FDI tăng kỷ lục

Một phần của tài liệu Đánh giá thị trường tài chính Việt Nam hậu WTO (Trang 32 - 33)

Vượt qua hai thử thách cam go của tình trạng phát triển nóng trong nửa đầu năm và khủng hoảng tài chính toàn cầu nửa cuối năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2008 tiếp tục tăng cao cả số vốn thực hiện và vốn đăng ký cấp mới. FDI cam kết của cả năm 2008 đã đạt con số kỷ lục 64,011 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2007. Lượng giải ngân của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lên con số 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.

Riêng 27 dự án có quy mô vốn đầu tư từ 100 triệu USD đã đạt trên 40 tỷ USD, trong đó có một số dự án quy mô vốn từ 3,5-7,8 tỷ USD. Công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lượng vốn đăng ký, với 572 dự án chiếm 54,12% về vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, các dự án thăm dò và khai thác dầu tại Việt Nam thu hút 17,5% tổng vốn FDI. Năm 2008 cũng chứng kiến một loạt dự án thép quy mô lớn vào Việt Nam, và đến nay vẫn còn một vài nhà đầu tư nước ngoài xếp hàng chờ được cấp phép. Lĩnh vực dịch vụ cũng chiếm lượng vốn lớn, 47,3%. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư.

Trong năm 2008, Malaysia lần đầu tiên trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với 14,9 tỷ USD, nhờ dự án thép liên doanh giữa tập đoàn Lion với Vinashin gần 10 tỷ USD. Tiếp sau là Đài Loan và Nhật Bản. Ninh Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu là 2 tỉnh trong năm 2008 đã thu hút nhiều vốn FDI nhất cả nước

Hiện nay, cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp và khó lường nên tác động có thể dự báo được đó là số lượng các dự án FDI được phê duyệt sẽ giảm đáng kể trong năm 2009. Luồng vốn thực tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ giải ngân các dự án hiện đang thực hiện. Vì vậy, để duy trì tốc độ tăng trưởng trong thời điểm hiện nay, các biện pháp tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế sẽ cần phải tiếp tục tăng cường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thị trường tài chính Việt Nam hậu WTO (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w