của Công ty có ưu điểm là đảm bảo nguyên tắc quản lý tập trung, đề cao được trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người thừa hành thực thi công việc

và có sự kết hợp chặt chẽ với bên A trong việc kiểm soát chất lượng công trình.

Sau đây là sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý giám sát chất lượng công trình:

GIÁM ĐỐC

CÔNG TY SƠ ĐỒ 2.4: HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ

GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

PHÓ GIÁM ĐỐC K.H.K.T PHÒNG KỸ THUẬT GIÁM SÁT VIÊN CHUYÊN QUẢN C.TRÌNH GIÁM SÁT KỸ THUẬT BÊN A Chỉ huy trưởng công trường Chỉ huy phó phụ trách kỹ thuật

CƠ QUAN THIẾT KẾ GIÁM SÁT QUYỀN TÁC GIẢ Nhân viên KCS Kỹ thuật viên công trình Đội trưởng Kỹ thuật viên đội

Quyền giám sát công trình Mệnh lệnh điều hành MỘT CÔNG VIỆC HAY MỘT SẢN PHẨM ĐANG THI CÔNG

Hệ thống này được thiết kế dựa vào tài liệu ISO 9001: 2000 cho nên nó rất hiệu quả, nó đã được áp dụng trong dự án Đường trục chính Ngã Năm – Sân Bay Cát Bi. Dự án này đã được tặng bằng khen huy chương vàng về chất lượng cao công trình được Bộ Xây Dựng và Công Đoàn Xây Dựng Việt Nam trao tặng:

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG

TY TÂY HỒ.

3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2008 VÀ NHỮNG NĂM TỚI.

3.1.1. Mục tiêu của Công ty trong giai đoạn 2008-2013.

Xây dựng Công ty phát triển một cách bền vững trên cơ sở bảo đảm những cân đối cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ lao động sản xuất và làm kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng.

Xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng mạnh, đồng thời là một đơn vị dự bị động viên quan trọng của Bộ Quốc Phòng.

Đạt giá trị sản lượng tăng trưởng bình quân 9 – 12%/ năm.

Định hướng của Công ty về ngành nghề kinh doanh trong những năm tới:

- Xây dựng các Công trình : dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, Quốc phòng.

- Trang trí nội ngoại thất.

- Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 110KV. - Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh nhà. - Lắp đặt thiết bị công trình và dây truyền sản xuất.

- Tư vấn, thiết kế tổng mặt hàng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình dân dụng Công nghiệp.

- Thiết kế kết cấu: đối với Công trình dân dụng và Công nghiệp. - Thiết kế Công trình cầu.

- Thiết kế Công trình xây dựng, đường bộ đến loại trung. - Khảo sát địa chất công trình.

- Khảo sát trắc địa công trình.

- Khảo sát thủy văn các công trình thủy lợi.

- Khoan, khai thác giếng nước ngầm, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. - Sử dụng Vật liệu nổ Công nghiệp và thi công nổ phá.

- Khai thác, mua bán vật liệu xây dựng ( đất, đá, cát, sỏi), vật tư thiết bị xây dựng, vật tư thanh xử lý, hàng tiêu dùng.

- Xuất khẩu nông sản, lâm sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ và nguyên vật liêu. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải.

- Kinh doanh vận tải đường bộ bằng ô tô theo hợp đồng và theo tuyến cố định, cho thuê trang thiết bị máy công trình.

- Kinh doanh khu du lịch sinh thái và khách sạn, nhà hàng.

- Khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản, khoáng sản ( trừ lâm sản, khoáng sản Nhà nước cấm )

- Phá dỡ các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng.

3.1.2. Phương hướng phát triển cơ bản của công ty trong giai đoạn 2008 – 2013.

Mọi hoạt động của Công ty đều phải bám sát chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Bộ Quốc Phòng về nhiệm vụ lao động sản xuất và làm kinh tế của quân đội và lấy đó làm định hướng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực hiện kế hoạch đầu tư từng bước, có trọng tâm để tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty (gồm: con người, máy móc thiết bị, công nghệ, năng lực tài chính….), đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tăng cường đầu tư năng lực xây dựng các công trình giao thông, thủy điện . . .

Các nhiệm vụ cụ thể:

- Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đảm bảo đủ vốn trong kinh doanh.

- Đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị theo hướng ưu tiên đầu tư các thiết bị nhỏ dễ cơ động và công nghệ tiên tiến, tập trung đầu tư các thiết bị vận chuyển lên cao (cần cẩu, vận thăng), thiết bị gia công) (Cốp pha định hình, trạm trộn bê tông…)

- Nâng cao chất lượng các mặt quản lý. Thực hiện tốt chế dộ kiểm tra và công tác kiểm tra, coi đó là một khâu quan trọng của công tác quản lý.

- Đa dạng hoá cả về phương thức và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Trên cơ sở hoạt động xây lắp là cơ bản, tăng cường các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ ngành xây lắp và các ngành kinh tế khác, trước mắt tập trung vào sản xuất, kinh doanh các loại vật tư, vật liệu xây dựng, các sản phẩm gắn liền với công trình xây dựng, liên kết xây dựng và làm thầu phụ xây dựng các

công trình lớn. Tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực kinh doanh nhà ở và bất động sản.

Để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong giai đoạn 2008-2013 trước mắt Công ty cần tập trung để hoàn thành nhiệm vụ mà quân đội giao phó trong năm 2008 - một năm được dự báo là có nhiều triển vọng cũng như đầy những thách thức bởi giờ đây Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO và Công ty cũng vừa mới cổ phần hóa xong cho nên Công ty phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là giờ không còn được nhà nước đứng sau giúp đỡ nhiều như trước nữa. Công ty sẽ phải đổi mới tư duy, cũng như cách thức làm việc sao cho hiệu quả để có sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường xây lắp vốn đã rất khốc liệt.

Bảng 3.1: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008

Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch năm 2005

Giá trị sản lượng Tr. đ 292.000

Doanh thu - 345.000

Lợi nhuận - 6.845

Nộp NS - 151.000

(Nguồn Phòng kế hoạch - kỹ thuật)

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ.

3.2.1. Một số kiến nghị đối với Công ty.

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức, trình độ và phẩm chất của các cán bộ công nhân viên trong Công ty.

- Tiến hành bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chỉ huy trưởng, đội trưởng về các nội dung thông qua hình thức học tại trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

+ Các quy định mới của nhà nước về quản lý chất lượng công trình. + Công nghệ mới, phương pháp thi công mới.

+ Các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục các sự cố công trình. + Các vấn đề về chất lượng công trình.

(Trong các lớp bồi dưỡng cần thiết phải có sự tham gia của cán bộ quản lý cấp cao).

- Hàng năm công ty nên có những suất học chuyên tu cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trên cơ sở lấy ý kiến của các phòng chức năng để các cán bộ có cơ hội phát triển nghề nghiệp, trau dồi kiến thức.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại công ty Tây Hồ (Trang 72 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w