Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTKDTM

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn (Trang 68 - 77)

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước và Chính phủ

Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Ví dụ như đối với giao dịch điện tử, chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…). Vì vậy, Chính phủ cần tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển TTKDTM trong nền kinh tế. Chính phủ cần phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý cho phù hợp với thông lệ Quốc tế làm cơ sở thúc đẩy công nghệ Ngân hàng. Nhà Nước cần phải chỉnh sửa, cải tiến, bổ xung các nội dung, quy chế trong TTKDTM, phải có những hình thức thích hợp để áp dụng các Luật Quốc tế về thanh toán vào nước ta.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bao gồm các luật, quy định liên quan đến các chủ thể tham gia thanh toán nói chung trong nền kinh tế cũng như hoạt

động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Định hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý bao gồm: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp; bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế được các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế khuyến nghị hoặc được áp dụng chung ở nhiều quốc gia khác; tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan; hạn chế thanh toán bằng tiền mặt đối với những đối tượng có sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm tăng khả năng kiểm soát việc sử dụng nguồn ngân sách.

Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với lộ trình thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng như Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA), Hiệp định AFTA, Hiệp định khung về thương mại, dịch vụ ASEAN (AFAS) và những cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

NHNN cùng các NHTM cần nhanh chóng thiết lập hệ thống thanh toán tự động, liên kết mạng thanh toán quốc gia giữa các Ngân hàng với nhau trong phạm vi cả nước. Cần phải hoàn thiện hơn trong việc tham gia vào thanh toán liên Ngân hàng Quốc tế (SWIFT) để phát triển thanh toán quốc tế, đây là xu thế tất yếu của nền kinh tế mở của Việt Nam.

NHNN cần ban hành thống nhất chế độ thanh toán không chứng từ qua mạng lưới vi tính, tạo phần mềm cho việc xử lý kỹ thuật truyền File chứng từ giữa các Ngân hàng thông qua mạng lưới vi tính, mở rộng thanh toán bù trừ xuống các quận, huyện thông qua mạng vi tính.

Cần đưa chính sách TTKDTM thành một chính sách Nhà Nước chứ không phải chỉ ở phạm vi cấp của ngành. Chẳng hạn như việc thanh toán giữa các đơn vị bắt buộc là thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời đưa ra các

chế tài xử lý các đơn vị không thực hiện, hoặc thực hiện nhưng vi phạm như: nếu không sử dụng TTKDTM thì không được khấu trừ thuế GTGT, …..

NHNN cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để các NHTM áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, có chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên có năng lực triển vọng, cử cán bộ nghiệp vụ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng bạn trong nước và thế giới.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp của NHĐT & PT Bắc Kạn. Để giúp đỡ cho chi nhánh ngày một phát triển em có kiến nghi đối với NHĐT & PT Việt Nam như sau:

Trên cơ sở những nghị định, nghị quyết thì NHĐT & PT Việt Nam nên sớm đưa ra các văn bản chế độ hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về TTKDTM.

Cần xác định rõ mức thu phí từ các dịch vụ thanh toán. Việc xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý, xác định mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng, trên cơ sở đó tác động tới toàn bộ cơ cấu tính phí của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhằm tạo lập ra một mức phí hợp lý đối với người sử dụng dịch vụ cuối cùng, từng bước tạo lập thói quen giao dịch qua ngân hàng thông qua chính sách về phí dịch vụ thanh toán hợp lý.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chi nhánh NHĐT & PT Việt Nam cần hỗ trợ cho chi nhánh về cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ Ngân hàng.

Trên cơ sở quán triệt tối đa nỗ lực của chi nhánh, NHĐT & PT Việt Nam cần có những văn bản chỉ đạo cụ thể phù hợp với đặc thù môi trường hoạt động rất khó khăn của chi nhánh (80% dư nợ ngoài địa bàn). Chẳng hạn như: theo hướng dẫn chỉ đạo của NHĐT & PT Việt Nam là “chi nhánh không được cho vay các doanh nghiệp có trụ sở chính đóng ngoài địa bàn và các cá nhân có hộ khẩu thường trú ngoài địa bàn”, nếu thực hiện đúng như hướng dẫnthì các khách hàng lớn có 80% dư nợ ngoài địa bàn kia sẽ có ít quan hệ với Ngân hàng, điều đó có ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu dư nợ, bảo lãnh, thu phí dịch vụ giảm, lợi nhuận.

Kiến nghị đối với NHĐT & PT Bắc Kạn

Công tác thanh toán bù trừ thường chiếm tỷ trọng khá cao trong các phương thức thanh toán. Tại Bắc Kạn hiện nay việc thanh toán bù trừ mới chỉ được thực hiện ở các NH như: NH Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, NHĐT & PT và NHNN đứng ra chủ trì than toán; mặt khác việc thanh toán bù trừ mới chỉ được thực hiện tại Thị xã, còn các NH huyện không được trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ với nhau mà phải thông qua NH tỉnh. Để cải tiến công tác thanh toán bù trừ ngày một tốt hơn NHNN và các NHTM cần nghiên cứu thực hiện nối mạng giữa các đơn vị tham gia thanh toán bù trừ và mở rộng đối tượng tham gia, thanh toán bù trừ không chỉ bó hẹp ở các NH tỉnh nữa.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá công tác thanh toán không dùng tiền mặt giữ một vai trò rất quan trọng, trong công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước ta, nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt càng rõ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thanh toán của nền kinh tế.

