III- Phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng cơ quan thuộc đảng bộ cơ quan cấp tỉnh Thanh hoá
c. Phương hướng tập trung chỉ đạo.
Tập trung vào những tổ chức cơ sở Đảng các sở, ban, ngành then chốt, giữ vai trò quan trọng và những đơn vị yếu kém. Tập trung chỉnh đốn, kiện toàn tổ chức, củng cố vai trò lãnh đạo chính trị của tổ chức cơ sở Đảng, đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ cơ quan, chấn chỉnh lề lối làm việc của cán bộ công nhân viên chức; phân định rõ chức năng, quyền hạn, mối quan hệ giữa bí thư và thủ trưởng cơ quan; làm sao vừa đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa bảo đảm chức năng quản lý điều hành của thủ trưởng, tránh sự chồng chéo, bao biện, lạm quyền.
Phải xây dựng được chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Đảng sát với thực tế của đơn vị; chương trình này phải được sự đóng góp ý kiến của tất cả đảng viên (và có thể mở rộng đến quần chúng); đồng thời chương trình hành động này phải đưa vào thực hiện từng bước, có đánh giá, sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm và bổ sung để tiếp tục thực hiện.
Người bí thư của tổ chức cơ sở đảng phải đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình triển khai các hoạt động củng cố và chính đốn đảng: từ việc tham gia học tập nghị quyết đến việc đóng góp và chủ trì lãnh đạo thực hiện các kế hoạch đề ra; từ việc phát huy dân chủ nội bộ đến việc chấn chỉnh tổ chức đảng và tăng cường lãnh đạo các tổ chức quần chúng, tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể quần chúng hoạt động.
2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng cơ quan thuộc Đảng bộ cơ quan cấp tỉnh