Hiện nay, tình hình thanh toán không dùng tiền mặt cả nước nói chung và của NHĐT & PT Bắc Kạn nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều vấn đề chưa hợp lý, mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cố gắng xong vẫn chưa giải quyết được triệt để. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, để đưa đất nước đi lên và vươn ra thế giới thì cần phải xây dựng một hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện đại. Vì vậy, Ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán phải Ngân hàng nhanh chóng hoàn thiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta, mà còn là làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, kìm chế lạm phát, giữ ổn địng giá cả đồng tiền góp phần khai thác mọi khả năng tiềm tàng, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế giúp thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Ngân hàng Việt Nam tứng bước hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Mục đích chung của đề tài “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn” đề xuất giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn góp phần đáp ứng yêu cầu luân chuyển hàng hoávà yêu cầu thanh toán, chuyển tiền của khách hàng nhanh chóng thuận tiện. Trên cơ sở kiến thức thu thập được ở nhà trường và qua thời gian thực tập tại chi nhánh còn có hạn, em lại thực tập tại một Ngân hàng ở miền núi không phát triển nên lượng thông tin không phong phú, nên bài viết còn nhiều hạn chế, nhiều khiếm khuyết. Bản thân em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ dẫn của các thầy

cô giáo góp thêm ý kiến để bài viết của em hiện thực hơn và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân Dân – 2001.

2. Tạp chí Ngân hàng - Thời báo Ngân hàng.

3. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại – David Mox, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Ngân hàng Thương mại – GS. TS Lê Văn Tư, NXB Tài Chính. 5. Quản trị Ngân hàng Thương mại – PGS. TS Nguyễn Thị Mùi,

NXB Tài Chính.

6. Tiền và hoạt động Ngân hàng – TS. Lê Vinh Quang, NXB Tài Chính.

7. Giáo trình kế toán Ngân hàng – HVNH , NXB Thống Kê.

8. Nghị định 159/2003 CP ngày 10/12/2003 của Chính Phủ về ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI... 4

1.1. Khái quát về thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTM....4

1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt ...4

1.1.2. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt...5

1.1.3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt...7

1.1.4. Điều kiện để khách hàng tham gia vào thanh toán không dùng tiền mặt...9

1.1.4.1. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán...9

1.1.4.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán...12

1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt...14

1.2.1. Thanh toán bằng Séc...14 1.2.1.1. Khái niệm...14 1.2.1.2. Các chủ thể tham gia...16 1.2.1.3. Một số loại Séc thường dùng...16 1.2.1.3.1. Séc chuyển khoản...16 1.2.1.3.2. Séc bảo chi...19 1.2.1.3.3. Séc lĩnh tiền mặt...23

1.2.2. Thanh toán bằng lệnh chi - uỷ nhiệm chi...23

1.2.2.1. Khái niệm ...23

1.2.2.3. Quy trình thanh toán uỷ nhiệm chi...24

1.2.3. Thanh toán bằng nhờ thu - uỷ nhiệm thu...26

1.2.3.1. Khái niệm...26

1.2.4. Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng...29

1.2.4.1. Khái niệm...29

1.2.4.2. Phân loại...29

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thanh toán không dùng tiền mặt ...31

1.3.1. Tình hình kinh tế xã hội...31

1.3.2. Cơ sở pháp lý quy định...32

1.3.4. Năng lực chuyên môn của những người tiến hành thực hiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt...33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC KẠN...34

2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn ...34

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn ...34

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam...34

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn ...35

2.1.2. Cơ cấu tổ chức...36

2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn ...37

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV Bắc Kạn ...38

2.1.3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Ngân hàng...38

2.1.3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn trong thời gian qua...38

2.2. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn...43

2.2.1. Những quy định về thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta...43

2.2.1.1. Những quy định chung...44

2.2.1.2. Quy định đối với người chi trả (người mua)...44

2.2.1.3. Quy định đối với người bán (người thụ hưởng)...44

2.2.1.4. Quy định đối với Ngân hàng...45

2.2.3. Các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Bắc Kạn ...46

2.2.3.1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh...46

2.2.3.2. Thực trạng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở chi nhánh...48

2.2.3.1. Thanh toán bằng lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi...49

2.2.3.2. Thanh toán bằng UNT hoặc nhờ thu ...51

2.2.3.3. Thanh toán bằng Séc ...52

2.2.3.4. Hình thức thanh toán khác...53

2.2.4. Đánh giá về thực trạng TTKDTM tại chi nhánh...53

2.2.4.1. Kết quả đạt được...53

2.2.4.2. Hạn chế...54

2.2.4.3. Các nguyên nhân gây nên những hạn chế:...55

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC KẠN...58

3.1. Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn...58

3.1.1. Định hướng và mục tiêu cụ thể để phát triển TTKDTM tại Việt Nam...58

3.1.1.1. Mục tiêu cụ thể ...58

3.1.1.2. Định hướng phát triển TTKDTM đến năm 2010 ...58

3.1.2. Định hướng hoạt động và mục tiêu để phát triển TTKDTM tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn...59

3.2. Các giải pháp để phát triển TTKDTM tại chi nhánh...61

3.2.1. Thực hiện việc xây dựng và phát triển thẻ thanh toán tại chi nhánh...61

3.2.2. Phát triển thanh toán trong các doanh nghiệp...62

3.2.2. Mở rộng mạng lưới Ngân hàng, khuyến khích mở tài khoản tiền gửi dân cư và mở rộng TTKDTM trong dân cư....62

3.2.3. Mở rộng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo, Marketting các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng ...63

3.2.4. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán, nâng cao trình độ cán bộ...65

3.2.5. Hợp lý hoá quá trình thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng có lợi nhất cho khách hàng...67

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ...67

3.2.7. Một số các giải pháp khác ...68

3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTKDTM...68

KẾT LUẬN... 72

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w